125 câu trắc nghiệm Oxi - Lưu huỳnh nâng cao (phần 1) (có đáp án)
-
3701 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho các chất: Cu, CuO, BaSO4, Mg, KOH, C, Na2CO3. Tổng số chất tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là:
Đáp án C.
Câu 2:
Cho lưu huỳnh lần lượt phản ứng với mỗi chất sau (trong điều kiện thích hợp): H2, O2, Hg, H2SO4 loãng, Al, Fe, F2, HNO3 đặc, nóng; H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng chứng minh được tính khử của lưu huỳnh?
Đáp án C.
S + O2 → SO2
S + 3F2 → SF6
S + 4HNO3 → SO2 + 4NO2 + 2H2O
S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
Câu 3:
Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu và Al có tỉ lệ mol 1:1 thu được 13,1 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Giá trị của m là
Đáp án C.
Gọi nCu = nAl = a (mol)
Cu → CuO
a → a (mol)
2Al → Al2O3
a 0,5a (mol)
Ta có : 80a + 102.0,5a = 13,1 ⇒ a = 0,1 (mol)
⇒ m = 27a + 64a = 9,1 g
Câu 4:
Nung một hỗn hợp gồm 4,8 gam bột Magie và 3,2 gam bột lưu huỳnh trong một ống nghiệm đậy kín. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:
Đáp án A.
nMg = 0,2 (mol), nS = 0,1 (mol)
Mg + S → MgS
0,2 0,1 0,1 (mol) , Mg dư
mCr = mMgS + mMg = 0,1. (24+32) + 0,1.24 = 8g
Câu 5:
Hòa tan hết 1,84 gam hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch H2SO4 dư, đặc, nóng, thu được 0,035 mol SO2. Số mol Fe và Cu trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
Đáp án B.
Gọi nCu = y, nFe = x mol
Áp dụng định luật bảo toàn e ta có: 3x+2y = 0,07 (1)
Khối lượng hai kim loại = 1,84 g: 56x+64y = 1,84 (2).
Giải 1,2 ta có: x = 0,01, y = 0,02 (mol)
Câu 6:
Lưu huỳnh tác dụng với dung dịch kiềm nóng:
S + KOH→ K2S + K2SO3 + H2O.
Trong phản ứng này có tỉ lệ số nguyên tử S bị oxi hoá với số nguyên tử S bị khử là
Đáp án B.
3S + 6KOH→ 2K2S + K2SO3 + 3H2O.
Câu 7:
Có các chất và dung dịch sau: NaOH (1), O2 (2), dung dịch Br2 (3), dung dịch CuCl2 (4), dung dịch FeCl2 (5). H2S có thể tham gia phản ứng với bao nhiêu chất?
Đáp án B.
Các chất 1, 2, 3, 4 có thể phản ứng với H2S:
2NaOH + H2S → Na2S + 2H2O
2H2S + O2 → 2S + 2H2O
H2S + 4Br2 + 4H2O → 8HBr + H2SO4
CuCl2 + H2S → CuS + 2HCl
Câu 8:
Cho từng chất : Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với H2SO4 dư, đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là:
Đáp án D.
Phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử xảy ra giữa H2SO4 dư, đặc, nóng với lần lượt các chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4,Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3. (Hợp chất mà trong đó Fe chưa đạt số oxi hóa cao nhất là +3).
Câu 9:
Cho 9,2 gam hỗn hợp gồm Zn và Al phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 5,6 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng Al có trong hỗn hợp là:
Đáp án A.
Gọi nAl = a mol, nZn = b mol.
Ta có: 27a + 65b = 9,2 (*)
3a + 2b = 0,5 (**)
Giải (*), (**): a = b = 0,1 mol.
mAl = 0,1.27 = 2,7 gam
Câu 10:
Cho 9,2 gam hỗn hợp gồm Zn và Al phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 5,6 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
Đáp án A.
Câu 11:
Cho phương trình phản ứng:
SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4
Sau khi cân bằng với hệ số là các giá trị tối giản, hệ số của chất oxi hoá và chất khử là
Đáp án B.
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
Câu 12:
Đốt cháy hoàn toàn 4,48g lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Lượng chất kết tủa thu được sau phản ứng là:
Đáp án C.
Câu 13:
Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là:
Đáp án C
Câu 14:
Cho sơ đồ phản ứng sau:
Các chất X, Y lần lượt là:
Đáp án C.
FeS + 2HCl→ FeCl2 + H2S
2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O
Câu 15:
Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 39,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là:
Đáp án C.
nSO2 = 0,3 mol
Gọi số mol KHSO3: x mol; K2SO3:y mol
x + y = 0,3 (1)
120x +158y = 39,8 (2)
x=0,2; y=0,1
nKOH = x + 2y = 0,4 (mol) (bảo toàn K)
Câu 16:
Cho các ứng dụng:
(1) Được dùng để sát trùng nước sinh hoạt.
(2) Được dùng để chữa sâu răng.
(3) Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.
(4) Bảo quản trái cây chín.
Số ứng dụng của ozon là:
Đáp án B.
Câu 17:
Đốt cháy đơn chất X trong oxi thu được khí Y. Mặt khác, X phản ứng với H2 (khi đun nóng) thu được khí Z. Trộn hai khí Y và Z thu được chất rắn màu vàng. Đơn chất X là:
Đáp án A.
S + O2 → SO2
S + H2 → H2S
2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
Câu 18:
Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 2 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là:
Đáp án C.
= 0,1.2 = 0,2 (mol); = 0,1 (mol)
= 2 - ⇒ = 2.0,2 – 0,1 = 0,3 (mol)
FeS2 → 2SO2 (Bảo toàn S)
0,15 0,3 (mol)
⇒ = 0,15.(56+32.2) = 18 (g)
Câu 19:
Cho 12,8g Cu tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư , khí sinh ra cho vào 200ml dung dịch NaOH 2M. Hỏi muối nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu?
Đáp án B
Bảo toàn e: nCu = nSO2 = 0,2 (mol)
nNaOH = 2.0,2 = 0,4 (mol)
Tạo muối Na2SO3
Câu 20:
Cho các chất khí sau đây: Cl2, SO2, CO2, SO3. Chất làm mất màu dung dịch brom là:
Đáp án D.
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Câu 21:
Cho các chất và hợp chất: Fe, CuO, Al, Pt, CuS, BaSO4, NaHCO3, NaHSO4. Số chất và hợp chất không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:
Đáp án C.
Các chất: Pt, CuS, BaSO4, NaHSO4
Câu 22:
Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít SO2 (đktc) vào 13,95ml dung dịch KOH 28% (d = 1,147 g/ml). Tính khối lượng muối thu được?
Đáp án C.
Câu 23:
Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít SO2 (đktc) vào 13,95ml dung dịch KOH 28% (d = 1,147 g/ml). Vậy muối thu được và nồng độ % tương ứng là:
Đáp án C.
Câu 24:
Cho các chất: C, Cu, ZnS, Fe2O3, CuO, NaCl rắn, Mg(OH)2. Có bao nhiêu chất tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, tạo khí?
Đáp án C.
C + 2H2SO4 → CO2 + 2SO2 ↑ + 2H2O
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 ↑ +2H2O
ZnS + H2SO4 → ZnSO4 + H2S↑
2NaCl + H2SO4 Na2SO4 + 2HCl(↑)
Câu 25:
Cho các chất: Fe2O3, CuO, FeSO4, Na2SO4, Ag, Na2SO3, Fe(OH)3. Số chất có thể phản ứng với H2SO4 đặc nóng tạo ra SO2 là:
Đáp án C.
Các chất FeSO4, Ag, Na2SO3.
2FeSO4 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O
2Ag + 2H2SO4 → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O