Phương hướng tiến công trong Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Tây Nguyên (1975) của quân dân Việt Nam có điểm giống nhau là đều
A. đánh vào sào huyệt cuối cùng của kẻ thù.
B. tìm cách phân tán lực lượng của kẻ thù.
C. đánh vào vị trí quan trọng mà kẻ thù sơ hở.
D. thực hiện chủ trương đánh nhanh thắng nhanh.
Đáp án C
Phương hướng tiến công trong Đông - Xuân 1953 -1954 và chiến dịch Tây Nguyên (1975) của quân dân Việt Nam có điểm giống nhau là đều: đánh vào vị trí quan trọng mà kẻ thù sơ hở:
+ Trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định phương hướng tiến công là: tập trung lực lượng lớn bộ đội chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về mặt chiến lược mà địch tương đối yếu.
+ Trong chiến dịch Tây Nguyên, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xác định rõ chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công mở đầu, trọng điểm là Nam Tây Nguyên với mục tiêu chính là thị xã Buôn Ma Thuột. Bởi Tây Nguyên là chiến trường trải rộng, có vị trí hết sức quan trọng, nếu giải phóng được địa bàn này sẽ tạo bàn đạp tiến vào Đông Nam Bộ (nơi có Sài Gòn - thủ phủ của chính quyền Sài Gòn), hoặc dễ dàng tiến xuống giải phóng các tỉnh đồng bằng Khu 5 thực hiện chia cắt chiến lược địch, tạo sự rung chuyển chấn động mạnh. Ở Nam Tây Nguyên, địa hình xung quanh Buôn Ma Thuột tương đối bằng phẳng, nhiều đường lâm nghiệp, tiếp cận với tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, nên rất thuận lợi cho việc cơ động tập trung binh lực, vật lực để tổ chức tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Trong khi đó, phán đoán sai hướng tiến công chủ yếu của Quân giải phóng là miền Đông Nam bộ, do vậy, chính quyền Sài Gòn tập trung phòng thủ Quân khu 1 và Quân khu 3. Lực lượng địch ở Tây Nguyên tương đối mỏng, lại mất cân đối (tập trung nhiều ở phía Bắc, ít ở phía Nam), bố phòng sơ hở.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Điểm giống nhau giữa cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám (1945) là gì?
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam không tác động đến việc Mĩ
Để giải quyết căn bản nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, biện pháp hàng đầu là
Cho các nhận định sau:
1. Phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX sẽ không thể bùng nổ nếu như không có chiếu Cần vương.
2. Tính chất nổi bật của phong trào cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp đứng trên lập trường phong kiến.
3. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào cần vương cũng nhanh chóng tan rã.
4. Sự thất bại của phong trào cần vương đã chứng tỏ sự bất lực của con đường cứu nước phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
Trong thời kì 1954 - 1975, nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào?
Năm 1947, thực dân Anh thực hiện “Phương án Maobáttơn”: chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị là Ấn Độ và Pakistan. Điều này chứng tỏ
Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhiệm vụ thống nhất đất nước ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hoàn thành vì
Điểm giống nhau giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và cuộc nội chiến (1946 - 1949) ở Trung Quốc là đều
Điểm chung của các chiến lược chiến tranh do Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam thời kì 1954 - 1975 là
Điểm chung của Hội nghị tháng 11/1939 và Hội nghị tháng 5/1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện ở nội dung nào?
Phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX có điểm gì mới so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX?
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đường lối mới trong công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978)?
Trong hai lần khai thác thuộc địa ở Đông Dương, thực dân Pháp chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải, nhằm