Thứ năm, 26/12/2024
IMG-LOGO

Bộ 25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Lịch sử có lời giải năm 2022 (Đề 7)

  • 10288 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

“Xương sống” của chiến lược Chiến tranh đặc biệt mà Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam là
Xem đáp án

Đáp án A


Câu 2:

Tờ báo nào dưới đây được coi là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 3:

Thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ bị phá vỡ sau sự kiện
Xem đáp án

Đáp án A


Câu 4:

Để giải quyết căn bản nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, biện pháp hàng đầu là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 6:

Kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 là

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 7:

Nội dung nào sau đây không thuộc Chính sách kinh tế mới (1921) của nước Nga?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 8:

Hiện nay tổ chức nào ở Việt Nam có chức năng tập hợp và đoàn kết toàn dân?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 9:

An Nam Cộng sản đảng ra đời từ sự phân hóa của tổ chức

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 11:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đường lối mới trong công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978)?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 12:

Gagarin (Liên Xô) là người đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 13:

Khối liên minh công - nông lần đầu tiên được hình thành từ trong phong trào cách mạng nào ở Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 15:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 - 1929) đã tác động lớn tới đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam, ngoại trừ việc

Xem đáp án

Đáp án C

♦ Nội dung đáp án C không phù hợp, vì: sau thất bại của phong trào cần vương (1885 - 1896) ảnh hưởng của khuynh hướng phong kiến trong phong trào yêu nước đã phai nhạt. Trong những năm 20 của thế kỉ XX, đặc điểm bao trùm trong phong trào yêu nước Việt Nam là có sự tồn tại song song của hai khuynh hướng cứu nước: dân chủ tư sản và vô sản.

♦ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 - 1929) đã tác động lớn tới đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam:

♦ Tác động về mặt kinh tế:

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiếp tục được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song cùng với quan hệ sản xuất phong kiến.

- Cơ cấu kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối (giữa các ngành kinh tế và giữa các vùng kinh tế).

- Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Việt Nam vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Việt Nam vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

* Tác động về mặt xã hội:

- Cơ cấu xã hội có sự thay đổi, phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc:

+ Giai cấp địa chủ phong kiến phân hóa thành hai bộ phận: bộ phận đại địa chủ cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp, đàn áp, bóc lột nhân dân, chống lại cách mạng; bộ phận trung và tiểu địa chủ có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.

+ Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu, không thể đương đầu với sức cạnh tranh của tư bản Pháp. Dần dần, họ phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc, nên cấu kết chặt chẽ về chính trị với chúng → trở thành đối tượng của cách mạng; tư sản dân tộc: ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường không kiên định, dễ dàng thỏa hiệp.

+ Tầng lớp tiểu tư sản: có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam.

+ Giai cấp nông dân: bị áp bức, bóc lột nặng nề nên có tinh thần chống đế quốc và phong kiến, là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.

+ Giai cấp công nhân: có tinh thần yêu nước, là lực lượng chính và nắm giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

- Mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt.


Câu 16:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án D

Nội dung đáp án D không phản ánh đúng về cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vì: ở Mĩ Latinh chưa hình thành một tổ chức để lãnh đạo thống nhất phong trào đấu tranh của nhân dân trong khu vực.


Câu 17:

Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhiệm vụ thống nhất đất nước ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hoàn thành vì

Xem đáp án

Đáp án A

Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhiệm vụ thống nhất đất nước ở Việt Nam vẫn chưa hoàn thành vì chưa thống nhất đất nước về mặt nhà nước: ở mỗi miền Nam-Bắc vẫn tồn tại những tổ chức nhà nước khác nhau (ở miền Bắc tồn tại chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; ở miền Nam tồn tại Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam).

- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:

+ Sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1973), Mĩ đã buộc phải rút quân Mĩ và quân Đồng minh về nước. Tới ngày 29/3/1973, toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi Việt Nam.

+ Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975), cuộc cách cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Việt Nam đã hoàn thành trên phạm vi cả nước; đất nước Việt Nam đã được thống nhất về mặt lãnh thổ.


Câu 18:

Kế sách đánh giặc nào của ông cha đã được nhân dân Việt Nam kế thừa và vận dụng khi chiến đấu chống Pháp xâm lược tại mặt trận Đà Nẵng (1858)?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 19:

Nội dung nào phản ánh không chính xác tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Xem đáp án

Đáp án D

Tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 được thể hiện ở một số phương diện sau: xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại ngót chục thế kỉ ở Việt Nam; đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền; đem lại các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.


Câu 20:

Năm 1947, thực dân Anh thực hiện “Phương án Maobáttơn”: chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị là Ấn Độ và Pakistan. Điều này chứng tỏ

Xem đáp án

Đáp án B

Năm 1947, thực dân Anh thực hiện “Phương án Maobáttơn”: chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị là Ấn Độ và Pakistan. Điều này chứng tỏ: thực dân Anh buộc phải nhượng bộ trước phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.

- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:

+ Với “Phương án Maobáttơn”, thực dân Anh mới chỉ trao quyền tự trị cho nhân dân Ấn Độ. Không chấp nhận quy chế tự trị, Đảng Quốc đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập trong những năm 1948 - 1950.

+ Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách cai trị, nô dịch ở Ấn Độ.


Câu 21:

Trong thời kì 1954 - 1975, nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 22:

Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) và Hội nghị Pốtxđam (tháng 8/1945) không tác động tới tình hình các nước Đông Dương?

Xem đáp án

Đáp án D

Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (tháng 8/1945), việc giải giáp quân đội Nhật Bản tại Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc vĩ tuyến 16.


Câu 23:

Nền công nghiệp của Nhật Bản phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhiên liệu nhập khẩu, vì
Xem đáp án

Đáp án D


Câu 24:

Điểm chung của các chiến lược chiến tranh do Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam thời kì 1954 - 1975 là

Xem đáp án

Đáp án D

Một trong những điểm chung của các chiến lược chiến tranh do Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam thời kì 1954 - 1975 là dựa vào lực lượng quân sự Mĩ (viện trợ quân sự; vũ khí chiến đấu, phương tiện chiến tranh; hệ thống cố vấn quân sự của Mĩ..

- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:

+ Việc Mĩ đưa quân viễn chinh Mĩ và quân đội một số nước đồng minh tới tham chiến trực tiếp tại chiến trường miền Nam Việt Nam trong những năm 1965 - 1968 (khi thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ). Sau khi kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam (1973), Mĩ buộc phải rút hết quân viễn chinh Mĩ và quân đội các nước đồng minh khỏi miền Nam Việt Nam.

+ Trong quá trình xâm lược miền Nam Việt Nam, Mĩ đã hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc (lần thứ nhất: 1965 - 1968 và lần thứ hai năm 1972).


Câu 25:

Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đối với tình hình thế giới?

Xem đáp án

Đáp án B

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm phá vỡ từng mảng lớn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân (cả chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới). Tới tháng 12/1999, với sự kiện Trung Quốc thu hồi thành công chủ quyền đối với Ma Cao, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã sụp đổ hoàn toàn.


Câu 26:

Định ước Henxinki được ký kết giữa 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canada có ý nghĩa quan trọng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 27:

Điểm chung của Hội nghị tháng 11/1939 và Hội nghị tháng 5/1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện ở nội dung nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Điểm chung của Hội nghị tháng 11/1939 và Hội nghị tháng 5/1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên vị trí hàng đầu, mọi nhiệm vụ khác tạm thời gác lại.

- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:

+ Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương (quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận dân tộc thống nhất: ở Việt Nam là Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh; ở Lào là Ai Lao độc lập đồng minh; Cao Miên độc lập đồng minh...) đây là chủ trương của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941).

+ Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941) chủ trương thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; ở Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1939) chủ trương thành lập Chính phủ dân chủ cộng hòa


Câu 28:

Cho các nhận định sau:

1. Phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX sẽ không thể bùng nổ nếu như không có chiếu Cần vương.

2. Tính chất nổi bật của phong trào cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp đứng trên lập trường phong kiến.

3. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào cần vương cũng nhanh chóng tan rã.

4. Sự thất bại của phong trào cần vương đã chứng tỏ sự bất lực của con đường cứu nước phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

* Phân tích tính đúng - sai của các nhận định:

* Nhận định thứ nhất: “Phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX sẽ không thế bùng nổ nếu như không có chiếu cần vương”. Đây là nhận định không chính xác, vì:

- Năm 1884, với Hiệp ước Patơnốt, đất nước Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp. Dưới chế độ thuộc địa, nhân dân Việt Nam bị áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, kìm hãm về văn hóa. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược và tay sai trở nên gay gắt. Trong bối cảnh đó, độc lập và tự do là khát vọng cháy bỏng của mọi người Việt Nam yêu nước. Các cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi. => Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX xuất phát từ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam nếu không có chiếu cần vương, các phong trào đấu tranh chống Pháp vẫn sẽ bùng nổ.

* Nhận định thứ hai: “Tính chất nổi bật của phong trào cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp đứng trên lập trường phong kiến ”. Đây là nhận định chính xác, vì: phong trào cần vương chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến (tư tưởng trung quân - ái quốc) có khuynh hướng phát triển: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế,...

* Nhận định thứ ba: “Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào cần vương cũng nhanh chóng tan rã”. Đây là nhận định không chính xác, vì: trong những năm 1888 - 1896, tuy không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển. Quy mô của phong trào có sự thu hẹp về diện rộng, nhưng phát triển về chiều sâu hình thành những trung tâm kháng Pháp lớn ở Bắc Kì và Trung Kì với những cuộc khởi nghĩa lớn có tính tổ chức và chiến đấu cao, ví dụ: khởi nghĩa Hùng Lĩnh, khởi nghĩa Hương Khê,...

* Nhận định thứ tư: “Sự thất bại của phong trào cần vương đã chứng tỏ sự bất lực của con đường cứu nước phong kiến trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đây là nhận định đúng, vì: khuynh hướng phát triển của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần vương là: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế,... => không đáp ứng được nhiệm vụ khách quan của lịch sử dân tộc là: giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

♦ Kết luận: có 2 nhận định đúng trong số 4 nhận định được đưa ra.


Câu 29:

Điểm giống nhau giữa cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám (1945) là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Một trong những điểm giống nhau giữa cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám (1945) là: đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền.

- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:

+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) đã lật đổ sự tồn tại của chế độ phong kiến ở Việt Nam.

+ Cách mạng tháng Mười Nga (1917) là một cuộc cách mạng vô sản; Cách mạng tháng Tám (1945) là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản => thắng lợi của hai cuộc cách mạng này không có ý nghĩa mở đường cho sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Cả Cách mạng tháng Mười (1917) và Cách mạng tháng Tám (1945) đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản (thông qua các chính đảng: Đảng Bônsêvích ở Nga và Đảng Cộng sản Đông Dương ở Việt Nam).


Câu 30:

Trong hai lần khai thác thuộc địa ở Đông Dương, thực dân Pháp chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải, nhằm

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 31:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam không tác động đến việc Mĩ

Xem đáp án

Đáp án A

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam không tác động đến việc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, vì:

+ Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam, Mĩ buộc phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ) và ngừng ném bom phá hoại miền Bắc.

+ Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam sau cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam.


Câu 32:

Nội dung nào dưới đây không thể hiện tính triệt để trong phong trào cách mạng 1930 - 1931?
Xem đáp án

Đáp án A

Tính triệt để của phong trào cách mạng 1930 - 1931 được thể hiện thông qua một số điểm sau:

+ Phong trào cách mạng 1930 - 1931 hoàn toàn không ảo tưởng với kẻ thù dân tộc và giai cấp, phong trào đã nhằm trúng hai kẻ thù cơ bản của cách mạng Việt Nam là thực dân Pháp xâm lược và phong kiến tay sai.

+ Các khẩu hiệu chính trị “đánh đuổi đế quốc - giành độc lập dân tộc” và “đánh đổ phong kiến - giành ruộng đất cho dân cày” đã đáp ứng được nguyện vọng bức thiết của nhân dân Việt Nam, từ đó lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

+ Từ tháng 9/1930, phong trào cách mạng dâng cao. Tại một số nơi thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, hệ thống chính quyền địch bị tan rã từng mảng, nhiều lí trưởng, chánh tổng bỏ trốn, chính quyền công nông binh được thành lập dưới hình thức Xô viết.

+ “Góp phần vào thắng lợi chung của phe đồng minh chống phát xít” phản ánh ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam.


Câu 33:

Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) đều

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 34:

Điểm giống nhau giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và cuộc nội chiến (1946 - 1949) ở Trung Quốc là đều

Xem đáp án

Đáp án A

Điểm giống nhau giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và cuộc nội chiến (1946 - 1949) ở Trung Quốc là đều thiết lập một tổ chức nhà nước mới theo chính thể cộng hòa (ở Trung Quốc là nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; ở Việt Nam là nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa).

- Nội dung các đáp án B, c, D không phù hợp, vì:

+ Ở Trung Quốc, chế độ phong kiến chuyên chế đã bị lật đổ sau thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi (1911).

+ Năm 1945, nhân dân Trung Quốc đã lật đổ được ách nô dịch của quân phiệt Nhật Bản. Năm 1946 - 1949, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa lực lượng Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc Dân đảng. Thắng lợi trong cuộc nội chiến, lực lượng cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đã lật đổ nền độc tài quân phiệt của tập đoàn tư bản quan liêu do Tưởng Giới Thạch đứng đầu.


Câu 35:

Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về phong trào công nhân ở Việt Nam trong những năm 1919- 1925?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 36:

Đấu tranh tự giác hoàn toàn và trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước.

Xem đáp án

Đáp án D

Một trong những điểm khác biệt của trật tự hai cực Ianta so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn là: sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới được hình thành theo hướng “đa cực, nhiều trung tâm” (sau khi hệ thống Vécxai - Oasinhtơn sụp đổ dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai).

- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:

+ Ở trật tự hai cực Ianta diễn ra sự đối đầu gay gắt về hệ tư tưởng của hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

+ Nội dung đáp án B, C phản ánh điểm tương đồng giữa trật tự hai cực Ianta so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.


Câu 37:

Phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX có điểm gì mới so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX?

Xem đáp án

Đáp án B

So với phong trào đấu tranh yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX có điểm mới về lực lượng tham gia.

+ Lực lượng đông đảo nhất trong phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX là nông dân.

+ Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là các lực lượng xã hội mới, như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:

+ “Động lực chính là nông dân, sĩ phu phong kiến”; “Đấu tranh vũ trang là hình thức đấu tranh duy nhất” - đây là đặc điểm của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX.

+ Cả phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX đều có chung mục tiêu cao nhất là: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.


Câu 38:

Một trong những hệ quả tiêu cực từ cuộc cách mạng khoa học - công nghệ buộc các quốc gia phải hợp tác giải quyết thông qua kí kết và thực hiện Nghị định thư Kyoto là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gắn liền với Chương trình Khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change - UNFCCC). Nghị định thư buộc các nước tham gia phải cam kết đạt được các mục tiêu về thải khí nhà kính được xác định cụ thể cho từng nước. Nghị định thư được hoàn tất và mở ký vào ngày 11/12/1997 tại Kyoto, Nhật Bản. Nghị định thư quy định trước khi có hiệu lực Nghị định thư phải được phê chuẩn bởi ít nhất 55 quốc gia và các quốc gia này phải chịu trách nhiệm ít nhất đối với 55% tổng lượng khí thải toàn cầu. Các điều kiện này đã được thỏa mãn khi Liên bang Nga phê chuẩn Nghị định thư. Vì vậy Nghị định thư chính thức bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/02/2005. Tính đến tháng 02/2009, đã có 184 quốc gia tham gia vào Nghị định thư Kyoto.

=> Biến đổi khí hậu: Trái Đất nóng lên, mực nước biển dâng cao... là hệ quả tiêu cực từ cuộc cách mạng khoa học - công nghệ buộc các quốc gia phải hợp tác giải quyết thông qua kí kết và thực hiện Nghị định thư Kyoto.


Câu 39:

Phương hướng tiến công trong Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Tây Nguyên (1975) của quân dân Việt Nam có điểm giống nhau là đều

Xem đáp án

Đáp án C

Phương hướng tiến công trong Đông - Xuân 1953 -1954 và chiến dịch Tây Nguyên (1975) của quân dân Việt Nam có điểm giống nhau là đều: đánh vào vị trí quan trọng mà kẻ thù sơ hở:

+ Trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định phương hướng tiến công là: tập trung lực lượng lớn bộ đội chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về mặt chiến lược mà địch tương đối yếu.

+ Trong chiến dịch Tây Nguyên, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xác định rõ chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công mở đầu, trọng điểm là Nam Tây Nguyên với mục tiêu chính là thị xã Buôn Ma Thuột. Bởi Tây Nguyên là chiến trường trải rộng, có vị trí hết sức quan trọng, nếu giải phóng được địa bàn này sẽ tạo bàn đạp tiến vào Đông Nam Bộ (nơi có Sài Gòn - thủ phủ của chính quyền Sài Gòn), hoặc dễ dàng tiến xuống giải phóng các tỉnh đồng bằng Khu 5 thực hiện chia cắt chiến lược địch, tạo sự rung chuyển chấn động mạnh. Ở Nam Tây Nguyên, địa hình xung quanh Buôn Ma Thuột tương đối bằng phẳng, nhiều đường lâm nghiệp, tiếp cận với tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, nên rất thuận lợi cho việc cơ động tập trung binh lực, vật lực để tổ chức tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Trong khi đó, phán đoán sai hướng tiến công chủ yếu của Quân giải phóng là miền Đông Nam bộ, do vậy, chính quyền Sài Gòn tập trung phòng thủ Quân khu 1 và Quân khu 3. Lực lượng địch ở Tây Nguyên tương đối mỏng, lại mất cân đối (tập trung nhiều ở phía Bắc, ít ở phía Nam), bố phòng sơ hở.


Câu 40:

Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975), nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi bằng việc

Xem đáp án

Đáp án A

♦ Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975), nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi bằng việc dùng sức mạnh của nhiều nhân tố thắng sức mạnh quân sự và kinh tế.

- Pháp và Mĩ tiến hành xâm lược Việt Nam dựa trên cơ sở có sức mạnh quân sự và kinh tế; có trình độ khoa học - kĩ thuật phát triển mạnh.

- Việt Nam đã dựa trên sức mạnh của nhiều nhân tố để thắng sức mạnh quân sự và kinh tế đó của kẻ thù xâm lược. Một số nhân tố có thể kể tới, như:

+ Sức mạnh của toàn dân đoàn kết chống kẻ thù, đặt dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Sức mạnh, tiềm lực và sự chi viện về sức người, sức của của hậu phương cho tiền tuyến.

+ Sức mạnh của tinh thần đoàn kết quốc tế, sự giúp đỡ tận tình của các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương; sự ủng hộ của các lực lượng yêu chuộng dân chủ, hòa bình trên thế giới.

+ ...


Bắt đầu thi ngay