Cho các nhận định sau:
1. Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra là để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng từ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).
2. Chiến thắng Xtalingrát của Liên Xô cuối năm 1942 - đầu năm 1943 đã tạo nên buớc ngoặt xoay chuyển tình thế của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các nước tư bản.
4. Chiến tranh thế giới thứ hai mang tính chất phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?
A. 1 nhận định.
* Phân tích tính đúng - sai của các nhận định:
* Nhận định thứ nhất: “Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra là để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng từ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918)”. Đây là nhận định chính xác.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918). Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, mâu thuẫn này vẫn chưa được giải quyết triệt để, mà còn ngày càng gay gắt:
+ Do có tiềm lực kinh tế - quân sự mạnh nhưng lại ít thị trường nên nước Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thị trường, thuộc địa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. => Đức là một trong những kẻ châm ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kế thúc, nước Đức bại trận và buộc phải kí kết vào hòa ước Vécxai với những điều khoản nặng nề: mất một phần lãnh thổ, mất hết thuộc địa,... => đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tâm lí bất mãn của người Đức đối với hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và là duyên cớ để các thế lực phát xít ở Đức kích động tư tưởng “phục thù”.
+ Các cường quốc thắng trận cũng có mâu thuẫn với nhau vì việc phân chia quyền lợi không thỏa đáng.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 càng khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa ngày càng sâu sắc.
=> Các thế lực phát xít (Đức, Italia, Nhật Bản,...) đã châm ngòi, gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa.
* Nhận định thứ hai: “Chiến thẳng Xtalingrát của Liên Xô cuối năm 1942 - đầu năm 1943 đã tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai”. Đây là nhận định chính xác, vì: với chiến thắng Xtalingrát, quân Đồng minh đã chuyển sang thế phản công, phe phát xít không thể phục hồi lực lượng, phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự.
* Nhận định thứ ba: “Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các nước tư bản”. Đây là nhận định chính xác.
- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thế và lực giữa các nước trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa đã có sự thay đổi:
+ Lực lượng phát xít ở Đức, Nhật Bản, Italia bị tiêu diệt.
+ Mĩ phát triển nhanh chóng, chiếm ưu thế tuyệt đối về nhiều mặt, nhờ vậy Mĩ vươn lên trở thành siêu cường kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới.
+ Các nước tư bản khác dù thắng hay bại đều bị kiệt quệ, thiệt hại nặng nề và phải dựa vào viện trợ của Mĩ để phục hồi.
♦ Nhận định thứ tư: “Chiến tranh thế giới thứ hai mang tính chất phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến”. Đây là nhận định không chính xác, vì:
- Từ tháng 9/1939 - tháng 6/1941: Chiến tranh thế giới thứ hai mang tính chất của một chiến tranh đế quốc, phi nghĩa (nhằm mục đích phân chia lại thị trường, thuộc địa)
- Từ tháng 6/1941, tính chất của chiến tranh có sự thay đổi:
+ Tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít.
+ Tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít.
♦ Kết luận: có 3 nhận định đúng trong số 4 nhận định được đưa ra.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nội dung nào không phản ánh đúng lý do Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX?
Giai cấp công nhân Việt Nam có điểm gì khác biệt so với giai cấp công nhân ở các nước phương Tây?
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884), nhà Nguyễn đã bỏ lỡ nhiều cơ hội phản công quân Pháp, ngoại trừ thời cơ
So với cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác biệt?
Từ thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) cho thấy: hậu phương của chiến tranh nhân dân
Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) kết thúc bằng thắng lợi của chiến dịch
Để tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đang nỗ lực vươn lên để trở thành siêu cường về
Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình nước Mĩ có điểm gì khác biệt so với các nước tư bản thắng hận khác?
Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917 không phải là cuộc cách mạng
Tổ chức nào dưới đây do tầng lớp tiểu tư sản trí thức Việt Nam lập nên trong những năm 1919 - 1925?
Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai không chịu tác động bởi yếu tố nào dưới đây?
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936) chủ trương thành lập
Trong những năm 1926 - 1929, ở Việt Nam, các cuộc bãi công của công nhân đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung, điều đó chứng tỏ
Một điểm độc đáo của Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) so với Luận cương chính trị (10/1930) là