Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO

Bộ 25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Lịch sử có lời giải năm 2022 (Đề 21)

  • 10081 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Tổ chức nào dưới đây do tầng lớp tiểu tư sản trí thức Việt Nam lập nên trong những năm 1919 - 1925?

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 4:

Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt ở miền Nam (1961 - 1965), Mĩ sử dụng chiến thuật nào sau đây?

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 5:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936) chủ trương thành lập

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 6:

Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917 không phải là cuộc cách mạng

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 8:

Đông Dương Cộng sản đảng ra đời từ sự phân hóa của tổ chức

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 9:

Ngày 13/8/1945, ngay khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 11:

Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh thực hiện một trong những chức năng của chính quyền là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 12:

Từ việc bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Vécxai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc (thuộc địa)

Xem đáp án
Đáp án D

Cơ sở để Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” là từ chương trình 14 điểm của tổng thống Mĩ Uyn-sơn. Trong chương trình có một nội dung là điều chỉnh một cách tự do, công bằng quyền yêu sách của các thuộc địa... Tuy nhiên bản yêu sách đã không được Hội nghị chấp nhận. Sự việc này đã giúp Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc (thuộc địa) chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.


Câu 13:

Trong những năm 1926 - 1929, ở Việt Nam, các cuộc bãi công của công nhân đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung, điều đó chứng tỏ

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 14:

Có nhiều nguyên nhân để Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngoại trừ việc

Xem đáp án
Đáp án C

Đáp án C không phản ánh đúng nguyên nhân Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì từ thời kì cầm quyền của Xtalin (từ năm 1922), quan điểm xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Lênin (trong chính sách kinh tế mới) đã không dược duy trì: Thay vào đó Liên Xô thực hiện mô hình kinh tế kế hoạch hóa cao độ, với cơ chế quản lí tập trung, quan liêu, bao cấp, do nhà nước nắm độc qụyền về mọi mặt.

- Những nguyên nhận khiến Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

+ Tôn trọng quy luật vận động của nền kinh tế.

+ Giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.

+ Vai trò của nhà nước được tăng cường để đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế.


Câu 15:

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884), nhà Nguyễn đã bỏ lỡ nhiều cơ hội phản công quân Pháp, ngoại trừ thời cơ

Xem đáp án

Đáp án B

♦ Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884), nhà Nguyễn đã bỏ lỡ nhiều cơ hội phản công quân Pháp. Ví dụ như:

- Tại mặt trận Gia Định (1860)

+ Từ đầu năm 1860, cục diện chiến trường Nam Kì có sự thay đổi. Nước Pháp lúc này đang sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và Italia, phải rút toàn bộ số quân ở Đà Nẵng vào Gia Định (23/3/1860). Vì phải san xẻ lực lượng cho các chiến trường khác, nên số quân Pháp ở Gia Định chỉ còn khoảng 1000 tên, lại phải rải ra trên một chiến tuyến dài tới 10 km.

+ Triều đình nhà Nguyễn không nhìn thấy được những bất lợi, khó khăn của kẻ thù (Pháp) nên đã không chủ động tấn công, mà vẫn kiên trì “thủ hiểm” trong Đại đồn Chí Hòa. Do đó, gần 1000 quân Pháp vẫn yên ổn ngay bên cạnh phòng tuyến của quân đội triều đình (với lực lượng từ 10000 - 12000 quân).

- Tại mặt trận Bắc Kì (trong những năm 1873 - 1874 và 1882 - 1883):

+ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) của nhân dân Bắc Kì đã khiến thực dân Pháp hoang mang, lo sợ.

+ Tuy nhiên, triều đình nhà Nguyễn đã không đánh giá được khó khăn của kẻ thù, nên không nắm bắt được cơ hội phản công quân Pháp.

=> Thái độ bạc nhược, thiếu quyết tâm kháng chiến, sai lầm trong đường lối chỉ đạo của triều đình nhà Nguyễn đã tạo cơ hội cho thực dân Pháp tiếp tục thực hiện các hành động xâm lược.

♦ Nội dung đáp án B không phù hợp, vì: năm 1867, lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, thực dân Pháp đã đưa quân tới chiếm gọn 3 tỉnh Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn => cục diện chiến tranh không có lợi cho phía Việt Nam.


Câu 16:

Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

Xem đáp án
Đáp án D

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là do: truyền thống yêu nước của dân tộc được phát huy.

- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì: ở Việt Nam, trong Cách mạng tháng Tám (1945) chưa có sự đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương, nhân dân Việt Nam tự lực tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa (không nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ trực tiếp, từ các nước xã hội chủ nghĩa và lực lượng Đồng Minh).


Câu 17:

Tận dụng cơ hội phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện (1945), nhân dân Đông Nam Á đã

Xem đáp án
Đáp án D

Tận dụng cơ hội phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện (1945), nhân dân Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ:

+ Ngày 17/8/1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nựớc Cộng hòa Inđônêxia. Tháng 8/1945, nhân dân Việt Nam tiến hành Tổng khởi nghĩa; ngày 2/9, nước Việt Nam Đân chủ Cộng hòa ra đời. Tháng 8/1945, nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy, đến ngày 12/10, nước Lào tuyên bố độc lập.

+ Mặc dù chưa giành được độc lập, nhưng nhân dân Miến Điện, Mã Lai, Philíppin cũng đã giải phóng được nhiều vùng rộng lớn của đất nước khỏi ách quân phiệt Nhật Bản.


Câu 18:

Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954 - 1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 19:

Khi mới thành lập (1945), tổ chức Liên hợp quốc không đề ra mục đích, nhiệm vụ nào dưới đây?

Xem đáp án
Đáp án D

Nội dung đáp án D không phản ánh đúng mục đích, nhiệm vụ của tổ chức Liên hợp quốc khi mới thành lập (1945), vì: tới năm 1949 hai nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức mới được thành lập (trong khi đó, tổ chức Liên hợp quốc ra đời từ cuối năm 1945).

- Hiến chương Liên hợp quốc (được thông qua ngày 24/10/1945) nêu rõ mục đích thành lập của tổ chức Liên hợp quốc là: duy trì hòa bình và an ninh thế giới; phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước (nhằm giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu).


Câu 20:

Trong những năm 1969 - 1973, Mĩ đã sử dụng thủ đoạn nào để chia rẽ khối đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương?

Xem đáp án
Đáp án A

Để chia rẽ khối đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương, Mĩ đã sử dụng quân đội Sài Gòn làm mũi xung kích trong các cuộc hành quân xâm lược Campuchia (năm 197) và Lào (năm 1971).

- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:

+ Campuchia không phải là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO). Khối quân sự SEATO được lập ra vào tháng 9/1954 với sự tham gia cửa các nước: Anh, Pháp, Úc, New Zealand, Philíppin, Pakistan, Thái Lan và Mĩ.

+ Trong những năm 1954 - 1970, chính phủ Xihanúc (Campuachia) thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phí không có điều kiện ràng buộc. Tới ngày 18/3/1970, Chính phủ Xihanúc bị lật đổ bới các thế lực tay sai của Mĩ.

+ Trong quá trình thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ (1965 - 1968), Mĩ đã đưa quân viễn chinh và quân một số nước đồng minh của Mĩ tới tham chiến trực tiếp tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Các nước đồng minh của Mĩ bao gồm: Hàn Quốc, Thái Lan, Australia, New Zealand, Philíppin.


Câu 21:

Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai không chịu tác động bởi yếu tố nào dưới đây?

Xem đáp án
Đáp án B

♦ Một số nhân tố tác động đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

- Sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc.

- Tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Ví dụ:

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Triều Tiên được công nhận là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, nhưng tạm thời để quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm giới tuyến. Năm 1948, ở hai miền Nam - Bắc bán đảo Triều Tiên, hai chính quyền riêng rẽ được thành lập là: Đại Hàn Dân quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Như vậy, giới tuyến quân sự tạm thời ở Vĩ tuyến 38 đã trở thành ranh giới giữa hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau, do Mĩ và Liên Xô bảo trợ mỗi bên. Sau hơn 3 năm chiến tranh diễn ra khốc liệt giữa miền Bắc được Trung Quốc chi viện và miền Nam được Mĩ giúp sức, ngày 27/7/1953, Hiệp định đình chiến giữa hai miền bán đảo Triều Tiên được kí kết. Cuộc chiến tranh Triều Tiên là một “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh và sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

+ Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, Mĩ nhanh chóng thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. Chiến tranh Việt Nam đã trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

- Chiến lược toàn cầu cửa Mĩ với tham vọng làm bá chủ thế giới (một trong những mục tiêu của chiến lược toàn cầu là: đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình dân chủ trên thế giới).

♦ Nội dung đáp án B không phải là nhân tố tác động tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.


Câu 22:

Việc kí kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức năm 1972

Xem đáp án
Đáp án A

Việc kí kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức năm 1972 là một trong những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây.

- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:

+ Tới tháng 10/1990 nước Đức mới được tái thống nhất.

+ Xu thế liên kết khu vực ở châu Âu đã xuất hiện từ những năm 50 của thế kỉ XX: năm 1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Italiạ, Hà Lan, Lúcxămbua) đã thành lập Cộng đồng than - thép châu Âu; ngày 25/3/1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rôma, thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu.

+ Nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức ra đời từ năm 1949.


Câu 23:

Nội dung nào không phản ánh đúng về vai trò của Mặt trận Việt Minh từ khi thành lập đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Xem đáp án
Đáp án A

Nội dung đáp án A không phản ánh đúng vai trò của Mặt trận Việt Minh từ khi thành lập đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, vì: trong Cách mạng tháng Tám, nhân dân Việt Nam tự lực đấu tranh giành chính quyền (không nhận được sự giúp đỡ của lực lượng Đồng minh).

- Vai trò của Mặt trận Việt Minh:

+ Tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất, rộng rãi, qua đó củng cố khối đoàn kết dân tộc, xây dựng lực lượng, chính trị quần chúng cho Cách mạng tháng Tám.

+ Có vai trò lớn trong việc đề ra đường lối, chủ trương xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng.

+ Đóng vai trò lớn trong việc xây dựng các căn cứ địa cách mạng (Bắc Sơn - Võ Nhai, Cao - Bắc - Lạng,...); thực hiện thí điểm cấc chính sách của chính quyền cách mạng mới nhằm đem lại quyền lợi cho quân chúng nhân dân.

+ Lãnh đạo cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” => tạo tiền đề trực tiếp cho sự bùng nổ, phát triển và giành thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

+ Triệu tập và tiến hành thành công Đại hội Quốc dân (Tân Trào, tháng 8/1945); huy động và tổ chức lãnh đạo quần chúng cách mạng đấu tranh giành chính quyền trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).

+ Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Mặt trận Việt Minh tiếp tục củng cố khối đoàn kết toàn dân, lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền mớị,...


Câu 24:

Nội dung nào không phản ánh đúng lý do Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX?

Xem đáp án
Đáp án D

So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, khởi nghĩa Hương Khê có:

+ Thời gian tồn tại lâu dài nhất: kéo dài hơn 10 năm, từ năm 1885 - 1896.

+ Có địa bàn hoạt động rộng lớn nhất: nghĩa quân Hương Khê hoạt động rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).I

+ Trình độ tổ chức tiến bộ: nghĩa quân được chia làm 15 thứ quân (mỗi thứ quân có từ 100 cho đến 500 người) do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy; giữa các thứ quận có sự chỉ huy thống nhất, phối hợp khá chặt chẽ,... ; vũ khí chiến đấu của nghĩa quân Hương Khê có sự tiến bộ hơn. Bên cạnh các loại vũ khí thô sơ như: giáo mác, đại đao,... tướng Cao Thắng còn tổ chức cướp súng giặc, rồi nghiên cứu, chế tạo súng trường theo kiểu Pháp trang bị cho nghĩa quân.

- Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: cuộc khởi nghĩa Hương Khê và các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần vương đều đặt dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu phong kiến yêu nước. Các sĩ phu phong kiến tuy có lòng yêu nước, ý chí quyết tâm đấu tranh, tinh thần chiến đấu anh dũng, quật khởi; song tầm nhìn và tư tưởng của họ còn nhiều hạn chế (ví dụ: chịu sự chi phối sâu sắc của tư tưởng Nho giáo, muốn thiết lập lại chế độ phong kiến chuyên chế, thiết lập một vương triều mới,... => không phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, không đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử Việt Nam). Do đó, các sĩ phu phong kiến không phải là lực lượng tiên tiến nhất, không đủ sức lãnh đạo phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam đi đến thành công.


Câu 25:

Nhận xét nào dưới đây không đúng về đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương?

Xem đáp án
Đáp án D

♦ Nội dung đáp án D là nhận xét không đúng về đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương, vì: sức mạnh nội tại của dân tộc (yếu tố chủ quan) luôn là yếu tố có vai trò quyết định tới thắng lợi.

♦ Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương là sự kế thừa và phát huy ở trình độ cao những kinh nghiệm đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam; là sự vận dụng sáng tạo những nguyên lí của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Ví dụ:

- Những cơ sở để Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương “kháng chiến toàn dân”:

+ Truyền thống đoàn kết nhân dân để đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập của dân tộc.

+ Lí luận Mác - Lênin về vai trò quần chúng trong lịch sử nói chung, lịch sử đấu tranh cách mạng nói riêng. Theo lí luận chủ nghĩa Mác - Lênin: “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “quần chúng là động lực phát triển của cách mạng” => cách mạng muốn giành thắng lợi phải có đông đảo quần chúng tham gia, do đó phải động viên toàn dân kháng chiến.

+ Tương quan lực lượng giữa Việt Nam và thực dân Pháp lúc này quá chênh lệch => muốn giành thắng lợi Việt Nam nhất thiết phải kháng chiến toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân.

- Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thực hiện “kháng chiến trường kì” dựa trên những cơ sở sau:

+ Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc: “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều”, “lấy chính nghĩa để thắng hung tàn”,...

+ Sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bạo lực cách mạng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.

+ Sự phân tích khoa học điểm mạnh - thế yếu giữa Việt Nam và Pháp. Pháp mạnh hơn Việt Nam về vũ khí, kĩ thuật, vật chất; Việt Nam mạnh hơn Pháp về tinh thần và chính nghĩa => Việt Nạm cần có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng, tiến lên đánh bại kẻ thù.

=> Đường lối kháng chiến chống đúng đắn, sáng tạo của Đảng là nguồn gốc dẫn đến mọi thắng lợi của quân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp.


Câu 26:

Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không phải là

Xem đáp án
Đáp án C

Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không phải là mốc chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam. Đầu năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với cương lĩnh chính trị đúng đắn, sáng tạo, cách mạng Việt Nam mới thoát khỏi sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối.


Câu 27:

Ở Việt Nam, chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (cuối năm 1972) của quân dân miền Bắc đã có tác động lớn tới cục diện của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ngoại trừ việc buộc Mĩ phải

Xem đáp án
Đáp án D

Ở Việt Nam, chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (cuối năm 1972) của quân dân miền Bắc đã có tác động lớn tới cục diện của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước:

+ Buộc Mĩ phải thừa nhận sự thất bại của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai và chấm dứt mọi hoạt động ném bom, bắn phá miền Bắc.

+ Buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

- Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: sau thất bại trong trận “Điện Biên Phủ trên không” và buộc phải kí kết Hiệp định Pari (1973), Mĩ vẫn chưa từ bỏ âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Điều này được thể hiện rõ ở hành động tiếp tục kéo dài chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” thông qua các thủ đoạn: giữ lại miền Nam Việt Nam hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn,...


Câu 28:

Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình nước Mĩ có điểm gì khác biệt so với các nước tư bản thắng hận khác?

Xem đáp án
Đáp án A

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ giàu lên nhanh chóng vì: không bị tàn phá nặng nề về vật chất, không bị thiệt hại về dân thường, lại thu được một khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến (khoảng 114 tỉ USD). Đây chính là điểm khác biệt của Mĩ so với các nước tư bản thắng trận khác (Anh, Pháp,...). Các nước tư bản thắng trận ở châu Âu (Anh, Pháp,...) phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ Chiến tranh thế giới => lâm vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế - chính trị.

- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:

+ Mĩ không bị chiến tranh tàn phá, thậm chí còn giàu lên nhờ chiến tranh.

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống thuộc địa và phạm vi ảnh hưởng Mĩ được mở rộng.

+ Sự phát triển xen kẻ với các đợt khủng hoảng, suy thoái ngắn là đặc điểm của nền kinh tế Mĩ trong những năm 1975 - 2000.


Câu 29:

Một điểm độc đáo của Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) so với Luận cương chính trị (10/1930) là

Xem đáp án
Đáp án D

Một điểm độc đáo của Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) so với Luận cương chính trị (10/1930) là nhận thức được khả năng cách mạng của giai cấp bóc lột.

+ Cương lĩnh đã chỉ rõ đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc phải lợi dụng hoặc trung lập. Điều này là phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Vì trong xã hội Việt Nam thuộc địa, ngoại trừ bộ phận đại địa chủ, tư sản mại bản đã đầu hàng, làm tay sai cho đế quốc, thì các giai cấp và tầng lớp còn lại đều có mâu thuẫn với đế quốc, tay sai, đều có khả năng tham gia cách mạng ở mức độ khác nhau.

+ Do đánh giá chưa đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản; khả năng chống đế quốc và chống phong kiến ở mức độ nhất định của giai cấp tư sản dân tộc, trung - tiểu địa chủ, nên trong Luận cương chính trị chỉ xác định lực lượng cách mạng bao gồm 2 giai cấp: công nhân và nông dân


Câu 30:

Trong đông xuân 1953 - 1954, Việt Nam tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm

Xem đáp án
Đáp án A

Trong đông xuân 1953 - 1954, Việt Nam tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ, khoét sâu mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.


Câu 31:

Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 32:

Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947), Biên giới thu - đông (1950) và Điện Biên Phủ (1954) là có sự kết hợp giữa

Xem đáp án
Đáp án B

Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông, Biên giới thu - đông và Điện Biên Phủ là có sự kết hợp giữa chiến trường chính và vùng sau lưng địch.

- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:

+ Đánh điểm, diệt viện và đánh vận động là hình thức nổi bật của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Bỉên giới thu - đông (1950).

+ Ở cả ba chiến dịch, quân quân Việt Nam chưa thực hiện hình thức: tiến công quân sự kết hợp với nổi dậy của quần chung.

+ Bao vây, đánh lén, đánh công kiên là một trong những hình thức đấu tranh của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ.


Câu 33:

Nội dung nào không phản ánh đúng bối cảnh tiến hành Chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga và đường lối đổi mới ở Việt Nam?

Xem đáp án
Đáp án D

♦ Nội dung đáp án D không đúng về bối cảnh tiến hành Chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga và đường lối đổi mới ở Việt Nam, vì :

- Ở Nga, Chính sách kinh tế mới được đề ra trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân của Nga bị thiệt hại nặng nề do hậu quả từ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cuộc chiến tranh chống thù trong giặc ngoài (1918 - 1920).

- Ở Việt Nam, tới đầu năm 1976, hậu quả của chiến tranh đã được khắc phục. Từ năm 1976 - 1986, nhân dân Việt Nam đã thực hiện hai kế hoạch nhà nước năm năm và đạt được một số thành tựu tích cực trên lĩnh vực kinh tế.

♦ Một số điểm tương đồng về bối cảnh tiến hành Chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga và đường lối đổi mới ở Việt Nam:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội đang diễn ra trầm trọng :

+ Ở Nga: năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn: kinh tế: bị tàn phá nghiêm trọng (tổng thiệt hại lên đến 39 tỉ rúp, bằng 1/3 tài sản quốc gia năm 1913); tình hình chính trị không ổn định; các lực lượng phản cách mạng chống phá quyết liệt, liên tiếp gây ra bạo loạn ở nhiều nơi...

+ Ở Việt Nam: sau 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thành tựu, Việt Nam vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn: sau 5 năm, nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn mất cân đối lớn; kinh tế quốc dân và tập thể bị thua lỗ, không phát huy được tác dụng; kinh tế tư nhân và năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn; trong xã hội nảy sinh nhiều tệ nạn tiêu cực...

- Chính sách kinh tế của thời kì trước không còn phù hợp:

+ Ở Nga: nhân dân bất mãn với chính sách cộng sản thời chiến.

+ Ở Việt Nam: nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp đã kìm hãm sự phát triển của sản xuất (ví dụ: có nhiều câu vè, ca dao phản ánh thực trạng về kinh tế Việt Nam thời bao cấp trước đổi mới, như: cây đinh phải đăng kí/ trái bí cũng xếp hàng/ khoai lang cần tem phiếu/ thuốc điếu phải mua bông; Hoan hô các bác trồng cây/mười cây chết chín, một cây gật gù...).

- Đất nước hòa bình những vẫn trong tình thế bị bao vây, cô lập.


Câu 34:

So với cách mạng Cuba sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác biệt?

Xem đáp án
Đáp án B

So với cách mạng Cuba sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác biệt là: giành thắng lợi, lãnh thổ tổ quốc được tái thống nhất (cách mạng Cuba cũng giành được thắng lợi, nhưng trước đó, lãnh thổ Cuba không bị chia cắt như Việt Nam).

- Nội dung cảc đáp án A, C, D phản ánh điểm tương đồng giữa cách mạng Cuba sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.


Câu 35:

Cho các nhận định sau:

1. Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra là để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng từ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

2. Chiến thắng Xtalingrát của Liên Xô cuối năm 1942 - đầu năm 1943 đã tạo nên buớc ngoặt xoay chuyển tình thế của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các nước tư bản.

4. Chiến tranh thế giới thứ hai mang tính chất phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.

Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?

Xem đáp án
Đáp án C

* Phân tích tính đúng - sai của các nhận định:

* Nhận định thứ nhất: “Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra là để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng từ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918)”. Đây là nhận định chính xác.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918). Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, mâu thuẫn này vẫn chưa được giải quyết triệt để, mà còn ngày càng gay gắt:

+ Do có tiềm lực kinh tế - quân sự mạnh nhưng lại ít thị trường nên nước Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thị trường, thuộc địa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. => Đức là một trong những kẻ châm ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kế thúc, nước Đức bại trận và buộc phải kí kết vào hòa ước Vécxai với những điều khoản nặng nề: mất một phần lãnh thổ, mất hết thuộc địa,... => đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tâm lí bất mãn của người Đức đối với hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và là duyên cớ để các thế lực phát xít ở Đức kích động tư tưởng “phục thù”.

+ Các cường quốc thắng trận cũng có mâu thuẫn với nhau vì việc phân chia quyền lợi không thỏa đáng.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 càng khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa ngày càng sâu sắc.

=> Các thế lực phát xít (Đức, Italia, Nhật Bản,...) đã châm ngòi, gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa.

* Nhận định thứ hai: “Chiến thẳng Xtalingrát của Liên Xô cuối năm 1942 - đầu năm 1943 đã tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai”. Đây là nhận định chính xác, vì: với chiến thắng Xtalingrát, quân Đồng minh đã chuyển sang thế phản công, phe phát xít không thể phục hồi lực lượng, phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự.

* Nhận định thứ ba: “Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các nước tư bản”. Đây là nhận định chính xác.

- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thế và lực giữa các nước trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa đã có sự thay đổi:

+ Lực lượng phát xít ở Đức, Nhật Bản, Italia bị tiêu diệt.

+ Mĩ phát triển nhanh chóng, chiếm ưu thế tuyệt đối về nhiều mặt, nhờ vậy Mĩ vươn lên trở thành siêu cường kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới.

+ Các nước tư bản khác dù thắng hay bại đều bị kiệt quệ, thiệt hại nặng nề và phải dựa vào viện trợ của Mĩ để phục hồi.

♦ Nhận định thứ tư: “Chiến tranh thế giới thứ hai mang tính chất phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến”. Đây là nhận định không chính xác, vì:

- Từ tháng 9/1939 - tháng 6/1941: Chiến tranh thế giới thứ hai mang tính chất của một chiến tranh đế quốc, phi nghĩa (nhằm mục đích phân chia lại thị trường, thuộc địa)

- Từ tháng 6/1941, tính chất của chiến tranh có sự thay đổi:

+ Tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít.

+ Tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít.

♦ Kết luận: có 3 nhận định đúng trong số 4 nhận định được đưa ra.


Câu 36:

Giai cấp công nhân Việt Nam có điểm gì khác biệt so với giai cấp công nhân ở các nước phương Tây?

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 37:

Từ khi tiến hành cải cách - mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc có điểm gì mới so với giai đoạn 1949- 1978?

Xem đáp án
Đáp án C

Khi tiến hành cải cách - mở cửa, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã chủ trương xây dựng nền kinh tế hành hóa nhiều thành phần vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa để thay thế cho nền kinh tế tập trung, quan liệu, bao cấp do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt (thực hiện trong giai đoạn 1949 - 1978).


Câu 38:

Sự thay đổi sách lược đấu tranh chống ngoại xâm - nội phản của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước và từ ngày 6/3/1946 chủ yếu là do

Xem đáp án
Đáp án A

♦ Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:

- Từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946: hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc.

- Từ ngày 6/3 đến trước ngày 19/12/1946: hòa hoãn với thực dân Pháp.

♦ Nguyên nhân Việt Nam có sự thay đổi sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản là do sự thay đổi động thái của các thế lực ngoại xâm về vấn đề Việt Nam.

- Trung Hoa Dân Quốc: vào Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật nên không thể có hành động lộ liễu chống phá cách mạng. Sau một thời gian ở Việt Nam, Trung Hoa Dân Quốc vẫn chưa thực hiện được mục tiêu “diệt Cộng, cầm Hồ”, trong khi ở Trung Quốc lực lượng cách mạng do Đảng cộng sản kiểm sóát ngày một lớn mạnh =>Trung Hoa Dân quốc muốn nhanh chóng rút quân về nước để chuẩn bị cho nội chiến.

- Thực dân Pháp: sau khi tấn công Nam Bộ, đầu năm 1946, thực dân Pháp muốn đưa quân ra Bắc để thôn tính Việt Nam nhưng lại gặp khó khăn nên đã chủ động đàm phán với Trung Hoa Dân Quốc. Nắm bắt được toan tính của người Pháp là muốn đưa quân ra Bắc thuận lợi nhất và có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến tranh quy mô lớn, chính phủ Việt Nam đã chủ trương sử dụng sách lược “hòa để tiến”.


Câu 39:

So với cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác biệt?

Xem đáp án
Đáp án B

Điểm khác biệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) so với cuộc kháng chiến chống Pháp là: chiến đấu chống chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.

- Nội dụng các đáp án A, C, D phản ánh điểm tương đồng giữa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 -1975) của nhân dân Việt Nam.


Câu 40:

Từ thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) cho thấy: hậu phương của chiến tranh nhân dân

Xem đáp án
Đáp án B

Từ thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) cho thấy: hậu phương của chiến tranh nhân dân là một trong những nhân tố cơ bản quyết định tới thắng lợi của cuộc đấu tranh, vì: hậu phương là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của cuộc chiến tranh cả về mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kĩ thuật; là nơi chi viện nhân lực, vật lực, tài lực; là chỗ dựa tinh thần cho tiền tuyến => muốn đánh thắng địch ở tiền tuyến phải có hậu phương vững mạnh. Vì vậy, việc xây dựng hậu phương là một vấn đề có tính chiến lược, quyết định sự thành - bại của toàn bộ cuộc chiến.

- Nội dung các đáp án A, C, D xác định hậu phương là khu vực phía sau tiền tuyến/ khu vực nằm ngoài vùng chiến sự là sai, không phù hợp, vì: từ thực 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) cho thấy: hậu phương của chiến tranh nhân dân không thể phân biệt rạch ròi bằng yếu tố không gian. Ví dụ:

+ Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), hậu phương của Việt Nam bao gồm những vùng tự do rộng lớn: Việt Bắc, Thanh - Nghệ - Tĩnh, khu V... những khu du kích và căn cứ du kích trong vùng địch tạm chiếm, các vùng tự do.

+ Trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, miền Bắc được xác định là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Không những vậy, khi Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc (lần thứ nhất - 1964 - 1968; lần thứ hai - 1972), miền Bắc còn là chiến trường trực tiếp chống Mĩ.

+ Trong những năm 1945 - 1975, hậu phương của lực lượng cách mạng Việt Nam còn là lòng dân và sự đóng góp của nhân dân ở vùng địch tạm chiếm, là sự cổ vũ, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân ba nước Đông Dương, nhân dân tiến bộ Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.


Bắt đầu thi ngay