Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 91 đến 93
Nhờ phản ứng bảo vệ chống ăn mòn cao của lớp phủ trên nền kim loại tốt trong không khí nên ngày nay mạ kim loại được áp dụng rộng rãi trong đời sống của người dân. Có thể tùy vào mục đích sử dụng mà người ta có thể lựa chọn những biện pháp mạ khác nhau như: mạ điện phân hay mạ nhúng nóng cho sản phẩm của mình.
Mạ điện là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhằm bảo vệ và trang trí bề mặt kim loại. Độ dày của lớp mạ tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện của nguồn và thời gian mạ.
Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích 200 cm2, người ta dùng tấm sắt làm catot của một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anot là một thanh đồng nguyên chất. Cho dòng điện có cường độ I = 10 A chạy qua bình trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây thấy lớp đồng sinh ra bám đều trên toàn bộ bề mặt tấm sắt. (Biết O = 16; S = 32; Fe = 56; Cu = 64; DCu = 8,96 g/cm3). Bề dày của lớp mạ đồng bám trên bề mặt tấm sắt (tính theo đơn vị mm) là
A. 0,18.
Phương pháp giải:
Tại catot: Cu2+ + 2e → Cu.
Toàn bộ lượng đồng sinh ra ở catot sẽ bám vào toàn bộ bề mặt tấm sắt.
Tính khối lượng đồng sinh ra theo công thức biểu diễn định luật Farađây: \[{m_{Cu}} = \frac{{A.I.t}}{{n.F}}\]
Bề dày của lớp mạ đồng bám trên bề mặt tấm sắt là d: \[d = \frac{{{V_{Cu}}}}{{{S_{Cu}}}} = \frac{{{m_{Cu}}}}{{D.{S_{Cu}}}}\]
Giải chi tiết:
* Đổi t = 2h40p50s = 2.3600 + 40.60 + 50 = 9650 (s).
Tại catot: Cu2+ + 2e → Cu.
Toàn bộ lượng đồng sinh ra ở catot sẽ bám vào toàn bộ bề mặt tấm sắt.
Áp dụng định luật Farađây ta có: \[{m_{Cu}} = \frac{{A.I.t}}{{n.F}} = \frac{{64.10.9650}}{{2.96500}} = 32(g)\]
* Gọi d là bề dày của lớp mạ đồng bám trên bề mặt tấm sắt (đơn vị của d là cm).
- Thể tích lớp đồng bám trên tấm sắt là V = S.d = 200d (cm3).
- Khối lượng đồng bám trên tấm sắt là mCu = V.D = 200.d.8,96 = 32 (g)
Vậy bề dày của lớp mạ đồng bám trên bề mặt tấm sắt là \[d = \frac{{32}}{{8,96.200}} = 0,018(cm) = 0,18(mm)\]
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
(1) Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
(2) Các hợp chất cộng hóa trị phân cực thường tan nhiều trong nước.
(3) Hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.
(4) Liên kết trong phân tử H2, N2, F2 thuộc loại liên kết cộng hóa trị không phân cực.
(5) Khi hình thành liên kết cộng hóa trị, các nguyên tử có thể góp chung 1, 2 hoặc 3 electron để hình thành 1,2 hoặc 3 cặp electron dùng chung.
Số nhận định đúng là
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20:
(1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết "Hạnh phúc là gì?" trên blog của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...".
(6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...
(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)
Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?