Bộ 15 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 1)
-
6083 lượt thi
-
121 câu hỏi
-
150 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Chọn A
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Giải chi tiết:
Tục ngữ: “Ruộng bốn bề không bằng nghề trong tay”.
Câu 3:
Chọn D
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung truyện Tam đại con gà
Giải chi tiết:
Tam đại con gà là tiếng cười phê phán thầy đồ dốt trong xã hội cũ.
Câu 4:
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
Chọn A
Phương pháp giải:
Căn cứ đặc điểm thể thơ lục bát
Giải chi tiết:
Thơ lục bát là là khổ thơ gồm một câu sáu và một câu 8 với mô hình: ở các tiếng vị trí 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật bằng trắc. Tiếng thứ 2 thường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc. Trong câu 8, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trầm) và ngược lại.
Câu 5:
(1) Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
(2) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Từ “chân” trong câu thơ nào được dùng với nghĩa chuyển? Và chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Chọn B
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Giải chi tiết:
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
- Từ “chân” trong câu (1) được dùng theo nghĩa gốc là cái chân, bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng; được coi là biểu tượng hoặc hoạt động đi lại của con người
- Từ “chân” trong câu (2) được dùng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. “chân” có nghĩa là phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp, bám chặt vào mặt nền (ví dụ : chân núi, chân tường…)
Câu 6:
Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng/ Đò biếng lười nằm…sông trôi;” (Chiều xuân – Anh Thơ)
Chọn D
Phương pháp giải:
Căn cứ bài thơ Chiều xuân
Giải chi tiết:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Câu 7:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già/ Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất/ Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật” (Vội vàng – Xuân Diệu)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
Chọn C
Phương pháp giải:
Căn cứ hoàn cảnh ra đời bài thơ Vội vàng
Giải chi tiết:
Đoạn thơ trên thuộc phong trào thơ Mới
Câu 8:
Qua tác phẩm Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã thể hiện rõ điều nào dưới đây?
Chọn D
Phương pháp giải:
Căn cứ vào nội dung tác phẩm Rừng xà nu
Giải chi tiết:
Rừng xà nu đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, của con người và của truyền thống văn hóa Tây Nguyên.
Câu 9:
Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
Chọn D
Phương pháp giải:
Căn cứ bài chính tả, phân biệt giữa tr/ch, x/s, an/ang
Giải chi tiết:
- Từ viết đúng chính tả là: xán lạn
- Sửa lại một số từ sai chính tả:
xuất xắc => xuất sắc
tựu chung => tựu trung
cọ sát => cọ xát
Câu 10:
Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Bà cụ ........... cậu con trai, ăn tiêu ........... để tiết kiệm tiền cho con.”
Chọn D
Phương pháp giải:
Căn cứ bài chính tả, phân biệt d/gi, s/x
Giải chi tiết:
“Bà cụ giấu giếm cậu con trai, ăn tiêu dè sẻn để tiết kiệm tiền cho con”.
Câu 11:
Phần phụ trước « đang » của cụm động từ « đang học bài » bổ sung ý nghĩa gì cho động từ?
Chọn B
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Cụm động từ
Giải chi tiết:
- Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Từ “đang” trong cụm động từ “đang học bài” chỉ sự tiếp diễn tương tự.
Câu 12:
Các từ “tươi tốt, chùa chiền, hoàng hôn” thuộc nhóm từ nào?
Chọn A
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Từ ghép
Giải chi tiết:
- Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép.
- Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính đứng trước và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp.
- Các từ trên là từ ghép
Câu 13:
Xác định lỗi sai trong câu sau: “Với câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người phải biết giúp đỡ người khác”.
Chọn B
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi về quan hệ từ
Giải chi tiết:
Sử dụng quan hệ từ thường mắc một số lỗi sau:
- Thiếu quan hệ từ
- Thừa quan hệ từ
- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
Câu: “Với câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người phải biết giúp đỡ người khác” sử dụng thừa quan hệ từ “với”.
Sửa lại: Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người phải biết giúp đỡ người khác.
Câu 14:
Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)
Nhận xét phép liên kết của hai câu văn trên:
Chọn C
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Giải chi tiết:
- Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:
+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đòng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối)
- Hai câu trên sử dụng phép thế:
+ “người thanh niên” ở câu 1 được thế bằng “người con trai ấy” ở câu 2.
+ “họa sĩ” ở câu 1 được thế bằng “ông” ở câu 2.
Câu 15:
Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. Ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ "Người ta thì đi tàu ta" và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Khi bổ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của Bạch Thái Bưởi có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,...
Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành "một bậc anh hùng kinh tế" như đánh giá của người cùng thời.
(“Vua Tàu Thủy” Bạch Thái Bưởi)
Trong đoạn văn trên, từ “kinh tế” được dùng với ý nghĩa gì?
Chọn B
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Ngữ cảnh
Giải chi tiết:
Từ “kinh tế” trong câu “một bậc anh hùng kinh tế” có nghĩa chỉ toàn bộ hoạt động của con người lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra.
Câu 16:
Trong các câu sau:
I. Ngày hôm ấy, trời có mưa bay bay, anh ấy đã xuất hiện tại chỗ hẹn.
II. Trần Hưng Đạo đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi giặc Minh
III. Tác phẩm mới xuất bản của anh ấy được đọc giả vô cùng yêu thích.
IV. Mẹ em là người mà em yêu quý nhất trên đời.
Những câu nào mắc lỗi?
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi dùng từ; Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
Giải chi tiết:
Một số lỗi thường gặp trong quá trình viết câu:
- Lỗi thiếu thành phần chính của câu.
- Lỗi dùng sai nghĩa của từ
- Lỗi dùng sai quan hệ từ
- Lỗi logic
....
- Câu II mắc lỗi sai thông tin
Sửa lại:
Cách 1: Trần Hưng Đạo đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi giặc Nguyên Mông.
Cách 2: Lê Lợi đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi giặc Minh.
- Câu III mắc lỗi dùng sai từ ngữ (đọc)
Sửa lại: Tác phẩm mới xuất bản của anh ấy được độc giả (bạn đọc) vô cùng yêu thích.
Câu 17:
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu các câu từ 16 đến 20:
Một người trẻ nói: “Tôi vốn quen sống ngẫu hứng, tôi muốn được tự do. Kỷ luật không cho cuộc sống của tôi điều gì”. Bạn có biết khi quan tâm quá nhiều đến điều có thể nhận được sẽ khiến bản thân mê đắm trong những điều phù phiếm trước mắt. Kỷ luật chính là đôi cánh lớn nâng bạn bay lên cao và xa. Người lính trong quân đội được học từ những điều cơ bản nhất của kỷ luật như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ăn cơm đúng bữa, gấp quân trang đúng cách,… cho đến những kỷ luật cao hơn như tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, đoàn kết trong tập thể,…Tất cả những điều đó để hướng tới một mục đích cao hơn là thao trường đổ mồ hôi chiến trường bớt đổ máu, là tất cả phục vụ vì nhân dân vì đất nước. Đó là lý tưởng của họ. Thành công đến cùng tính kỷ luật tạo dựng sự bền vững lâu dài. Kỷ luật là sự huấn luyện nghiêm khắc mang đến cho bạn rất nhiều thứ. Đó là niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần không bỏ cuộc. Nó giúp bạn giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Không những vậy, kỷ luật còn là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn. Người thầy luôn đặt ra những thử thách rèn bản thân sống có nguyên tắc hơn nhắc nhở bản thân từ mục đích ban đầu khi ra bước đi là gì. Kỷ luật không lấy đi của bạn thứ gì nó đem đến cho bạn nhiều hơn những điều bạn tưởng.
(Nguồn https://www.ctgroupvietnam.com/Tin-Tuc/cau-chuyen-cuoi-tuan-suc-manh-cua-tinh- ky-luat)
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Chọn C
Phương pháp giải:
Căn cứ 6 phương thức biểu đạt đã học (miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ.
Giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ: Nghị luận.
Câu 18:
Trong văn bản, rất nhiều thứ mà kỷ luật mang đến cho bạn là những thứ gì?
Chọn D
Phương pháp giải:
Căn cứ nội dung bài đọc hiểu.
Giải chi tiết:
Kỉ luật mang đến cho bạn là: Niềm đam mê, sự quyết tâm; tinh thần không bỏ cuộc. Giúp giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của
Câu 19:
Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Kỷ luật chính là đôi cánh lớn nâng bạn bay lên cao và xa.
Chọn B
Phương pháp giải:
Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học
Giải chi tiết:
- Biện pháp tu từ: so sánh (kỷ luật so sánh với đôi cánh lớn)
Câu 20:
“Kỷ luật là sự huấn luyện nghiêm khắc mang đến cho bạn rất nhiều thứ. Đó là niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần không bỏ cuộc.” đoạn trên sử dụng phép liên kết nào?
Chọn B
Phương pháp giải:
Căn cứ vào các phép liên kết câu đã học
Giải chi tiết:
- Các phép liên kết bao gồm: phép lặp; phép thế; phép nối; phép liên tưởng, đồng nghĩa, trái nghĩa.
- “Kỷ luật là sự huấn luyện nghiêm khắc mang đến cho bạn rất nhiều thứ. Đó là niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần không bỏ cuộc” đoạn trên sử dụng những phép liên kết là: phép thế: “Đó” thế cho “mang đến cho bạn rất nhiều thứ” ở câu 1.
Câu 21:
Nội dung của đoạn văn trên là gì?
Chọn A
Phương pháp giải:
Căn cứ bài nội dung đoạn trích, phân tích
Giải chi tiết:
Nội dung đoạn trích là: Sức mạnh của kỉ luật đối với cuộc sống con người.
Câu 22:
Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
The children their kites in the field when it started to rain heavily.
Chọn D
Phương pháp giải:
Kiến thức: Thì quá khứ tiếp diễn
Giải chi tiết:
- Thì quá khứ tiếp diễn diễn tả một hành động đang diễn ra (fly) trong quá khứ thì một hành động khác xảy đến (started to rain). Hành động đang diễn ra chia thì quá khứ tiếp diễn, hành động xảy đến, cắt ngang chìa thì quá khứ đơn.
- Cấu trúc: S + were/was + V-ing + when + S + Ved/V2.
Tạm dịch: Bọn trẻ đang thả diều trên cánh đồng thì trời bắt đầu mưa nặng hạt.
Câu 23:
She put so _________ salt in the soup that she couldn't have it. It was too salty.
Chọn C
Phương pháp giải:
Kiến thức: Lượng từ
Giải chi tiết:
many + N số nhiều, đếm được: nhiều => loại, vì “salt” (muối) là danh từ không đếm được
little + N không đếm được: rất ít (gần như là không có)
much + N không đếm được: nhiều
a little + N không đếm được: một ít
Cấu trúc: so + từ chỉ lượng + danh từ + that …. : quá … đến nỗi mà …
Tạm dịch: Cô ấy cho quá nhiều muối vào món canh đó đến nỗi mà cô ấy không thể ăn nó. Món đó quá mặn.
Câu 24:
She sings __________ than her sister.
Chọn C
Phương pháp giải:
Kiến thức: So sánh hơn
Giải chi tiết:
Sau động từ “sing” (hát) cần một trạng từ.
Ta sử dụng so sánh hơn của trạng từ (Comparative adjectives) để so sánh giữa cách mà người (hoặc vật) này làm gì với người (hoặc vật) khác.
Cấu trúc của câu so sánh hơn:
- Đối với trạng từ ngắn: S + V + adv + er + than + S2
- Đối với tính từ dài: S + V + more + adv + than + S2
beautiful (adj) => beautifully (adv)
“beautifully” là tính từ dài => more beautifully
Tạm dịch: Cô ấy hát hay hơn chị của mình.
Câu 25:
The candidate took a breath before he walked into the interview room.
Chọn A
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ loại
Giải chi tiết:
A. deep (a): sâu
B. deeply (adv): sâu
C. depth (n): chiều sâu, độ sâu
D. deepen (v): làm sâu hơn
Trước danh từ “breath” (hơi thở) ta cần một tính từ.
Tạm dịch: Người xin việc hít một hơi thở sâu trước khi anh ta bước vào phòng phỏng vấn.
Câu 26:
The manager is directly responsible the efficient running of the office.
Chọn B
Phương pháp giải:
Kiến thức: Giới từ
Giải chi tiết:
be responsible for: chịu trách nhiệm
Tạm dịch: Người quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm cho việc hoạt động hiệu quả của văn phòng.
Câu 27:
Each of the following sentences has one error (A, B, C or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.
There were too many participants in the event, so each of them were asked just one question.
Chọn D
Phương pháp giải:
Kiến thức: Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Giải chi tiết:
Chủ ngữ là “each of + N” => V (động từ chia số ít)
Sửa: were => was
Tạm dịch: Có rất nhiều người tham gia sự kiện này, nên mỗi người chỉ được hỏi 1 câu.
Câu 28:
Mary works as a journalist for an magazine that specializes in men’s clothes and footwear.
Chọn B
Phương pháp giải:
Kiến thức: Mạo từ
Giải chi tiết:
Danh từ magazine không bắt đầu bằng một nguyên âm nên không dùng “an”.
Danh từ “magazine” được nhắc đến lần đầu => không dùng “the”
Sửa: an => a
Tạm dịch: Mary là một phóng viên cho 1 tờ tạp chí chuyên về thời trang cho đàn ông.
Câu 29:
Timmy’s pet dog is so lovely. It always wags it’s tail to greet him whenever he comes home.
Chọn B
Phương pháp giải:
Kiến thức: Tính từ sở hữu
Giải chi tiết:
Tính từ sở hữu của con vật là its + N
Sửa: it’s => its
Tạm dịch: Con chó của Timmy rất đáng yêu. Nó luôn vẫy đuôi để chào anh ấy bất kể khi nào anh ấy về nhà.
Câu 30:
France, where is a very beautiful country, has many tourist attractions.
Chọn A
Phương pháp giải:
Kiến thức: Mệnh đề quan hệ
Giải chi tiết:
Đại từ quan hệ thay thế cho địa điểm là “where” (khi ở nơi đó, chủ thể nói làm gì, có hành động gì ở đó).
Trong ngữ cảnh câu này, France được coi là một đất nước, chỉ nói chung chung về địa điểm mà không đề cập đến hành động của người nói diễn ra ở trong đó, nên phải sử dụng “which”.
Sửa: where => which
Tạm dịch: Nước Pháp rất đẹp và có nhiều địa điểm tham quan.
Câu 31:
Do not read comics too often. With mostly pictures, it does not help to develop your language skills.
Chọn B
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ loại
Giải chi tiết:
most + N(s): hầu hết
mostly (adv): hầu hết => đứng đầu câu hoặc trước động từ
Sửa: mostly => most
Tạm dịch: Đừng đọc truyện tranh nhiều quá, với hầu hết là tranh ảnh thì nó không giúp phát triển khả năng ngôn ngữ của bạn.
Câu 32:
Which of the following best restates each of the given sentences?
The president was reported to have suffered a heart attack.
Chọn D
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu bị động đặc biệt
Giải chi tiết:
S + was/were + V_ed/P2 + to have + V_ed/P2: Ai đó được …. rằng …. (1)
= It + was + V_ed/P2 + (that) + S + had + V_ed/P2: Mọi người … rằng … (2)
Tạm dịch: Ngài tổng thống được báo cáo là đã bị đau tim.
= Người ta thông báo rằng ngài tổng thống đã bị đau tim.
Các phương án:
A. Sai thì của động từ tường thuật.
B. Sai cấu trúc (1).
C. Sai cấu trúc (1).
Câu 33:
“Why don’t you ask the Council for help?” my neighbor said.
Chọn A
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu tường thuật
Giải chi tiết:
Câu trực tiếp: “Why don’t you + V?” S said.: Tại sao bạn không làm gì …
Câu tường thuật: S advised + me + to V.: Ai đó khuyên tôi nên làm gì…
Tạm dịch: “Tại sao bạn không nhờ Hội đồng giúp đỡ?”, hàng xóm nói.
= Hàng xóm của tôi khuyên tôi nên nhờ Hội đồng giúp đỡ.
Các phương án khác:
B. Hàng xóm của tôi bảo tôi đừng nhờ Hội đồng giúp đỡ. => sai về nghĩa
C. Hàng xóm của tôi gợi ý nhờ Hội đồng giúp đỡ. => sai thì của động từ “recommend”
D. Hàng xóm của tôi muốn biết lý do tại sao tôi không yêu cầu Hội đồng giúp đỡ. => sai về nghĩa.
Câu 34:
Every soldier will have to use a radio after landing.
Chọn B
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu đồng nghĩa/Động từ khuyết thiếu
Giải chi tiết:
have to + V_nguyên thể: phải làm gì (một yêu cầu cần thiết, phải tuân theo)
necessary (adj): cần thiết (không bắt buộc, không làm theo cũng không sao)
vital (adj): quan trọng, cần cho mạng sống
Tạm dịch: Mỗi người lính sẽ phải sử dụng radio sau khi hạ cánh.
= Sau khi hạ cánh, điều quan trọng là mọi người lính sử dụng radio.
Các phương án khác:
A. Sai cấu trúc: be a must + for + sth/sb: điều bắt buộc …
B. Mỗi người lính cần một đài phát thanh để sử dụng sau khi hạ cánh sẽ là cần thiết. (không làm cũng được)
=> sai nghĩa
D. Sai cấu trúc: “using a radio” không phải một cụm từ (đây là V + O) => không đứng sau ‘s chỉ sở hữu
Câu 35:
I’m sure Lusia was very disappointed when she failed the exam.
Chọn B
Phương pháp giải:
Kiến thức: Động từ khuyết thiếu/câu phỏng đoán
Giải chi tiết:
S + must + V_nguyên thể: Ai đó phải làm gì (ở hiện tại)
S + must + have P2: Ai đó chắc hẳn đã làm gì (trong quá khứ)
S + may + V_nguyên thể: Ai đó có thể làm gì (ở hiện tại)
S + could + have P2: Ai đó có thể đã làm gì (trong quá khứ)
Tạm dịch: Tôi chắc rằng Luisa đã rất thất vọng khi cô ấy trượt kì thi.
= Luisa chắc hẳn đã rất thất vọng khi cô ấy trượt kì thi.
Các phương án khác:
A. Lusia phải rất thất vọng khi cô ấy trượt kì thi. => sai nghĩa
C. Lusia có thể rất thất vọng khi cô ấy trượt kì thi. => sai nghĩa, sai thì ở vế đầu
D. Lusia có thể đã rất thất vọng khi cô ấy trượt kì thi. => sai nghĩa (câu gốc mang tính chắc chắn)
Câu 36:
I will not go abroad to study if I have not enough advice. .
Chọn C
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu điều kiện loại I
Giải chi tiết:
Cách dùng: câu điều kiện loại I diễn tả 1 giả thiết có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
unless + S + V = If + S + not : nếu … không …
Tạm dịch: Tôi sẽ không đi du học nếu tôi không nhận đủ lời khuyên.
= Nếu tôi không nhận đủ lời khuyên thì tôi sẽ không đi du học.
Các phương án khác:
A. Tôi không có ý định đi du học dù có lời khuyên. => sai nghĩa
B. Tôi đã có đủ lời khuyên để đi du học. => sai nghĩa
D. Không có lời khuyên nào cho tôi có thể ngăn tôi ra nước ngoài học. => sai nghĩa
Câu 37:
Read the passage carefully.
1. An estimated 18,000 people die every day worldwide as a result of air pollution. The great majority of the world's population breathe air that does not meet World Health Organization guidelines. Air pollution has become so bad that it's said we now have a “fifth season”: this time of year, when lethal smogs envelop some of the most populated parts of the world. Delhi's atrocious smogs, which caused an international cricket match to be halted on Sunday, follow similar ones last year.
2. But 65 years on from the toxic Great Smog of London that descended on 5 December 1952, and led to ground-breaking anti-pollution laws being passed, the air above the UK still hasn‘t cleared. In London alone more than one person an hour dies prematurely from a range of conditions such as congestive heart failure, asthma and emphysema as a result of exposure to particulate matter and nitrogen dioxide. The mayor of London, Sadiq Khan, has called for a new Clean Air Act that would enshrine a right to clean air.
3. Smog Day marks the anniversary of the Great London Smog, and the middle of the international smog season. It grew out of an initiative to share the experiences of people living with air pollution in London and New Delhi, whose air quality is among the worst in the world. In spite of many differences between life in the two capital cities, there are parallels in the experiences of people who work on the streets, runners who exercise along them, taxi drivers, parents and children and the doctors who care for those with breathing difficulties.
4. Progress on air pollution is already being made in many places around the world. The recent Lancet Commission on pollution and health points out that air-quality improvements not only save lives, but have other benefits.
Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.
What is the main idea of the passage?
Chọn B
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc hiểu
Giải chi tiết:
Ý chính của đoạn văn là gì?
A. Nỗ lực thành công trong việc làm cho không khí ít bị ô nhiễm.
B. So sánh mức độ ô nhiễm không khí giữa hai thành phố lớn
C. Ô nhiễm không khí nghiêm trọng như thế nào trên toàn thế giới.
D. “Ngày khói” ở Luân Đôn là gì.
Thông tin: Trong bài có đề cập đến vấn đề ô nhiễm không khí vì khói bụi ở 2 thành phố lớn là New Delhi và London.
Câu 38:
What can be inferred about the “fifth season”?
Chọn C
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc hiểu
Giải chi tiết:
Có thể suy luận gì về “mùa thứ năm”?
A. Đây là mùa cuối cùng của mô hình khí hậu trong một năm.
B. Trong thời gian này, các trò chơi thể thao ngoài trời có thể bị hủy bỏ.
C. Trong thời gian này, khói bụi gây chết người tấn công hầu hết mọi nơi trên thế giới.
D. Đó là kết quả của dân số quá mức.
Thông tin: Air pollution has become so bad that it's said we now have a “fifth season”: this time of year, when lethal smogs envelop some of the most populated parts of the world.
Tạm dịch: Ô nhiễm không khí đã trở nên tồi tệ đến mức người ta nói rằng chúng ta đã có một mùa thứ năm, thời điểm này trong năm, khi những đám khói mù mịt bao trùm một số khu vực đông dân nhất thế giới.
Câu 39:
Which word is closest in meaning to the word “enshrine” in paragraph 2?
Chọn C
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc hiểu
Giải chi tiết:
Từ nào dưới đây gần nghĩa nhất với từ “enshrine” trong đoạn 2?
prevent (v): ngăn cản
improve (v): trau dồi
maintain (v): duy trì, ủng hộ
authorize (v): ủy quyền, trao quyền cho
=> enshrine (v): bảo vệ, ủng hộ = maintain
Thông tin: The mayor of London, Sadiq Khan, has called for a new Clean Air Act that would enshrine a right to clean air.
Tạm dịch: Thị trưởng London, Sadiq Khan, đã kêu gọi một Đạo luật về Không khí Sạch mới sẽ bảo vệ quyền được làm sạch không khí.
Câu 40:
Which statement is not true of London and New Delhi?
Chọn A
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc hiểu
Giải chi tiết:
Phát biểu nào không đúng với London và New Delhi?
A. Những người từ các thành phố này có chung tình trạng về khó thở.
B. Những người làm việc trên đường phố ở những thành phố này có cùng tình trạng.
C. Chất lượng không khí ở những thành phố này thuộc hạng kém nhất.
D. Hai thành phố thủ đô này không hoàn toàn giống nhau.
Thông tin:
- It grew out of an initiative to share the experiences of people living with air pollution in London and New Delhi, whose air quality is among the worst in the world.
- In spite of many differences between life in the two capital cities, there are parallels in the experiences of people who work on the streets, runners who exercise along them, taxi drivers, parents and children and the doctors who care for those with breathing difficulties.
Tạm dịch:
- Nó phát triển từ một sáng kiến để chia sẻ kinh nghiệm của những người sống với ô nhiễm không khí ở London và New Delhi nơi có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới.
- Mặc dù có nhiều sự khác biệt giữa cuộc sống ở hai thành phố, nhưng vẫn có những điều tương đồng với tình trạng của những người làm việc trên đường phố, những người chạy bộ trên con phố đó, lái xe taxi, cha mẹ và trẻ em và các bác sĩ chăm sóc những người mắc bệnh khó thở.
chỉ có đáp án A không đúng
Câu 41:
Compared to London in 1957, London now _______
Chọn D
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc hiểu
Giải chi tiết:
So sánh với London năm 1957, London hiện tại ____.
A. có chất lượng không khí tốt hơn
B. có ít điều luật được thông qua
C. có lượng Nitrogen dioxide tăng
D. có mức ô nhiễm không khí không đổi
Thông tin: But 65 years on from the toxic Great Smog of London that descended on 5 December 1952, and led to ground-breaking anti-pollution laws being passed, the air above the UK still hasn’t cleared.
Tạm dịch: Nhưng sau 65 năm kể từ Đại khói mù độc hại ở Luân Đôn vào ngày 5 tháng 12 năm 1952, và dẫn đến luật chống ô nhiễm mang tính đột phá được thông qua, không khí trên Vương quốc Anh vẫn chưa được làm sạch.
Dịch bài đọc:
1. Ước tính có khoảng 18.000 người chết mỗi ngày trên toàn thế giới do ô nhiễm không khí. Đại đa số dân số thế giới hít thở không khí không đáp ứng các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới. Ô nhiễm không khí đã trở nên tồi tệ đến mức người ta nói rằng chúng ta đã có một mùa thứ năm, thời điểm này trong năm, khi những đám khói mù mịt bao trùm một số khu vực đông dân nhất thế giới. Những đám khói kinh khủng của Delhi, khiến một trận đấu cricket quốc tế phải tạm dừng vào Chủ nhật, tương tự năm ngoái.
2. Nhưng sau 65 năm kể từ Đại khói mù độc hại ở Luân Đôn vào ngày 5 tháng 12 năm 1952, và dẫn đến luật chống ô nhiễm mang tính đột phá được thông qua, không khí trên Vương quốc Anh vẫn chưa được làm sạch. Chỉ riêng ở London, hơn một người một giờ chết sớm vì một loạt các tình trạng như suy tim sung huyết, hen suyễn và khí phế thũng do tiếp xúc với vật chất hạt và nitơ dioxide. Thị trưởng London, Sadiq Khan, đã kêu gọi một Đạo luật về Không khí Sạch mới sẽ bảo vệ quyền được làm sạch không khí.
3. Ngày khói bụi đánh dấu ngày của Đại khói mù ở Luân Đôn và giữa mùa sương mù thế giới. Nó phát triển từ một sáng kiến để chia sẻ kinh nghiệm của những người sống với ô nhiễm không khí ở London và New Delhi nơi có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới. Mặc dù có nhiều sự khác biệt giữa cuộc sống ở hai thành phố, nhưng vẫn có những điều tương đồng với tình trạng của những người làm việc trên đường phố, những người chạy bộ trên con phố đó, lái xe taxi, cha mẹ và trẻ em và các bác sĩ chăm sóc những người mắc bệnh khó thở.
4. Tiến bộ về ô nhiễm không khí đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Ủy ban Lancet về ô nhiễm và sức khỏe gần đây chỉ ra rằng cải thiện chất lượng không khí không chỉ cứu sống mà còn có những lợi ích khác.
Câu 42:
Cho hàm số bậc ba có đồ thị (C) như hình vẽ, đường thẳng d có phương trình Biết phương trình có ba nghiệm . Giá trị của bằng
Chọn A
Phương pháp giải:
Gọi hàm số cần tìm là
Xác định các điểm thuộc đồ thị hàm số rồi thay tọa độ vào hàm số để được hệ bốn ẩn
Giải hệ ta tìm được a; b c; d. Từ đó tìm nghiệm phương trình .
Giải chi tiết:
Gọi hàm số cần tìm là
Từ đồ thị hàm số ta thấy đồ thị (C) cắt đường thẳng d tại ba điểm có hoành độ
Với hay điểm thuộc đồ thị (C)
Với hay điểm (3;2) thuộc đồ thị (C)
Lại thấy giao điểm của đồ thị (C), trục hoành và đường thẳng là suy ra
Vậy điểm A(0;1) thuộc đồ thị (C).
Thấy đồ thị (C) cắt trục tung tại
Các điểm ; (3;2); (0;1) đều thuộc đồ thị (C) nên ta có hệ phương trình
Suy ra
Phương trình
Suy ra
Câu 43:
Tập điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn là:
Chọn B
Phương pháp giải:
Bước 1: Gọi số phức có điểm biểu diễn là .
Bước 2: Thay vào điều kiện đã cho dẫn đến phương trình liên hệ giữa x; y.
Bước 3: Kết luận:
- Phương trình đường thẳng:
- Phương trình đường tròn:
- Phương trình parabol: hoặc
- Phương trình elip:
Giải chi tiết:
Đặt ta có:
Do đó tập điểm biểu diễn z là đường thẳng .
Câu 44:
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh Biết SA vuông góc với đáy và Tính thể tích V của khối chóp đã cho.
Chọn A
Phương pháp giải:
Tính chiều cao SA theo định lý Pytago
Tính thể tích khối chóp theo công thức với h là chiều cao hình chóp và S là diện tích đáy.
Giải chi tiết:
Vì
Vì ABCD là hình vuông cạnh nên
Tam giác SAC vuông tại A có
Thể tích
Câu 45:
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm và đường thẳng d có phương trình . Tính đường kính của mặt cầu (S) có tâm A và tiếp xúc với đường thẳng d.
Chọn B
Phương pháp giải:
(S) tiếp xúc với d khi và chỉ khi hệ phương trình tọa độ giao điểm của (S) và d có nghiệm kép.
Giải chi tiết:
Phương trình mặt cầu (S) có dạng
Phương trình tham số của d là: d:
Tọa độ giao điểm của (S) và d là nghiệm của hệ (*)
(S) tiếp xúc với d khi và chỉ khi (*) có nghiệm kép.
có nghiệm kép.
có nghiệm kép.
Vậy đường kính của mặt cầu (S) là .
Câu 46:
Cho tích phân Với cách đặt ta được:
Chọn A
Phương pháp giải:
Sử dụng phương pháp đổi biến số
Giải chi tiết:
Đặt
Với ;
Khi đó
Câu 47:
Trước kỳ thi học kỳ 2 của lớp 11 tại trường FIVE, giáo viên Toán lớp FIVA giao cho học sinh để cương ôn tập gồm 2n bài toán, n là số nguyên dương lớn hơn 1. Đề thi học kỳ của lớp FIVA sẽ gồm 3 bài toán được chọn ngẫu nhiên trong số 2n bài toán đó. Một học sinh muốn không phải thi lại, sẽ phải làm được ít nhất 2 trong số 3 bài toán đó. Học sinh TWO chỉ giải chính xác được đúng 1 nửa số bài trong đề cương trước khi đi thi, nửa còn lại học sinh đó không thể giải được. Tính xác suất để TWO không phải thi lại ?
Chọn B
Phương pháp giải:
Chia hai trường hợp :
TH1 : Học sinh TWO làm được 2 trong số 3 bài trong đề thi.
TH2 : Học sinh TWO làm được cả 3 bài trong đề thi.
Giải chi tiết:
TH1 : Học sinh TWO làm được 2 trong số 3 bài trong đề thi. Có cách.
TH2 : Học sinh TWO làm được cả 3 bài trong đề thi. Có cách.
Gọi A là biến cố học sinh TWO không phải thi lại
Đến đây chọn một giá trị bất kì của n rồi thay vào là nhanh nhất, chọn n = 10, ta tính được
Câu 48:
Cho tập hợp Hỏi từ tập A có thể lập được bao nhiêu chữ số tự nhiên gồm 5 chữ số đôi một khác nhau sao cho một trong 3 chữ số đầu tiên phải bằng 1.
Chọn D
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Phương pháp:
Xét từng trường hợp: chữ số đầu tiên bằng 1, chữ số thứ hai bằng 1, chữ số thứ ba bằng 1.
Cách giải:
Gọi số đó là
- TH1: .
+ b có 7 cách chọn.
+ c có 6 cách chọn.
+ d có 5 cách chọn.
+ e có 4 cách chọn.
Nên có: số.
- TH2: .
+ nên có 6 cách chọn.
+ c có 6 cách chọn.
+ d có 5 cách chọn.
+ e có 4 cách chọn.
Nên có: số.
- TH3: .
+ nên có 6 cách chọn.
+ b có 6 cách chọn.
+ d có 5 cách chọn.
+ e có 4 cách chọn.
Nên có: số.
Vậy có tất cả số.
Câu 49:
Cho các số thực a; b thỏa mãn điều kiện Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức
Chọn A
Phương pháp giải:
Chứng minh
Biến đổi và đặt , đưa về hàm số và tìm GTLN của hàm số đó.
Giải chi tiết:
Đặt ta có
TXĐ:
Ta có:
Câu 50:
Một bác nông dân cần trồng lúa và khoai trên diện tích đất gồm 6 ha, với lượng phân bón dự trữ là 100 kg và sử dụng tối đa 120 ngày công. Để trồng 1 ha lúa cần sử dụng 20 kg phân bón, 10 ngày công với lợi nhuận là 30 triệu đồng; để trồng 1 ha khoai cần sử dụng 10 kg phân bón, 30 ngày công với lợi nhuận là 60 triệu đồng. Để đạt được lợi nhuận cao nhất, bác nông dân đã trồng x (ha) lúa và y (ha) khoai. Giá trị của x là:
Chọn B
Phương pháp giải:
Đưa về lập hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình tìm được
Từ đó tìm giá trị lớn nhất của lợi nhuận
Giải chi tiết:
Gọi x, y (ha) lần lượt là diện tích đất cây trồng lúa và khoai
Tổng diện tích lúa và khoai được trồng là x + y (ha)
Tổng lượng phân bón cần dùng là 20x + 10y (kg)
Tổng số ngày công cần dùng là 10x + 30y (ngày)
Lợi nhuận thu được từ việc trồng lúa và khoai là S(x; y) = 30x + 60y (triệu đồng)
Từ giả thiết ta được hệ bất phương trình ràng buộc miền nghiệm là:
Ta biểu thị miền nghiệm của hệ bất phương trình bởi phần được tô màu trên hình vẽ sau:
Miền nghiệm của hệ bất phương trình là ngũ giác OABCD với
Khi đó sẽ đạt giá trị lớn nhất tại một trong các cặp tọa độ của các điểm O, A, B, C, D
Ta có: nên Vậy lợi nhuận lớn nhất là 270 triệu đồng khi .
Câu 51:
Nông trường cao su Minh Hưng phải khai thác 260 tấn mủ trong một thời gian nhất định. Trên thực tế, mỗi ngày nông trường đề khai thác vượt định mức 3 tấn. Do đó, nông trường đã khai thác được 261 tấn và xong trước thời hạn 1 ngày. Hỏi theo kế hoạch mỗi ngày nông trường khai thác được bao nhiêu tấn mủ cao su?
Chọn D
Phương pháp giải:
Gọi số tấn mủ cao su mỗi ngày nông trường khai thác được là x tấn
Dựa vào điều kiện và các giả thiết của bài toán để lập phương trình.
Giải phương trình tìm ẩn, so sánh với điều kiện rồi kết luận.
Giải chi tiết:
Gọi số tấn mủ cao su mỗi ngày nông trường khai thác được là x tấn
⇒ Thời gian theo dự định khai thác mủ cao su của nông trường là (ngày)
Theo thực tế mỗi ngày nông trường khai thác được số tấn mủ cao su là: (tấn)
⇒ Thời gian theo thực tế khai thác mủ cao su của nông trường là (ngày)
Vì nông trường khai thác xong trước thời hạn 1 ngày nên ta có phương trình
Vậy theo kế hoạch mỗi ngày nông trường khai thác 26 tấn mủ cao su.
Câu 52:
Phát biểu mệnh đề và phát biểu mệnh đề đảo, xét tính đúng sai của nó.
P:″ ″ và Q:″4<3″
Chọn D
Phương pháp giải:
Cho hai mệnh đề P và Q. Mệnh đề "nếu P thì Q" gọi là mệnh đề kéo theo
Ký hiệu là . Mệnh đề chỉ sai khi P đúng Q sai
Cho mệnh đề . Khi đó mệnh đề gọi là mệnh đề đảo của
Giải chi tiết:
Mệnh đề là " Nếu 2 > 9 thì 4 < 3", mệnh đề này đúng vì mệnh đề P sai.
Mệnh đề đảo là : " Nếu 4 < 3 thì 2 > 9", mệnh đề này đúng vì mệnh đề Q sai.
Câu 53:
Yến, Anh, Khuê, Oanh và Duyên cùng sống trong một khu chung cư. Có 2 người sống ở tầng 1 và 3 người sống ở tầng 2. Oanh không sống cùng tầng với Khuê và Duyên. Anh không sống cùng tầng với Yến và Khuê. Hỏi ai là người sống ở tầng 1?
Chọn D
Phương pháp giải:
Suy luận logic từ các dữ kiện bài toán.
Giải chi tiết:
Vì Oanh không sống cùng tầng với Khuê và Duyên => Oanh có thể sống cùng tầng với Yến và Anh (1)
Mà Anh không sống cùng tầng với Yến và Khuê => Anh có thể sống cùng với Oanh và Duyên (2)
Từ (1) và (2) => Anh và Oanh sống cùng tầng với nhau, Yến, Khuê và Duyên sống cùng tầng với nhau.
Vậy hai người sống ở tầng 1 là Anh và Oanh.
Câu 54:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu 53 và 54
Có 5 người sống trong một căn hộ: Ông Smith, vợ ông, con trai họ, chị gái ông Smith và cha của ông ấy. Mỗi người đều có công việc. Một người là nhân viên bán hàng, một người khác là luật sư, một người làm việc tại bưu điện, một người là kĩ sư và một người là giáo viên. Luật sư và giáo viên không có quan hệ huyết thống. Nhân viên bán hàng thì lớn tuổi hơn chị chồng và người giáo viên. Người kĩ sư lớn tuổi hơn người làm việc trong bưu điện. Biết rằng luật sư và giáo viên đều là nữ.
Cha ông Smith làm nghề gì?
Chọn A
Phương pháp giải:
Suy luận từ giả thiết: Nhân viên bán hàng là người lớn tuổi hơn chị chồng và giáo viên.
Giải chi tiết:
Theo đề bài ta có: Nhân viên bán hàng là người lớn tuổi hơn chị chồng và giáo viên.
=> Nhân viên bán hàng là người lớn tuổi nhất trong gia đình.
Vậy cha ông Smith chính là nhân viên bán hàng.
Câu 55:
Ai làm nghề giáo viên?
Chọn B
Phương pháp giải:
Suy luận từ giả thiết: Nhân viên bán hàng là người lớn tuổi hơn chị chồng và giáo viên.
Giải chi tiết:
Vì luật sư và giáo viên không có quan hệ huyết thống nên vợ ông Smith làm một trong hai nghề này.
Nhân viên bán hàng là người lớn tuổi hơn chị chồng và giáo viên Chị chồng không thể làm giáo viên.
Chị gái ông Smith phải làm luật sư, vợ ông Smith phải làm giáo viên.
Câu 56:
Tại một nước Châu Mỹ, một nhân vật có tên tuổi là Sêvot Ri-mân bị giết. Cảnh sát bắt giữ 3 người bị tình nghi là thủ phạm. Khi tra hỏi, họ khai như sau:
+ Giêm: Tôi không là thủ phạm. Trước đó tôi chưa hề gặp Giôn bao giờ. Dĩ nhiên là tôi có biết Sêvot Ri-man.
+ Giôn: Tôi không là thủ phạm. Giêm và Giô là bạn của tôi. Giêm chưa hề giết ai bao giờ.
+ Giô: Tôi không là thủ phạm. Giêm đã nói dối là trước đây chưa hề biết Giôn. Tôi không biết ai là thủ phạm.
Cảnh sát tìm hiểu thêm thì thấy mỗi người đều nói đúng 2 ý, còn 1 ý sai và trong 3 người đó chắc chắn có một người là thủ phạm đã giết Sêvot Ri-mân. Vậy thủ phạm là ai?
Chọn B
Phương pháp giải:
Giả sử từng người là thủ phạm, suy luận ra điều mâu thuẫn và kết luận.
Giải chi tiết:
TH1: Giả sử Giêm là thủ phạm Ý 1 của Giêm là sai 2 ý còn lại của Giêm là đúng.
Trước đó Giêm chưa bao giờ gặp Giôn và Giêm có biết Sêvot Ri-mân.
Ý thứ hai của Giô là sai và ý thứ 2 của Giôn là sai.
Giôn nói Giêm chưa bao giờ giết ai là đúng (Mâu thuẫn với giả sử Giêm là thủ phạm).
TH2: Giả sử Giô là thủ phạm Giô nói tôi không biết ai là thủ phạm là đúng (Mâu thuẫn vì Giô là thủ phạm thì không thể không biết ai là thủ phạm).
Vậy thủ phạm là Giôn.
Câu 57:
Nhiệt độ nung chảy của chất X cao hơn nhiệt độ nung chảy của chất P; Nhiệt độ nung chảy của chất Y thấp hơn nhiệt độ nung chảy của chất P nhưng cao hơn nhiệt độ nung chảy của chất Q. Nếu như những mệnh đề ở trên đúng thì ta có thể kết luận rằng nhiệt độ nung chảy của S cao hơn Y nếu ta biết thêm rằng:
Chọn C
Phương pháp giải:
Sắp xếp thứ tự theo yêu cầu bài toán, từ đó nhận xét từng đáp án.
Giải chi tiết:
Ta xắp xếp các bạn P, X, Q, Y theo thứ tự từ thấp đến cao như sau:
Q < Y < P < X
Đáp án A: P và Q cao hơn S thì S < Q < Y < P < X nên S thấp hơn Y (loại).
Đáp án B: X cao hơn S chưa kết luận chắc chắn được vì có thể xảy ra trường hợp S < Y < X.
Đáp án C: P thấp hơn S suy ra Y < P < S nên S cao hơn Y (đúng).
Đáp án D: S cao hơn Q chưa kết luận chắc chắn được vì có thể xảy ra trường hợp Q < S < Y.
Câu 58:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60
Ba cô gái là Hoa, Hạnh, Vân và ba chàng trai là Phương, Minh, Tuấn cùng làm ở một cơ quan nên họ tổ chức đám cưới chung cho vui vẻ. Bạn hãy xác định các cặp vợ chồng qua các dữ kiện sau:
- Tuấn là anh trai Hoa.
- Tuấn nhiều tuổi hơn Minh.
- Vân lớn tuổi nhất trong ba cô gái.
- Tuổi của mỗi người đều khác tuổi của những người kia.
Nếu Minh nhiều tuổi hơn Phương và hai người lớn tuổi nhất là một cặp thì hai người nào sau đây sẽ là một cặp?
Chọn D
Phương pháp giải:
Phân tích điều kiện để tìm ra hai người lớn tuổi nhất để thành một cặp.
Giải chi tiết:
Vì Tuấn nhiều tuổi hơn Minh và Minh nhiều tuổi hơn Phương nên Tuấn là nam nhiều tuổi nhất.
Lại có Vân là nữ nhiều tuổi nhất mà hai người lớn tuổi nhất là 1 cặp nên Tuấn và Vân là một cặp.
Câu 59:
Nếu tổng số tuổi của 2 người trong mỗi cặp là như nhau thì Hạnh và ai là một cặp?
Chọn A
Phương pháp giải:
Phân tích để có Tuấn và Hoa không là một cặp. Từ đó suy luận dựa vào số tuổi mỗi người và tổng số tuổi mỗi cặp đôi để chọn đáp án.
Giải chi tiết:
Vì Tuấn là anh trai Hoa nên Tuấn và Hoa không là 1 cặp.
Như vậy Tuấn có thể là 1 cặp với Hạnh và Vân.
Lại có Tuấn nhiều tuổi hơn Minh và Vân là người nhiều tuổi nhất trong 3 cô gái, mà tổng số tuổi 2 người trong 1 cặp là như nhau nên Tuấn và Hạnh phải là 1 cặp.
(Vì nếu Tuấn và Vân là một cặp thì tổng số tuổi của cặp này chắc chắn lớn hơn tổng số tuổi của Minh và cô gái khác).
Câu 60:
Nếu tổng số tuổi của 2 người trong mỗi cặp là như nhau và tuổi của Minh và Hạnh cộng lại bằng tổng số tuổi của Phương và Hoa thì bạn nam ít tuổi nhất là:
Chọn D
Phương pháp giải:
Phân tích để có Tuấn và Hoa không là một cặp. Từ đó suy luận dựa vào số tuổi mỗi người và tổng số tuổi mỗi cặp đôi để chọn đáp án.
Giải chi tiết:
Vì Tuấn là anh trai Hoa nên Tuấn và Hoa không là 1 cặp.
Lại có Tuấn nhiều tuổi hơn Minh và Vân là người nhiều tuổi nhất trong 3 cô gái, mà tổng số tuổi 2 người trong 1 cặp là như nhau nên Tuấn và Hạnh phải là 1 cặp.
(Vì nếu Tuấn và Vân là một cặp thì tổng số tuổi của cặp này chắc chắn lớn hơn tổng số tuổi của Minh và cô gái khác)..
Vì Tuấn và Hạnh là 1 cặp nên Minh và Hạnh không là 1 cặp. Suy ra Phương và Hoa cũng không là 1 cặp vì tổng số tuổi hai người không bằng tổng số tuổi của Tuấn và Hạnh.
Suy ra Phương và Vân là 1 cặp. Mà Vân là cô gái lớn tuổi nhất nên Phương phải là bạn nam nhỏ tuổi nhất.
Câu 61:
Nếu tổng số tuổi của 2 người trong mỗi cặp là như nhau và tuổi của Minh và Hạnh cộng lại bằng tổng số tuổi của Phương và Hoa thì hai người nào sau đây không là một cặp?
Chọn A
Phương pháp giải:
Phân tích để có Tuấn và Hạnh là 1 cặp. Từ đó suy luận dựa vào số tuổi mỗi người và tổng số tuổi mỗi cặp đôi để chọn đáp án.
Giải chi tiết:
Vì Tuấn là anh trai Hoa nên Tuấn và Hoa không là 1 cặp.
Lại có Tuấn nhiều tuổi hơn Minh và Vân là người nhiều tuổi nhất trong 3 cô gái, mà tổng số tuổi 2 người trong 1 cặp là như nhau nên Tuấn và Hạnh phải là 1 cặp.
(Vì nếu Tuấn và Vân là một cặp thì tổng số tuổi của cặp này chắc chắn lớn hơn tổng số tuổi của Minh và cô gái khác).
Vì Tuấn và Hạnh là 1 cặp nên Minh và Hạnh không là 1 cặp. Suy ra Phương và Hoa cũng không là 1 cặp vì tổng số tuổi hai người không bằng tổng số tuổi của Tuấn và Hạnh.
Câu 62:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63.
Theo thống kê, GDP của Việt Nam năm 2002 ước đạt 35,06 tỉ USD, trong đó cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế được cho trong biểu đồ sau:
Thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm số phần trăm là:
Chọn C
Phương pháp giải:
Đọc thông tin có trong biểu đồ, xác định phần chỉ dẫn thành phần kinh tế ngoài nhà nước ứng với phần nào trong hình, đọc số tỉ lệ phần trăm.
Giải chi tiết:
Quan sát biểu đồ ta thấy thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm 47,9%.
Câu 63:
Thành phần kinh tế nhà nước nhiều hơn thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài số phần trăm là:
Chọn A
Phương pháp giải:
- Quan sát biểu đồ để xác định số phần trăm của thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tìm hiệu phần trăm giữa hai số liệu vừa tìm được.
Giải chi tiết:
Nhìn biểu đồ ta có :
- Thành phần kinh tế nhà nước chiếm 38,4%.
- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 13,7%.
Vậy thành phần kinh tế nhà nước nhiều hơn thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài số phần trăm là : 38,4 – 13,7 = 24,7%
Câu 64:
Tính trong năm 2002, GDP của Việt Nam từ thành phần kinh tế ngoài nhà nước và thành phần kinh tế nước ngoài là:
Chọn D
Phương pháp giải:
- Tính tổng số phần trăm của thành phần kinh tế ngoài nhà nước và thành phần kinh tế nước ngoài.
- Dựa vào tổng thu nhập GDP đã cho, tính số tỉ USD của thành phần kinh tế ngoài nhà nước và nước ngoài.
Giải chi tiết:
Dựa vào biểu đồ có :
- Thành phần kinh tế ngoài nhà nước : 47,9%
- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài : 13,7%
Tính trong năm 2002, GDP của Việt Nam từ thành phần kinh tế ngoài nhà nước và thành phần kinh tế nước ngoài là : (tỉ USD).
Câu 65:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 66
Số lượng đàn lợn trên thế giới năm 1996 là:
Chọn C
Phương pháp giải:
Đọc thông tin có trong biểu đồ, xác định cột chỉ số tương ứng với màu gì; tương ứng với phần nào trong hình rồi đọc số liệu tương ứng.
Giải chi tiết:
Quan sát biểu đồ ta thấy số lượng đàn lợn trên thế giới năm 1996 là 923 triệu con.
Câu 66:
So với năm 1992, số lượng đàn bò trên thế giới năm 2002 tăng thêm số phần trăm là:
Chọn B
Phương pháp giải:
- Quan sát biểu đồ để tìm số lượng đàn bò trên thế giới năm 1992 và năm 2002.
- Áp dụng công thức tìm tỉ lệ phần trăm A nhiều hơn B là:
Giải chi tiết:
Quan sát biểu đồ ta có số lượng đàn bò trên thế giới năm 1992 là 1281,4 triệu con và số lượng đàn bò trên thế giới năm 2002 là 1360,5 triệu con.
So với năm 1992, số lượng đàn bò trên thế giới năm 2002 đã tăng thêm số phần trăm là:
Câu 67:
Số lượng đàn lợn trung bình mỗi năm là:
Chọn A
Phương pháp giải:
- Quan sát biểu đồ để tìm số lượng đàn lợn ở từng năm 1980, 1992, 1996, 2002.
- Tính số lượng đàn lợn trung bình mỗi năm ta lấy tổng số lượng đàn lợn của 4 năm chia cho 4.
Giải chi tiết:
Quan sát biểu đồ ta số lượng đàn lợn ở từng năm 1980, 1992, 1996, 2002 lần lượt là 778,8 triệu con ; 864,7 triệu con ; 923 triệu con ; 939,3 triệu con.
Số lượng đàn lợn trung bình mỗi năm là: (triệu con).
Câu 68:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 70
Dưới đây là kết quả điều tra kinh tế của các hộ gia đình trong một xã được thể hiện qua biểu đồ.
Biết số hộ nghèo là 75 hộ. Tổng số hộ dân trong xã đó là?
Chọn C
Phương pháp giải:
Quan sát, đọc dữ liệu từ biểu đồ. Rồi tính toán.
Ta thấy: số hộ nghèo chiếm 25% tổng số hộ dân, biết số hộ nghèo là 75 hộ.
Từ đó, muốn tính tổng số hộ dân ta lấy số hộ nghèo chia cho 25 rồi nhân với 100.
Giải chi tiết:
Tổng số hộ dân trong xã đó là: (hộ)
Câu 69:
Số hộ khá giả nhiều hơn so với số hộ nghèo là bao nhiêu phần trăm?
Chọn A
Phương pháp giải:
- Sử dụng kết quả tính ở câu hỏi số 67 ta tìm số hộ khá giả trong xã đó bằng cách, lấy tổng số hộ dân trong xã nhân với 45%.
- Tính số phần trăm hộ khá giả nhiều hơn hộ nghèo bằng công thức: (Số hộ khá giả - Số hộ nghèo) : Số hộ nghèo rồi nhân với 100%.
Giải chi tiết:
Tổng số hộ khá giả trong xã đó là: (hộ)
Số hộ khá giả nhiều hơn so với số hộ nghèo số phần trăm là:
Câu 70:
Tổng số hộ giàu và nghèo của xã đó là?
Chọn D
Phương pháp giải:
Tìm tổng số phần trăm hộ giàu và nghèo của xã đó, rồi lấy số phần trăm vừa tính được nhân với tổng số hộ.
Giải chi tiết:
Theo dữ kiện bài 67, ta có tổng số hộ của xã đó là: 300 hộ
Theo biểu đồ, số hộ giàu và hộ nghèo của xã đó chiếm số phần trăm là:
Tổng số hộ giàu và nghèo là: (hộ)
Câu 71:
Số hộ giàu ít hơn số hộ khá giả là …….hộ.
Chọn A
Phương pháp giải:
Tính số phần trăm hộ khá giả hơn hộ giàu.
Sau đó lấy số phần trăm đó nhân với tổng số hộ.
Giải chi tiết:
Hộ khá giả hơn hộ giàu số phần trăm là:
Hộ khá giả hơn hộ giàu số hộ là: (hộ)
Câu 72:
Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố kim loại?
Chọn B
Phương pháp giải:
Các nguyên tử có 1,2,3 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhường electron là nguyên tử kim loại (trừ H, Be và B).
Các nguyên tử có 5,6,7 electron ở lớp ngoài cùng dễ nhận electron là nguyên tử của nguyên tố phi kim.
Các nguyên tố có 4 electron ở lớp ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố kim loại hoặc phi kim.
Giải chi tiết:
- Xét A: có 5 electron lớp ngoài cùng (3s23p3) → nguyên tố phi kim.
- Xét B: có 3 electron lớp ngoài cùng (3s23p1) → nguyên tố kim loại.
- Xét C: có 7 electron lớp ngoài cùng (3s23p5) → nguyên tố phi kim.
- Xét D: có 6 electron lớp ngoài cùng (3s23p4) → nguyên tố phi kim.
Vậy cấu hình electron của nguyên tố kim loại là 3s23p1.
Câu 73:
Cho các cân bằng sau:
(I) 2HI (k) ⇄ H2 (k) + I2 (k)
(II) CaCO3 (r) ⇄ CaO (r) + CO2 (k)
(III) FeO (r) + CO (k) ⇄ Fe (r) + CO2 (k)
(IV) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k)
Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là
Chọn D
Phương pháp giải:
Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: “Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.’’
Những cân bằng có tổng số mol khí hai vế bằng nhau hoặc không có chất khí thì áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng.
Giải chi tiết:
- Xét (I): trước phản ứng có 2 mol khí, sau phản ứng có 1 + 1 = 2 mol khí nên cân bằng (I) không bị ảnh hưởng bởi áp suất.
- Xét (II): phản ứng theo chiều thuận làm tăng số mol khí, nên khi giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều chống lại sự giảm.
⟹ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
- Xét (III): trước phản ứng có 1 mol khí, sau phản ứng có 1 mol khí nên cân bằng (III) không bị ảnh hưởng bởi áp suất.
- Xét (IV): phản ứng theo chiều thuận làm giảm số mol khí, nên khi giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều chống lại sự giảm.
⟹ Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Vậy khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là 1 (Phản ứng IV).Câu 74:
Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất Methamphetamine (Meth). Những người thường xuyên sử dụng ma túy gây ra hậu quả là suy kiệt thể chất, hoang tưởng, thậm chí mất kiểm soát hành vi, chém giết người vô cớ, nặng hơn sẽ mắc tâm thần. Khi oxi hóa hoàn toàn 104,3 gam Meth bằng CuO dư, dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 94,5 gam, ở bình 2 tạo thành 1379 gam kết tủa và còn 7,84 lít khí (đktc) thoát ra. Biết Meth có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của Meth là
Chọn C
Phương pháp giải:
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn bằng CuO tương đương như việc đốt cháy bằng O2.
Khối lượng bình 1 tăng là khối lượng của H2O ⟹
Do Ba(OH)2 dư ⟹
Khí thoát ra là N2 ⟹
Bảo toàn nguyên tố C, H, N ⟹ Số mol C, H, N trong Meth.
Dựa vào khối lượng của Meth ⟹ Thành phần các nguyên tố.
Dựa vào tỉ lệ số mol các nguyên tố trong Meth ⟹ CTĐGN ⟹ CTPT của Meth.
Giải chi tiết:
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn bằng CuO tương đương như việc đốt cháy bằng O2.
Khối lượng bình 1 tăng là khối lượng của H2O ⟹
Do Ba(OH)2 dư ⟹
Khí thoát ra là N2 ⟹
Bảo toàn C ⟹
Bảo toàn H ⟹
Bảo toàn N ⟹
Nhận thấy:
⟹ Meth chỉ chứa C, H và N, không chứa O.
Gọi CTĐGN của Meth là CxHyNz
Ta có
⟹ CTĐGN của Meth là C10H15N.
Do Meth có CTPT trùng CTĐGN ⟹ CTPT của Meth là C10H15N.
Câu 75:
Cho anilin vào ống nghiệm chứa nước và lắc đều. Sau đó thêm lần lượt dung dịch HCl, rồi dung dịch NaOH dư vào ống nghiệm và để yên một lúc, hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là
Chọn B
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của anilin.
Giải chi tiết:
- Khi cho anilin vào nước ta thấy dung dịch bị đục do anilin ít tan trong nước.
- Khi thêm dung dịch HCl vào ta thấy dung dịch trong suốt do có phản ứng tạo muối tan tốt trong nước.
PTHH: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl.
- Tiếp tục thêm NaOH dư vào dung dịch thu được ta thấy hiện tượng phân lớp do sản phẩm tạo ra chứa C6H5NH2 ít tan trong nước.
PTHH: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O.
Vậy hiện tượng quan sát được là ban đầu dung dịch bị đục, sau đó trong suốt, rồi phân lớp.
Câu 76:
Để sử dụng các thiết bị điện 110 V trong mạng điện 220 V người ta phải dùng máy biến áp. Tỉ lệ số vòng dây của cuộn sơ cấp (N1) trên số vòng dây của cuộn thứ cấp (N2) ở các máy biến áp loại này là:
Chọn A
Phương pháp giải:
Công thức máy biến áp:
Giải chi tiết:
Ta có công thức máy biến áp:
Câu 77:
Một nguyên tử hiđrô từ trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng -13,6 eV, hấp thụ một phôtôn và chuyển lên trạng thái dừng có mức năng lượng - 3,4 eV. Phôtôn bị hấp thụ có năng lượng là:
Chọn A
Phương pháp giải:
Năng lượng của photon:
Giải chi tiết:
Năng lượng của photon là:
Câu 78:
Cho đoạn mạch AB gồm hai đoạn AN và NB mắc nối tiếp, đoạn AN gồm biến trở R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm , đoạn NB chỉ có tụ điện với điện dung C không đổi. Đặt vào hai đầu A, B một điện áp xoay chiều có biểu thức . Vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu đoạn AN. Để số chỉ của vôn kế không đổi với mọi giá trị của biến trở R thì điện dung của tụ điện có giá trị bằng:
Chọn B
Phương pháp giải:
Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn AN:
Từ biểu thức của UAN tìm điều kiện của C để UAN không phụ thuộc vào R.
Giải chi tiết:
Số chỉ của vôn kế:
Để thì:
Câu 79:
Biết hằng số Plăng và độ lớn của điện tích nguyên tố là . Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng -1,514 eV sang trạng thái dừng có năng lượng -3,407 eV thì nguyên tử phát ra bức xạ có tần số:
Chọn B
Phương pháp giải:
Năng lượng bức xạ của electron:
Giải chi tiết:
Năng lượng bức xạ của electron là:
Câu 80:
Sự bắt và tiêu hóa côn trùng ở cây nắp ấm giống với quá trình
Chọn B
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Sự bắt và tiêu hóa côn trùng ở cây nắp ấm diễn ra như sau : cây tiết ra enzyme phân giải côn trùng thành các chất dinh dưỡng, hấp thụ vào trong tế bào tiến hành tiêu hóa tiếp
Sự bắt và tiêu hóa côn trùng ở cây nắp ấm giống với quá trình tiêu hóa của thủy tức.
Câu 81:
Một bệnh nhân X có khối u trong dạ dày. Bệnh nhân X được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u. Việc cắt bỏ khối u đồng nghĩa với dạ dày của anh ấy cũng sẽ bị thu hẹp khoảng 1/2 so với lúc bình thường. Sau khi, bệnh nhân X phẫu thuật và hồi phục về nhà, dự đoán nào sau đây đúng?
Chọn B
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Dạ dày có chức năng tiêu hóa hóa học (chủ yếu tiêu hóa protein do tiết pepsin) và tiêu cơ học do hoạt động co bóp.
Do thể tích dạ dày giảm nên khả năng tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
Ý A,C sai, vì 1 nửa dạ dày đó vẫn vẫn có khả năng tiết pepsin tiêu hóa thịt.
Ý D sai, ruột non không tiết pepsin
Câu 82:
Ở ong mật, xét 3 gen có số alen lần lượt là 3,4,5. Gen 1 và 2 nằm trên cặp NST số 4, gen 3 nằm trên cặp NST số 5. Số kiểu gen tối đa về 3 gen trên trong quần thể là:
Chọn B
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Nếu gen nằm trên NST thường: kiểu gen hay
Nếu có nhiều gen trên 1 NST coi như 1 gen có số alen bằng tích số alen của các gen đó
Bộ NST của ong mật đực (n) và cái (2n) là khác nhau
Giải chi tiết:
Ở ong đực đơn bội có: (3 × 4) × 5 = 60 (kiểu gen)
Ở ong cái lưỡng bội: (kiểu gen)
→ Tổng số kiểu gen là: 1170 + 60 = 1230 (kiểu gen)
Câu 83:
Một cây cà chua có kiểu gen AaBB và một cây khoai tây có kiểu gen DDEe, một thực tập sinh tiến hành các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và thu được các kết quả:
(1) Tách các tế bào soma của mỗi cây và nuôi cấy riêng tạo thành cây cà chua AaBB và cây khoai tây DDEe.
(2) Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
(3) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBb hoặc DdEE, DDee.
(4) Tiến hành dung hợp tế bào trần và nuôi cấy mô tạo ra cây song nhị bội AaBBDDEe.
Số kết quả đúng là
Chọn B
Phương pháp giải:
Xác định kiểu gen của giao tử, cây con, cây lai → Xác định tính đúng sai của kết quả thí nghiệm.
Giải chi tiết:
Lai sinh dưỡng giữa 2 tế bào có kiểu gen: AaBB và DDEe sẽ tạo được tế bào lai có kiểu gen: AaBBDDEe
Các kết quả đúng là (1), (4).
(1) đúng vì nuôi cấy tế bào sẽ tạo ra các tế bào có kiểu gen giống tế bào ban đầu (nếu không có đột biến)
(2) sai, chỉ tạo ra được 4 dòng thuần chủng.
(3) sai, các cây con tạo ra nhờ phương pháp nuôi cấy hạt phấn, lưỡng bội hóa là các cơ thể thuần chủng tất cả các cặp gen là AABB, aaBB, DDEE, DDee.
(4) đúng.
Câu 84:
Thách thức chủ yếu đối với nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới là
Chọn D
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 2 – Ý nghĩa vị trí địa lí (trang 16 sgk Địa 12)
Giải chi tiết:
Thách thức chủ yếu đối với nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển biến động trên thế giới là chịu sự cạnh tranh quyết liệt bởi các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Câu 85:
Công nghiệp của Bắc Trung Bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng chủ yếu là do
Chọn B
Phương pháp giải:
Kiến thức SGK bài 35, trang 159, SGk 12
Giải chi tiết:
BTB có tài nguyên khoáng sản dồi dào nhưng thiếu vốn, khoa học kĩ thuật => công nghiệp còn kém phát triển, cơ cấu chưa được định hình
Câu 86:
Sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta chủ yếu do có
Chọn B
Phương pháp giải:
Kiến thức bài Các ngành công nghiệp trọng điểm
Giải chi tiết:
Xem lại khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm.
Sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, chủ yếu do có: thế mạnh lâu dài về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao (nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị), sự phát triển của ngành này cũng có vai trò thúc đẩy các ngàng khác phát triển.
Câu 87:
Dân số Hoa Kì tăng nhanh một phần quan trọng là do
Chọn A
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 6 – Dân cư, xã hội Hoa Kỳ
Giải chi tiết:
Dân số Hoa Kì tăng nhanh một phần quan trọng là do dân nhập cư lớn.
Câu 88:
Từ các chiến lược phát triển kinh tế của nhóm nước sáng lập ASEAN, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước hiện nay?
Chọn A
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung chiến lược kinh tế được các nước sáng lập ASEAN thực hiện (SGK Lịch sử 12, trang 29) để đánh giá, liên hệ và rút ra bài học.
Giải chi tiết:
B loại vì nội dung của phương án này thiếu thị trường trong nước.
C, D loại vì nội dung của phương án này thiếu thị trường nước ngoài, vốn, kĩ thuật bên ngoài.
Câu 89:
Theo quyết định của Hội nghị lanta (2-1945), những nước nào sau đây trở thành những nước trung lập?
Chọn A
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 5.
Giải chi tiết:
Theo quyết định của Hội nghị lanta (2-1945), Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
Câu 90:
Thành công của công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc đã để lại bài học kinh nghiệm đối với các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó có Việt Nam là
Chọn D
Phương pháp giải:
Phân tích các phương án để rút ra bài học.
Giải chi tiết:
A loại vì nội dung của phương án này chỉ phù hợp với thực tế Trung Quốc.
B, C loại vì việc xây dựng đặc khu kinh tế hay phát triển công nghiệp nặng phải tùy thuộc vào tình hình thực tế của đất nước.
D chọn vì thành công của công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc đã để lại bài học kinh nghiệm đối với các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó có Việt Nam là chuyển sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn. Điều này phù hợp với tình hình thực tiễn lịch sử của Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam đã xây dựng nền kinh nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự quản lí của nhà nước.
Câu 91:
Một trong những nguyên nhân chung dẫn tới sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Chọn D
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên nhân phát triển của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản để so sánh và rút ra nguyên nhân phát triển chung về kinh tế của các nước này.
Giải chi tiết:
A loại vì Nhật Bản không có tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B loại vì Tây Âu không thực hiện quân sự hóa cao độ nền kinh tế để buôn bán vũ khí thu lợi nhuận.
C loại vì chỉ có Nhật Bản là có chi phí quốc phòng thấp do Nhật đã chấp nhận đứng dưới chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, đã kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.
D chọn vì việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất đã giúp các nước tư bản Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản khắc phục những vấn đề về nguồn tài nguyên, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu hợp lý. Đây là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển của các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 92:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93
Trước đây, trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ I, NH3 lỏng từng được thiết kế sử dụng làm thuốc phóng tên lửa. Hiện nay, NH3 được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất phân bón và một số hóa chất cơ bản. Trong đó lượng sử dụng cho sản xuất phân bón (cả dạng rắn và lỏng) chiếm đến trên 80% sản lượng NH3 toàn thế giới và tương đương với khoảng 1% tổng công suất phát năng lượng của thế giới. Bên cạnh đó NH3 vẫn được sử dụng trong công nghiệp đông lạnh (sản xuất nước đá, bảo quản thực phẩm,…), trong các phòng thí nghiệm, trong tổng hợp hữu cơ, hóa dược, y tế và cho các mục đích dân dụng khác. Ngoài ra trong công nghệ môi trường, NH3 còn được dùng để loại bỏ khí SO2 trong khí thải của các nhà máy có quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu) và sản phẩm amoni sunfat thu hồi của các quá trình này có thể được sử dụng làm phân bón.
Vì những lí do trên mà trong công nghiệp, có những mối quan tâm nhất định đến quy trình tổng hợp NH3 sao cho đạt hiệu suất cao nhất và hạn chế chi phí một cách tối đa. Vấn đề này có liên quan đến tính hiệu quả và kinh tế của phương pháp Haber tổng hợp amoniac, được biểu diễn bằng phương trình:
N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k) ; ΔH = -92 kJ.mol-1
Trong công nghiệp thường sử dụng hai biện pháp để làm tăng hiệu suất của phản ứng tổng hợp amoniac là
Chọn C
Phương pháp giải:
Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê: “Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.’’
Những cân bằng có tổng số mol khí hai vế bằng nhau hoặc không có chất khí thì áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng.
Giải chi tiết:
- Cân bằng có tổng số mol khí ở vế trái bằng 4 mol và vế phải bằng 2 mol. Khi tăng áp suất chung của hệ sẽ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận ⟹ Làm tăng hiệu suất phản ứng.
- Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt (ΔH < 0) ⟹ Khi giảm nhiệt độ của hệ sẽ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận ⟹ Làm tăng hiệu suất phản ứng.
Vậy trong công nghiệp thường sử dụng hai biện pháp để làm tăng hiệu suất của phản ứng tổng hợp amoniac là giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
Câu 93:
Thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac trong bình kín ở nhiệt độ xác định. Khi giảm nồng độ N2 đi 2 lần và tăng nồng độ của H2 lên 2 lần thì tốc độc của phản ứng thuận thay đổi như thế nào so với lúc chưa thay đổi nồng độ?
Chọn A
Phương pháp giải:
Tốc độ phản ứng thuận tính theo nồng độ của các chất tham gia phản ứng là v = k.[N2].[H2]3
Giải chi tiết:
Tốc độ phản ứng thuận tính theo nồng độ của các chất tham gia phản ứng là v = k.[N2].[H2]3
Khi giảm nồng độ N2 đi 2 lần và tăng nồng độ của H2 lên 2 lần thì tốc độ phản ứng thuận khi đó:
v' = k.0,5[N2].23[H2]3 = 4.k.[N2].[H2]3 = 4v.
⟹ Tốc độ phản ứng thuận tăng 4 lần khi giảm nồng độ N2 đi 2 lần và tăng nồng độ của H2 lên 2 lần.
Câu 94:
Nung hỗn hợp khí A gồm 0,1 mol N2; 0,45 mol H2 trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp B có dA/B = 10/11. Hiệu suất phản ứng là
Chọn D
Phương pháp giải:
Dựa vào số mol N2 và H2 xác định hiệu suất phản ứng tính theo chất nào.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mA = mB suy ra tỉ lệ , từ đó tính được số mol hỗn hợp B.
Gọi số mol N2 phản ứng là x, từ đó thiết lập mối quan hệ giữa số mol B và x ⟹ x ⟹ Hiệu suất.
Giải chi tiết:
Xét tỉ lệ số mol:
⟹ Tính hiệu suất phản ứng theo N2.
BTKL: mA = mB ⟹
⟹
Gọi số mol N2 phản ứng là x (mol).
PTHH: N2 + 3H2 ⇄ 2NH3.
x ⟶ 3x → 2x (mol)
⟹ Hỗn hợp B gồm N2 dư: 0,1 – x mol; H2 dư: 0,45 – 3x mol; NH3: 2x mol
⟹ nB = 0,1 – x + 0,45 – 3x + 2x = 0,55 – 2x = 0,5 ⟹ x = 0,025 mol.
Vậy
Câu 95:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Xăng, hay còn gọi là ét-xăng (phiên âm từ tiếng Pháp: essence), là một loại dung dịch nhẹ chứa hiđrocacbon, dễ bay hơi, dễ bốc cháy, được chưng cất từ dầu mỏ. Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu, dùng để làm chất đốt cho các loại động cơ đốt trong sử dụng xăng, chất đốt dùng trong tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày như đun nấu, một số lò sưởi, trong một số loại bật lửa, … Xăng động cơ được dùng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong, kiểu bộ chế hòa khí (động cơ xăng).
Để dập tắt đám cháy xăng dầu người ta sẽ
Chọn C
Phương pháp giải:
Xăng chứa các hiđrocacbon nhẹ hơn nước và dễ bay hơi.
Từ đó suy ra cách dập đám cháy xăng dầu hiệu quả.
Giải chi tiết:
- Xăng dầu nhẹ hơn nước, nổi trên mặt nước nên vẫn tiếp xúc với O2 và tiếp tục cháy ⟹ Loại A, B.
- Xăng dầu dễ bay hơi nên phun CO2 vào không hiệu quả ⟹ Loại D.
⟹ Khi có đám cháy xăng dầu người ta sẽ phủ cát lên chỗ cháy, ngăn không cho xăng dầu tiếp xúc với O2 nên dập tắt được đám cháy.
Câu 96:
Một loại xăng có chứa 4 ankan với thành phần số mol như sau: heptan (10%), octan (50%), nonan (30%) và đecan (10%). Khi dùng loại xăng này để chạy động cơ ô tô và mô tô cần trộn lẫn hơi xăng và không khí (O2 chiếm 20% về thể tích) theo tỉ lệ thể tích như thế nào để phản ứng xảy ra vừa hết?
Chọn A
Phương pháp giải:
- Tính số nguyên tử C trung bình của hỗn hợp:
- Suy ra công thức trung bình của hỗn hợp (Lưu ý: Ankan đều có dạng CnH2n+2).
- Viết PTHH của phản ứng đốt xăng ⟹ tỉ lệ số mol xăng và O2 ⟹ tỉ lệ số mol xăng và không khí (Lưu ý: Trong cùng điều kiện, tỉ lệ về số mol bằng tỉ lệ về thể tích).
Giải chi tiết:
Xét 100 mol xăng chứa 10 mol C7H16, 50 mol C8H18, 30 mol C9H20, 10 mol C10H22.
- Số nguyên tử C trung bình là:
- Các chất trong xăng đều là ankan nên có dạng ⟹ Công thức trung bình là C8,4H18,8.
- Đốt xăng:
C8,4H18,8 + 13,1 O2 8,4 CO2 + 9,4 H2O
Từ phương trình hóa học ta thấy đốt 1 mol xăng cần 13,1 mol O2.
- Mà O2 chiếm 20% thể tích không khí nên số mol không khí cần dùng để đốt 1 mol xăng là:
(mol)
Vậy ta cần trộn xăng với không khí theo tỉ lệ thể tích là 1 : 65,5.
Câu 97:
Khi sử dụng động cơ đốt trong, trước đây người ta pha thêm chì tetraetyl Pb(C2H5)4 (D = 1,6 g/ml) vào xăng theo tỉ lệ 0,5 ml/lít. Một động cơ đốt trong đã đốt cháy hoàn toàn 1 lít loại xăng trên. Tính khối lượng chì kim loại sinh ra, giả sử toàn bộ chì tetraetyl bị phân hủy thành chì kim loại.
Chọn A
Phương pháp giải:
Tính thể tích Pb(C2H5)4 có trong 1 lít xăng
Khối lượng Pb(C2H5)4 trong 1 lít xăng: m = D.V
Suy ra khối lượng Pb sinh ra
Giải chi tiết:
Thể tích Pb(C2H5)4 có trong 1 lít xăng là: 0,5 ml
Khối lượng Pb(C2H5)4 = D.V = 1,6.0,5 = 0,8 gam
Khối lượng Pb sinh ra = = 0,513 gam.
Câu 98:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Isaac Newton Jr. (25 tháng 12 năm 1642 hoặc 4 tháng 1 năm 1643 – 20 tháng 3 năm 1726 hoặc 1727) là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim người Anh, được nhiều người cho rằng là một trong những nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử, với tư cách là một nhân vật chính trong cuộc cách mạng khoa học. Trước Isaac Newton người ta vẫn cho rằng ánh sáng là một dạng thuần khiết, không thể phân tách. Tuy nhiên, Newton đã chỉ ra sai lầm này, khi ông chiếu một chùm tia sáng Mặt Trời qua một lăng trụ kính rồi chiếu lên tường. Những gì thu được từ thí nghiệm của Newton cho thấy ánh sáng trắng không hề "nguyên chất", mà nó là tổng hợp của một dải quang phổ 7 màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Thí nghiệm này thể hiện hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Hiện tượng tán sắc xảy ra
Chọn C
Phương pháp giải:
- Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc, có màu từ đỏ đến tím
- Chiết suất của thủy tinh (và của mọi môi trường trong suốt khác) có giá trị khác nhau đối với ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau, giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng đỏ và giá trị lớn nhất đối với ánh sáng tím
Giải chi tiết:
Hiện tượng tán sắc ánh sáng xảy ra ở mặt phân cách hai môi trường chiết quang khác nhau
Câu 99:
Một tia sáng trắng chiếu vuông góc với mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang . Chiết suất của lăng kính đối với các tia màu đỏ và tím lần lượt là . Sau lăng kính đặt một màn M song song với mặt bên thứ nhất của lăng kính và cách nó L = 0,9 m. Bề rộng DT của quang phổ thu được trên màn là
Chọn B
Phương pháp giải:
Bề rộng quang phổ tán sắc:
Giải chi tiết:
Bề rộng DT của quang phổ thu được trên màn là:
Câu 100:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Isaac Newton Jr. (25 tháng 12 năm 1642 hoặc 4 tháng 1 năm 1643 – 20 tháng 3 năm 1726 hoặc 1727) là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim người Anh, được nhiều người cho rằng là một trong những nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử, với tư cách là một nhân vật chính trong cuộc cách mạng khoa học. Trước Isaac Newton người ta vẫn cho rằng ánh sáng là một dạng thuần khiết, không thể phân tách. Tuy nhiên, Newton đã chỉ ra sai lầm này, khi ông chiếu một chùm tia sáng Mặt Trời qua một lăng trụ kính rồi chiếu lên tường. Những gì thu được từ thí nghiệm của Newton cho thấy ánh sáng trắng không hề "nguyên chất", mà nó là tổng hợp của một dải quang phổ 7 màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Thí nghiệm này thể hiện hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Chiếu một chùm ánh sáng trắng song song, hẹp tới mặt nước của một bể nước với góc tới . Biết chiết suất của nước với màu đỏ là , với màu tím là . Bể nước sâu 2 m. Bề rộng tối thiểu của chùm tia tới để vệt sáng ở đáy bể có một vạch sáng màu trắng là
Chọn D
Phương pháp giải:
Biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng:
Công thức lượng giác:
Bề rộng quang phổ:
Đáy bể có vệt sáng trắng khi vệt đỏ trùng vệt tím khúc xạ
Giải chi tiết:
Tia sáng khi truyền vào nước bị khúc xạ, ta có:
Góc khúc xạ với tia đỏ và tia tím là:
Bề rộng vùng quang phổ dưới đáy bể là:
Để có vệt sáng trắng dưới đáy bể, tia đỏ khúc xạ trùng với tia tím
Bề rộng chùm tia tới là:
Câu 101:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Năm 1909, nhà bác học Ernest Rutherford đã có một phát minh nổi tiếng, đó là tạo ra được sự biến đổi hạt nhân. Ông cho chùm hạt α, phóng ra từ nguồn phóng Poloni (), bắn phá Nito có trong không khí. Kết quả là, Nito bị phân rã và biến đổi thành Oxi và Hidro. Quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân như vậy, gọi là phản ứng hạt nhân.
Phản ứng hạt nhân thường được chia làm hai loại:
- Phản ứng tự phân rã của một hạt nhân không bền vững thành các hạt khác. Ví dụ: sự phóng xạ.
- Phản ứng trong đó các hạt nhân tương tác với nhau, dẫn đến sự biến đổi chúng thành các hạt khác.
Trong dãy phân rã phóng xạ có bao nhiêu hạt α và β được phát ra?
Chọn D
Phương pháp giải:
Áp dụng định luật bảo toàn số khối và định luật bảo toàn điện tích
Giải chi tiết:
Gọi số hạt α là a, số hạt β là b, ta có phương trình phóng xạ:
Ta có phương trình bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích:
Vậy có 7 hạt α và 4 hạt β
Câu 102:
Dùng hạt prôtôn có động năng 1,6 MeV bắn vào hạt nhân liti đứng yên. Giả sử sau phản ứng thu được hai hạt giống nhau có cùng động năng và không kèm theo tia γ. Biết năng lượng tỏa ra của phản ứng là 17,4 MeV. Động năng của mỗi hạt sinh ra là
Chọn C
Phương pháp giải:
Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần:
Giải chi tiết:
Ta có định luật bảo toàn năng lượng toàn phần:
Câu 103:
Dùng một proton có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của proton và có động năng 4 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng
Chọn D
Phương pháp giải:
Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần:
Định luật bảo toàn động lượng:
Mối liên hệ giữa động lượng và động năng:
Giải chi tiết:
Ta có phương trình phản ứng hạt nhân:
Ta có định luật bảo toàn động lượng:
Từ hình vẽ, ta có:
Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng toàn phần, ta có:
Câu 104:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 6. Xét 3 cặp gen A, a; B, b; D, d nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng đột biến NST tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể đột biến này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác.
Số NST trong các tế bào của thể một thuộc loài này là
Chọn C
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
2n = 6
Thể một có dạng 2n – 1 = 5
Câu 105:
Nếu alen A, b, D là gen đột biến thì đâu không phải là kiểu gen của thể đột biến
Chọn C
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Thể đột biến là các cơ thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
A là gen đột biến → thể đột biến có kiểu gen: AA, Aa
b là gen đột biến → thể đột biến có kiểu gen: bb
D là gen đột biến → thể đột biến có kiểu gen: DD; Dd
Vậy aaBBdd không phải là thể đột biến.
Câu 106:
Nếu trong quần thể phát sinh đột biến dạng thể một, số kiểu gen tối đa trong quần thể này là
Chọn D
Phương pháp giải:
Thể một có dạng 2n – 1
Mỗi cặp gen có 2 alen nên khi xét riêng về từng cặp gen:
+ Thể lưỡng bội có 3 kiểu gen
+ Thể một có 2 loại kiểu gen
Số kiểu gen thể lưỡng bôi
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Nếu gen nằm trên NST thường: kiểu gen hay ; nếu có x gen thì số kiểu gen tối đa là
Giải chi tiết:
Xét cặp gen Aa
+ Thể lưỡng bội có 3 kiểu gen: AA, Aa, aa
+ Thể một có 2 loại kiểu gen: A, a
Tương tự với các cặp gen Bb và Dd
Vậy:
+ Số kiểu gen lưỡng bội tối đa là 33 = 27
+ Số kiểu gen thể một tối đa là: (3C1 là số cách chọn thể một ở 1 trong 3 cặp gen; 2 là số kiểu gen thể một về cặp gen đó, 3 là số kiểu gen thể 2n ở 2 cặp gen còn lại)
Vậy số kiểu gen tối đa trong quần thể là: 27 + 54 =81
Câu 107:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Trên một hệ sinh thái đồng cỏ, loài ăn cỏ gồm côn trùng, nai, chuột và một đàn báo 5 con ăn nai. Mỗi ngày đàn báo cần 3000kcal/con, cứ 3kg cỏ tương ứng với l kcal. Sản lượng cỏ trên đồng cỏ chỉ đạt 300 tấn/ha/năm, hệ số chuyển đổi giữa các bậc dinh dưỡng là 10%, côn trùng và chuột đã huỷ hoại 25% sản lượng cỏ.
Mối quan hệ giữa côn trùng và nai là
Chọn B
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Côn trùng và nai đều sử dụng cỏ làm thức ăn nên chúng có mối quan hệ cạnh tranh.
Câu 108:
Trong quần xã không có chuỗi thức ăn
Chọn B
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Do nai sử dụng cỏ làm thức ăn nên không có chuỗi thức ăn: Cỏ → côn trùng → nai → VSV
Câu 109:
Đàn báo cần 1 vùng săn rộng bao nhiêu ha để sống bình thường?
Chọn A
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
- Năng lượng đàn báo (5 con) cần trong 1 năm: 3000 × 5(con) × 365 (ngày/năm)= 5474000 kcal/năm.
- Năng lượng 1 ha cỏ cung cấp cho báo (trong năm):
(300000(kg)× 1): 3 × 0,75(côn trùng phá huỷ 25%) × 0.1 (hệ số chuyển đổi giữa cỏ và nai) × 0,1(hệ số chuyển đổi giữa nai và báo)= 750 kcal/ha/năm.
- Diện tích đồng cỏ cần thiết để đàn báo sinh sống: ha.
Câu 110:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Tỷ lệ di cư nội địa, gồm di chuyển nội tỉnh và giữa các tỉnh, tại Việt Nam khá cao. Điều tra dân số năm 2009 cho thấy 8,5% dân số thuộc diện này, trong đó số di chuyển nội tỉnh và giữa các tỉnh gần như nhau. Số liệu gần đây từ cuộc điều tra “Tiếp cận nguồn lực hộ gia đình (VARHS)”, giai đoạn 2012-2014 tại 12 tỉnh cũng cho thấy xu hướng di cư mạnh.
Tính chung trong năm 2014, có 73% số người di cư di chuyển từ tỉnh này sang một tỉnh khác, 47% số người đến các trung tâm lớn như Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh và 10% ra nước ngoài (tăng nhiều so với tỷ lệ 1% năm 2012). Nói chung, nếu tính dựa trên chi tiêu cho ăn uống và thu nhập thuần theo VARHS thì các hộ gia đình có người di cư, nhất là những hộ có người đi kiếm việc có kinh tế tốt hơn các hộ khác.
Theo VARHS, các hộ gia đình nhận tiền gửi về thường sử dụng vào tiêu dùng hàng ngày và thanh toán dịch vụ thiết yếu (45-55%) và tiết kiệm (11-15%); phần còn lại được sử dụng cho chi tiêu vào các dịp đặc biệt, y tế và giáo dục. Nhưng di cư dường như đã giúp các hộ gia đình ứng phó với các cú sốc, giúp ổn định mức chi tiêu bình quân đầu người, ít nhất là trong trường hợp đi tìm việc ở nơi khác. Các nghiên cứu trước đây về di cư chủ yếu quy nguyên nhân di cư từ nông thôn ra đô thị do chênh lệch thu nhập giữa các địa bàn (Harris và Todaro 1970) và các yếu tố như bất ổn định thu nhập và nghèo (Stark 1991).
(Nguồn: Ngân hàng thế giới, Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2016)
Theo bài đọc, việc di cư tại nước ta đã mang lại ích lợi gì cho các hộ gia đình?
Chọn C
Phương pháp giải:
Dựa vào dữ liệu đã cho ở trên - đọc kĩ đoạn thông tin thứ 3
Giải chi tiết:
Lợi ích của việc di cư đối với các hộ gia đình là: giúp các hộ gia đình ứng phó với các cú sốc, giúp ổn định mức chi tiêu bình quân đầu người, ít nhất là trong trường hợp đi tìm việc ở nơi khác.
Câu 111:
Theo bài đọc trên, số tiền các hộ gia đình sử dụng cho chi tiêu vào dịp đặc biệt, y tế và giáo dục là:
Chọn A
Phương pháp giải:
Dựa vào dữ liệu đã cho ở trên – đọc kĩ đoạn thông tin thứ 3
Giải chi tiết:
Theo VARHS, các hộ gia đình nhận tiền gửi về thường sử dụng vào tiêu dùng hàng ngày và thanh toán dịch vụ thiết yếu (45-55%) và tiết kiệm (11-15%); phần còn lại được sử dụng cho chi tiêu vào các dịp đặc biệt, y tế và giáo dục.
=> Vậy, số tiền còn lại các hộ gia đình sử dụng cho chi tiêu vào dịp đặc biệt, y tế và giáo dục là: Lấy: 100% - (55% + 15%) = 30% và 100% - (45% + 11%) = 44%
=> Đáp án: 30 – 44%
Câu 112:
Theo bài đọc, nguyên nhân chủ yếu của việc di cư từ nông thôn ra đô thị là do:
Chọn D
Phương pháp giải:
Dựa vào dữ liệu đã cho – đọc kĩ đoạn thông tin thứ 3
Giải chi tiết:
Các nghiên cứu trước đây về di cư chủ yếu quy nguyên nhân di cư từ nông thôn ra đô thị do chênh lệch thu nhập giữa các địa bàn (Harris và Todaro 1970); sau đó là nguyên nhân do các yếu tố bất ổn định về việc làm.
Câu 113:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đông Nam Bộ có diện tích tự nhiên là 23.564 km2, chiếm 7,3 % diện tích cả nước, dân số toàn vùng là hơn 17 triệu người, nhưng lại dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.
Đông Nam Bộ là có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước. Vùng thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao, từ công nhân lành nghề tới kĩ sư, bác sĩ, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh; có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển tốt đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Đây là địa bàn thu hút lớn nhất các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Đông Nam Bộ, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.
Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng. Với vị trí dẫn đầu trong cơ cấu công nghiệp cả nước, việc phát triển công nghiệp của Đông Nam Bộ đặt ra nhu cầu rất lớn về năng lượng và cần tránh làm tổn hại đến ngành du lịch còn nhiều tiềm năng. Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, các hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng. Thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ.
Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng. Đặc biệt đối với nguồn tài nguyên dầu khí, việc phát triển công nghiệp lọc hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí sẽ thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ Đông Nam Bộ.
(Nguồn: Ttrang 176 – 181, bài 39, sách giáo khoa Địa lí 12 cơ bản)
Nhận định không đúng về đặc điểm kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ là
Chọn D
Phương pháp giải:
Đọc kĩ dữ liệu đề ra cho, chú ý đoạn thông tin thứ 1 và thứ 2
Giải chi tiết:
Nhận định chính xác về đặc điểm kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ là
- Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp => loại A
- Dẫn đầu cả nước về giá trị hàng xuất khẩu => loại B
- Thu hút nhiều nhất các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước => loại C
Vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng, không phải Đông Nam Bộ => nhận định D không đúng
Câu 114:
Vấn đề tiêu biểu nhất trong phát triển kinh tế Đông Nam Bộ hiện nay là
Chọn B
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin thứ 3
Giải chi tiết:
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ.
Câu 115:
Sự phát triển của ngành công nghiệp nào sau đây có vai trò thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ Đông Nam Bộ?
Chọn C
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thông tin cuối cùng
Giải chi tiết:
Việc phát triển công nghiệp lọc hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí sẽ thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ Đông Nam Bộ. Bởi công nghiệp lọc hóa dầu ứng dụng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho Đông Nam Bộ, phát huy hiệu quả thế mạnh và vị thế kinh tế của vùng trong cả nước.
Câu 116:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:
Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.
Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đểu ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
Hai là, một đặc điểm lớn của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh là sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thoả hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tư thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hoà, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế v.v.
Ba là, tuy hoà bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ này càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nơi lại bộc lộ chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố. Cuộc khủng bố ngày 11 – 9 – 2001 ở Mĩ đã gây ra những tác hại to lớn, báo hiệu nhiều nguy cơ mới đối với thế giới.
Những màu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những cân nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chống.
Bốn là, từ thập kỷ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.
Nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhưng tình hình hiện nay đã hình thành những điều kiện thuận lợi, những xu thế khách quan để các dân tộc cùng nhau xây dựng một thế giới hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển, bảo đảm những quyền cơ bản của mỗi dân tộc và con người.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 73 – 74).
Hợp tác về kinh tế là nội dung căn bản trong quan hệ giữa các nước giai đoạn
Chọn B
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.
Giải chi tiết:
Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế.
Câu 117:
Từ sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm vì
Chọn C
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp, kết hợp với kiến thức đã học để giải thích.
Giải chi tiết:
A loại vì thế giới vẫn có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
B loại vì các nước vẫn chạy đua vũ trang.
C chọn sau Chiến tranh lạnh, kinh tế trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế.
D loại vì ngoài xu thế đối thoại vẫn có các xu thế khác.
Câu 118:
Nhận định nào sau đây đúng về quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX?
Chọn C
Phương pháp giải:
Phân tích.
Giải chi tiết:
A loại vì các quốc gia sau khi giành độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới.
B loại vì các nước lớn tránh xung đột trực tiếp.
C chọn vì nửa sau thế kỉ XX, quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng.
D loại vì cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật dẫn tới xu thế toàn cầu hóa, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế.
Câu 119:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:
Thấy không thể chiếm được Đà Nẵng, Pháp quyết định đưa quân vào Gia Định.
Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của Việt Nam, có vị trí chiến lược quan trọng. Hệ thống giao thông đường thuỷ ở đây rất thuận lợi. Từ Gia Định có thể sang Cam-pu-chia một cách dễ dàng. Chiếm được Nam Kì, quân Pháp sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông Mê Công của Pháp.
Ngày 9- 2- 1859, hạm đội Pháp tới Vũng Tàu rói theo sông Cần Giờ lên Sài Gòn. Do vấp phải sức chống cự quyết liệt của quân dân ta nên mãi tới ngày 16 – 2 - 1859 quân Pháp mới đến được Gia Định. Ngày 17-2, chúng nổ súng đánh thành. Quân đội triều đình tan rã nhanh chóng. Trái lại, các đội dân binh chiến đấu rất dũng cảm, ngày đêm bám sát địch để quấy rối và tiêu diệt chúng. Cuối cùng, quân Pháp phải dùng thuốc nổ phá thành, đốt tro bụi kho tàng và rút quân xuống các tàu chiến. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bị thất bại, buộc địch phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
Từ đầu năm 1860, cục diện chiến trường Nam Kì có sự thay đổi. Nước Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và I-ta-li-a, phải cho rút toàn bộ số quân ở Đà Nẵng vào Gia Định (23 - 3 - 1860). Vì phải chia sẻ lực lượng cho các chiến trường khác, số quân còn lại ở Gia Định chỉ có khoảng 1 000 tên, lại phải rải ra trên một chiến tuyến dài tới 10 km. Trong khi đó, quân triều đình vẫn đóng trong phòng tuyến Chí Hoà mới được xây dựng, trong tư thế “thủ hiểm”.
Từ tháng 3 - 1860, Nguyễn Tri Phương được lệnh từ Đà Nẵng vào Gia Định. Ông đã huy động hàng vạn quân và dân binh xây dựng Đại đồn Chí Hoà, vừa đồ sộ vừa vững chắc, nhưng vì không chủ động tấn công nên gần 1 000 quân Pháp vẫn yên ổn ngay bên cạnh phòng tuyến của quân ta với một lực lượng từ 10 000 đến 12 000 người.
Không bị động đối phó như quân đội triều đình, hàng nghìn nghĩa dũng do Dương Bình Tâm chỉ huy đã xung phong đánh đổn Chợ Rẫy, vị trí quan trọng nhất trên phòng tuyến của địch (7 - 1860).
Pháp bị sa lầy ở cả hai nơi (Đà Nẵng và Gia Định), rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Lúc này trong triều đình nhà Nguyễn có sự phân hoá, tư tưởng chủ hoà lan ra làm lòng người li tán.
(Nguồn: SGK Lịch sử 11, trang 109 – 110).
Khi thực dân Pháp tấn công Gia Định (17-2-1859), quân đội triều đình
Chọn B
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.
Giải chi tiết:
Ngày 17-2-1859, khi thực dân Pháp nổi súng đánh thành Gia Định, quân đội triều đình tan rã nhanh chóng.
Câu 120:
Cuộc chiến đấu của các đội dân binh ở Gia Định (1859) buộc thực dân Pháp phải chuyển sang thực hiện kế hoạch nào?
Chọn A
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.
Giải chi tiết:
Cuộc chiến đấu của các đội dân binh ở Gia Định (1859) buộc thực dân Pháp phải chuyển sang thực hiện kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.
Câu 121:
Việc nhà Nguyễn bỏ lỡ cơ hội đánh Pháp và thắng Pháp ở Gia Định năm 1860 đặt ra yêu cầu là phải biết
Chọn A
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp, suy luận để trả lời.
Giải chi tiết:
Từ năm 1860, cục diện chiến trường Nam Kì có sự thay đổi. Nước Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và Italia, phải cho rút toàn bộ số quân ở Đà Nẵng vào Gia Định. Do phải chia xẻ lực lượng cho các chiến trường khác, số quân còn lại ở Gia Định chỉ có khoảng 1000 tên và phải dàn mỏng 10km.
Nhà Nguyễn đã không biết chớp thời cơ đánh Pháp mà lại chủ trương xây dựng đai đồn Chí Hòa với tư thế “thủ hiểm”.
Nhà Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội đánh Pháp và thắng Pháp ở Gia Định đã đặt ra yêu cầu là phải biết chớp thời cơ.