Top 10 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 5)
-
3316 lượt thi
-
120 câu hỏi
-
150 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Giải chi tiết:
- Các câu tục ngữ “Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật; Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt” là các câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm của cha ông ta về thiên nhiên.
Câu 2:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
Giải chi tiết:
- Câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” tạm dịch “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”.
- Câu thơ vừa cho thấy sức mạnh về vật chât của quân đội nhà Trần lại vừa khái quát được khí thế, tinh thần anh dũng quyết chiến của đội quân chính nghĩa.
Câu 3:
Phương pháp giải:
Căn cứ tác phẩm Lai Tân và tác phẩm Chiều tối.
Giải chi tiết:
Lai Tân thuộc vào số những bài thơ châm biếm, đả kích đặc sắc nhất của Hồ Chí Minh. Khác với bài Chiều tối miêu tả khung cảnh thiên nhiên và nỗi lòng tâm sự kín đáo của nhà thơ thì Lai Tân lại vạch trần tình trạng thối nát phổ biến của bọn quan lại Trung Quốc với nghệ thuật châm biếm độc đáo.
Câu 4:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Quan hệ từ
Giải chi tiết:
- Cặp quan hệ từ “càng…càng…” thể hiện quan hệ tăng tiến.
Câu 5:
Phương pháp giải:
Căn cứ tác phẩm Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Giải chi tiết:
“Đất Nước là một thi phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khoa Điềm thuộc chương V của bản trường ca “Mặt đường khát vọng”. Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng bị tạm chiến ở miền Nam trước năm 1975.
Câu 6:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Rừng Xà Nu và tác phẩm Những đứa con trong gia đình.
Giải chi tiết:
Hình tượng nhân vật Việt và nhân vật Tnu trong hai tác phẩm đều là những người anh hùng bình dị bước ra từ thế giới đời thường. Họ được sinh ra từ nhân dân, không hiện lên một cách hào nhoáng như hình tượng người anh hùng được xây dựng trong các tác phẩm từ trước tới nay. Cả hai nhân vật đều cho thấy những điểm khiếm khuyết (Tnu không kìm lòng trước cảnh mẹ con Mai bị giặc tra tấn, Việt không sợ giặc nhưng lại sợ bóng tối, sợ ma). Người anh hùng cũng là con người và họ không hoàn hảo nhưng sự dũng cảm và tình yêu nước của họ luôn là hoàn hảo nhất.
Câu 7:
Phương pháp giải:
Căn cứ vào phần tiểu dẫn trong tác phẩm Xúy Vân giả dại.
Giải chi tiết:
Chèo cổ còn được gọi là chèo truyền thống hay chèo sân đình là một thể loại sân khấu, kịch hát dân gian đặc sắc, sản phẩm nghệ thuật của nông thôn các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Nghệ thuật chèo là nghệ thuật tổng hợp, phối hợp nhuần nhuyễn giữa kịch bản, lời hát, động tác múa và âm nhạc.
Câu 8:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài chính tả về s/x
Giải chi tiết:
- Từ viết đúng chính tả là “sỉ vả”
- Các từ còn lại viết sai chính tả. Sửa lại:
Sưng sỉa => Sưng sỉa
Xít xoa => xuýt xoa
Sơ xẩy => sơ sảy
Câu 9:
Phương pháp giải:
Căn các bài chính tả về r/d/gi
Giải chi tiết:
“Ngựa cậm cạnh chân trên sàn gỗ đòi đi khiến con trâu cũng khua sừng lịch kịch vào gióng chuồng. Cứ thế, cứ thế, tiếng động to dần, to dần, rồi người òa ra đường thôn, líu ríu con cái vợ chồng bồng bế, dắt díu nhau lên rừng, ra nương, xuống ruộng”.
Câu 10:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất.
Giải chi tiết:
- Từ “mống” trong câu tục ngữ có nghĩa là đoạn cầu vồng phía chân trời.
Câu 11:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Thêm trạng ngữ cho câu.
Giải chi tiết:
- Bằng các từ ngữ sinh động => Trạng ngữ chỉ phương tiện.
Câu 12:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Chữa lỗi về quan hệ từ
Giải chi tiết:
- Câu trên thiếu quan hệ từ khiến câu không rõ nghĩa.
- Sửa lại: Chẳng những truyện cổ tích được nhiều trẻ em yêu thích …mà nhiều người lớn cũng thích đọc truyện cổ tích.
Câu 13:
Phương pháp giải:
Căn cứ vào tác phẩm Người lái đò Sông Đà.
Giải chi tiết:
“Đòi nợ xuýt” nghĩa là đòi người không mắc nợ mình một cách vô lý. Cụm từ nhằm nhấn mạnh sự hung bạo đến ngang ngược của con sông Đà.
Câu 14:
Phương pháp giải:
Căn cứ bài Ẩn dụ
Giải chi tiết:
- Câu thơ trên sử dụng biện pháp ẩn dụ.
- “Hoa” ẩn dụ cho Thúy Kiều; “lá, cây” ẩn dụ cho gia đình Kiều.
Câu 15:
Trong các câu sau:
I. Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
II. Cờ người là trò chơi độc đáo của người Việt Nam, mang tính trí tuệ và thể hiện nét văn hóa truyền thống Á Đông.
III. Bóng tre chùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
IV. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A
Những câu nào mắc lỗi:
Phương pháp giải:
Căn cứ vào bài chữa lỗi dùng từ.
Giải chi tiết:
III. Bóng tre chùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
=> Sai chính tả: chùm.
=> Sửa lại: Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
IV. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A
=> Thiếu vị ngữ.
=> Sửa lại: Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A là bạn thân của tôi.
Câu 16:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi từ câu 16 đến câu 20:
(1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết "Hạnh phúc là gì?" trên blog của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...".
(6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...
(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)
Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Phương pháp giải:
Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học: Sinh hoạt, nghệ thuật, chính luận, báo chí.
Giải chi tiết:
Phong cách ngôn ngữ chính luận.
Câu 17:
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ.
Giải chi tiết:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9): liệt kê (liệt kê các trường hợp hạnh phúc nhỏ bé của con người), điệp ngữ (khi chúng ta), tương phản - đối lập (than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình >< nhiều người thèm hơi ấm của cha mẹ,…).
Câu 18:
Phương pháp giải:
Đọc, tìm ý.
Giải chi tiết:
Tác giả "Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?" bởi vì:
- Khi nghĩ đến hạnh phúc thì con người thường nghĩ đến những gì cao xa, to lớn nhưng thực ra hạnh phúc là những gì rất giản dị, gần gũi quanh ta.
- Con người thường không nhận ra giá trị của những gì mình đang có, vì vậy thường "than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc".
Câu 19:
Phương pháp giải:
phân tích
Giải chi tiết:
Tác giả đã đưa ra một loạt dẫn chứng trích dẫn về hạnh phúc trên blog cá nhân của một người bạn để giải thích thế nào là hạnh phúc.
Câu 20:
Phương pháp giải:
Phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết:
Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích: Chúng ta cần biết trân trọng những hạnh phúc bình dị, giản đơn nhưng thiết thực trong cuộc sống.
Câu 21:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu bị động thì hiện tại hoàn thành
Giải chi tiết:
Dấu hiệu: “since + mốc thời gian” (kể từ khi ….)
Cách dùng: Thì hiện tại hoàn thành diễn tả sự việc bắt đầu trong quá khứ, kéo dài đến hiện tại (để lại kết quả ở hiện tại) và có thể tiếp tục xảy ra ở tương lai. Vơi cách dùng này thường có: for + khoảng thời gian hoặc since + mốc thời gian.
Công thức: S + have/has + P2 …
Do chủ ngữ số ít “level” (mức, lượng) không thể tự thực hiện hành động “record” (ghi lại) => câu bị động
Cấu trúc câu bị động thì hiện tại hoàn thành: S + have/has + been + P2 (by O).
Tạm dịch: Đây là lượng mưa lớn nhất được ghi lại trong vòng 100 năm qua ở Việt Nam kể từ năm 1886.
Câu 22:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ loại, từ vựng
Giải chi tiết:
Trước danh từ “species” (các loài) cần điền tính từ.
A. Dangerous (adj): nguy hiểm
B. Endangered (adj): nguy cấp
C. Endanger (v): khiến cho gặp nguy => loại
D. Dangerously (adv): một cách nguy hiểm => loại
Tạm dịch: Các loài nguy cấp là các loài động thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Câu 23:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Cấu trúc so sánh
Giải chi tiết:
- Dấu hiệu: sau chỗ trống có từ “than” => so sánh hơn
- Cấu trúc: find + O + adj : thấy cái gì như thế nào => điền tính từ vào chỗ trống
- “interesting” (thú vị) là tính từ dài => so sánh hơn: more interesting (than)
- Cấu trúc so sánh bằng: S1 + tobe + as + adj + as + S2
- Cấu trúc so sánh kép: The more + adj + S + V, the more + adj + S + V: càng … càng …
interestingly (adv): theo cách thú vị
interest (n): sự thu hút; (v): thu hút, hấp dẫn
Tạm dịch: Không có nhiều người thấy đọc sách thú vị hơn xem TV.
Câu 24:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Lượng từ
Giải chi tiết:
much + N không đếm được: nhiều
a little + N không đếm được: một chút
Lượng từ có thể đứng 1 mình làm chủ ngữ cho mệnh đề, nếu chủ ngữ đó đã được nhắc đến ở mệnh đề trước nó.
Chỗ trống thứ 2 có tobe chia dạng số nhiều => không dùng “much, a little”.
None of the + N số nhiều: không ai/cái nào trong số nhiều người/vật
Neither of the + N số nhiều: không ai/cái nào trong số 2 người/vật => Loại vì “libraries” đang nói chung, nhiều hơn 2 cái.
Many of the + N số nhiều: nhiều ai/cái nào trong số nhiều người/vật
Some of the + N số nhiều: một vài ai/cái gì trong số nhiều người/vật
Tạm dịch: Không có thư viện lớn nào của thời cổ đại còn tồn tại; một số đã bị phá hủy trong hỏa hoạn, hoặc bởi núi lửa, những cái khác thì bị trong các cuộc chiến tranh và xâm lược.
Câu 25:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Giới từ
Giải chi tiết:
arrive at + địa điểm nhỏ (làng xã, sân bay...)
arrive in + địa điểm lớn (thành phố, nước...)
“Montana” là một tiểu bang nằm ở miền tây bắc Hoa Kỳ => dùng “arrive + in”
to: tới
by: bằng, bởi …
Tạm dịch: Nhờ sự làm việc chăm chỉ của người Mỹ trên khắp đất nước, vắc-xin COVID-19 đầu tiên đã đến Montana và sẵn sàng phân phối.
Câu 26:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đại từ quan hệ
Giải chi tiết:
Giữa 2 mệnh đề có dấu phẩy nên phải dùng mệnh đề quan hệ.
Nếu dùng dấu chấm để ngăn cách 2 câu thì có thể dùng “Both of them”.
Dùng “giới từ + which” trong mệnh đề quan hệ để thay thế cho từ chỉ vật.
Dùng “giới từ + whom” trong mệnh đề quan hệ để thay thế cho từ chỉ người.
“brothers” là từ chỉ người => dùng “whom”
Sửa: them => whom
Tạm dịch: Tôi có hai anh trai, cả hai đều đang học ở Anh.
Câu 27:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Giải chi tiết:
One of the + adj-est/ most adj + N(số nhiều) + V(chia số ít)
Sửa: are => is
Tạm dịch: Một trong những cách tốt nhất để khuyến khích con bạn đọc là cung cấp những tựa sách thú vị để chúng thích thú.
Câu 28:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ loại
Giải chi tiết:
pollute (v): gây ô nhiễm
pollution (n): sự ô nhiễm
Cấu trúc song hành: A and B (A, B cùng một dạng thức: danh từ, động từ, tính từ,…)
Dấu hiệu: trước và sau “and” (và) là các danh từ “disease” (bệnh tật), “limited distribution” (phân bố hạn chế)
Sửa: pollute => pollution
Tạm dịch: Dịch bệnh, ô nhiễm và sự phân bố hạn chế là những yếu tố đe dọa các loài động thực vật khác nhau.
Câu 29:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Mạo từ
Giải chi tiết:
a / an + danh từ số ít, chưa xác định
a + từ có phát âm bắt đầu bằng phụ âm
an + từ có phát âm bắt đầu bằng nguyên âm
the + danh từ đã xác định
a/an còn được dùng sau các hệ từ (linking verbs) để phân loại người/vật đó thuộc loại, nhóm, kiểu… nào.
“MP” có phát âm bắt đầu là /em/ => phụ âm /e/ => dùng ‘an’.
Tạm dịch: Người đàn ông nói chuyện với Giáo sư Evers vừa được bầu để trở thành một MP (Ủy viên Bộ).
Câu 30:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Tính từ sở hữu
Giải chi tiết:
there + tobe + N: có …
there: ở đó
their + danh từ số nhiều: … của họ/chúng
Sửa: there => their
Tạm dịch: Hãy tha thứ cho kẻ thù của bạn nhưng đừng bao giờ quên tên của họ.
Câu 31:
Which of the following best restates each of the given sentences?
Phương pháp giải:
Kiến thức: Cấu trúc so sánh
Giải chi tiết:
So sánh bằng: tobe + as + adj + as …
So sánh kép: the + adj – er + S + tobe, the + adj – er + S + tobe
Tạm dịch: Khi tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ tội phạm thường cũng cao.
A. Tỷ lệ thất nghiệp cao ngang với tỷ lệ tội phạm. => sai nghĩa
B. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ tội phạm đều cao hơn. => sai nghĩa
C. Tỷ lệ thất nghiệp cao phụ thuộc vào tỷ lệ tội phạm cao. => sai nghĩa
D. Tỷ lệ thất nghiệp càng cao, tỷ lệ tội phạm càng cao.
Câu 32:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu tường thuật đặc biệt
Giải chi tiết:
Động từ tường thuật chia quá khứ đơn “said” => thực hiện một số thay đổi khi tường thuật:
Would you like => invited me
tonight => that night
with me => with him
Tạm dịch: "Tối nay em có muốn đi xem phim với anh không?" anh ấy nói.
A. Anh ấy đề nghị tôi đi xem phim với anh ấy tối nay. => chưa lùi “tonight”
B. Anh ấy mời tôi đi xem phim với anh ấy vào tối hôm đó.
C. Anh ấy muốn tôi đi xem phim với anh ấy đêm nay. => sai “this night”
D. Anh ấy hỏi tôi liệu tối nay tôi có muốn đi xem phim với anh ấy không. => sai nghĩa, chưa lùi “tonight”
Câu 33:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu điều kiện loại 3
Giải chi tiết:
Dấu hiệu: động từ trong mệnh đề điều kiện chia quá khứ hoàn thành (had + P2), động từ trong mệnh đề chính chia dạng: would + have + P2
Công thức: If + S + had(not) + P2, S + would (not) have P2
Tạm dịch: Nếu không phải vì sự bất cẩn của anh ấy thì chúng tôi đã hoàn thành công việc rồi.
A. Anh ấy đã bất cẩn vì chúng tôi chưa hoàn thành công việc. => sai nghĩa
B. Nếu trước đây anh ấy cẩn thận hơn thì chúng tôi đã hoàn thành công việc rồi.
C. Nếu anh ấy cẩn thận, chúng tôi sẽ hoàn thành công việc. => sai câu điều kiện (đây là câu đk loại 2)
D. Vì anh ấy không bất cẩn, chúng tôi đã không hoàn thành công việc. => sai nghĩa
Câu 34:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Động từ khuyết thiếu
Giải chi tiết:
impossible (adj): không thể nào, bất khả thi >< possible (adj): khả thi, có khả năng
can never: có thể không bao giờ
may: có lẽ
can’t: không thể
=> impossible to V = can never + V
Tạm dịch: Không thể khiến anh ấy thay đổi ý định.
A. Bạn không bao giờ có thể thay đổi ý định của anh ấy.
B. Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi khiến anh ấy thay đổi ý định. => mức độ chưa bằng câu gốc
C. Bạn không thể khiến anh ấy thay đổi ý định. => mức độ chưa bằng câu gốc
D. Tôi thấy có thể khiến anh ấy thay đổi quyết định. => sai nghĩa
Câu 35:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu bị động thì hiện tại hoàn thành
Giải chi tiết:
Cấu trúc câu chủ động: S + have/has + P2
Câu bị động: S + have/has + been + P2 (by O)
Tạm dịch: Nước Mỹ đã chọn đảng viên Đảng Dân chủ Joe Biden làm tổng thống thứ 46 của mình.
A. Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ đã được chọn bởi đảng Dân chủ Joe Biden. => sai nghĩa
B. Đảng viên Đảng Dân chủ Joe Biden đã bầu Mỹ làm tổng thống thứ 46 của mình. => sai nghĩa
C. Tổng thống thứ 46 của Mỹ đã được Mỹ chọn là đảng viên Dân chủ Joe Biden. => sai nghĩa
D. Đảng viên Đảng Dân chủ Joe Biden đã được bầu làm tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.
Câu 36:
Read the passage carefully.
TOKYO – Japan’s daily coronavirus cases have exceeded 3,000 for the first time while the government delays stricter measures for fear of hurting the economy ahead of the holiday season. The 3,030 new cases, including 621 in Tokyo, took Japan’s national tally to 177,287 with 2,562 deaths, the Health Ministry said Sunday. This has surprised a large number of Tokyo citizens as well as people concerning about this global pandemic.
Experts say serious cases are on the rise around the country, putting a burden on hospitals and affecting the daily medical treatment for other patients. They urged authorities to take measures such as suspending out-of-town trips and requesting stores to close early.
Recent media surveys show support ratings for the government of Prime Minister Yoshihide Suga have dropped about 20 points from around 70% during his first three months in office amid public discontent over his coronavirus handling. Japan issued a non-binding state of emergency in the spring and has survived earlier infection peaks without a lockdown. Experts say the ongoing resurgence in the dry and cold season would be a bigger challenge.
Choose an option (A, B, C or D) that best answers each question.
Which could be the best title for the passage?
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc hiểu – ý chính
Giải chi tiết:
Cái nào có thể là tiêu đề tốt nhất cho bài đọc?
A. Thực trạng đáng báo động ở Nhật Bản và cách mà các nhà chức trách đang xử lý.
B. Điều gì tạo ra gánh nặng cho bệnh viện ở Tokyo? => chỉ là chi tiết đoạn 2
C. Thủ tướng Nhật đã làm gì để kiểm soát dịch bệnh? => chưa bao gồm ý đoạn 1
D. Phản ứng của người dân Nhật Bản trước hành động của Thủ tướng Yoshihide Suga. => chỉ là chi tiết đoạn 3
Chú ý: làm câu hỏi này cuối cùng, sau khi đã xử lý xong 4 câu hỏi còn lại.
Câu 37:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc hiểu – từ thay thế
Giải chi tiết:
Trong đoạn 1, từ “This” nhắc đến cái gì?
A. Thực tế là đã có một số lượng rất lớn người chết.
B. Các biện pháp nghiêm ngặt hơn ở Tokyo.
C. Bộ Y tế.
D. Công dân Tokyo cũng như nhân dân trên thế giới.
Thông tin: TOKYO – Japan’s daily coronavirus cases have exceeded 3,000 for the first time while the government delays stricter measures for fear of hurting the economy ahead of the holiday season. … This has surprised a large number of Tokyo citizens as well as people concerning about this global pandemic.
Tạm dịch: TOKYO – Số ca nhiễm coronavirus hàng ngày của Nhật Bản lần đầu tiên đã vượt quá 3.000 ca trong khi chính phủ trì hoãn các biện pháp nghiêm ngặt hơn vì sợ làm tổn hại nền kinh tế trước kỳ nghỉ lễ. …. Điều này làm cho đông đảo người dân Tokyo cũng như những người quan tâm đến đại dịch toàn cầu này thấy ngạc nhiên.
Câu 38:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc hiểu – câu hỏi chứa ‘not’
Giải chi tiết:
Điều nào sau đây KHÔNG được đề cập như là ảnh hưởng của việc gia tăng các ca bệnh trong đại dịch?
A. Tạo gánh nặng cho các bệnh viện.
B. Khiến cho mọi người thất nghiệp.
C. Ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh hàng ngày của người bệnh khác.
D. Giảm xếp hạng ủng hộ đối với chính phủ của Thủ tướng Yoshihide Suga.
Thông tin:
- Experts say serious cases are on the rise around the country, putting a burden on hospitals and affecting the daily medical treatment for other patients.
- Recent media surveys show support ratings for the government of Prime Minister Yoshihide Suga have dropped about 20 points…
Tạm dịch:
- Các chuyên gia cho biết các ca bệnh nghiêm trọng đang gia tăng trên khắp cả nước, tạo gánh nặng cho các bệnh viện (A) à ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh hàng ngày cho các bệnh nhân khác (C).
- Các cuộc khảo sát trên phương tiện truyền thông gần đây cho thấy xếp hạng ủng hộ chính phủ của Thủ tướng Yoshihide Suga đã giảm khoảng 20 điểm… (D)
Câu 39:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc hiểu – suy luận
Giải chi tiết:
Theo đoạn văn, có thể suy ra điều gì về đại dịch coronavirus?
A. Nó sẽ sớm làm cho Thủ tướng Yoshihide Suga sớm mất chức.
B. Khó kiểm soát đại dịch hơn khi thời tiết lạnh hơn.
C. Nó phát triển mạnh ở những vùng ngập lụt nặng hơn trong mùa khô.
D. Nó trở nên tồi tệ nhất ở Tokyo, Nhật Bản theo Bộ Y tế.
Thông tin: Experts say the ongoing resurgence in the dry and cold season would be a bigger challenge.
Tạm dịch: Các chuyên gia cho rằng sự hồi sinh đang diễn ra trong mùa khô và mùa lạnh sẽ là một thách thức lớn hơn.
Câu 40:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc hiểu – từ vựng
Giải chi tiết:
Trong đoạn 3, từ “lockdown” gần nghĩa nhất với cái gì?
A. Một hành động khuyến khích mọi người rời khỏi hoặc đi vào một tòa nhà hoặc địa điểm khác.
B. Lệnh yêu cầu mọi người ngừng nói chuyện với nhau.
C. Một mệnh lệnh chính thức để kiểm soát sự di chuyển của người hoặc phương tiện.
D. Một giao thức khẩn cấp được thực hiện bởi các nhà chức trách.
=> lockdown (n): an official order to control the movement of people or vehicles because of a dangerous situation (lệnh chính thức để kiểm soát sự di chuyển của người hoặc phương tiện vì tình huống nguy hiểm)
Thông tin: Japan issued a non-binding state of emergency in the spring and has survived earlier infection peaks without a lockdown.
Tạm dịch: Nhật Bản đã ban hành tình trạng khẩn cấp không ràng buộc vào mùa xuân và đã sống sót qua đỉnh nhiễm bệnh trước đó mà không cần ra lệnh kiểm soát sự di chuyển của người và phương tiện.
Câu 41:
Phương pháp giải:
- Cô lập m, đưa phương trình đã cho về dạng \[f\left( x \right) = m\]
- Khảo sát, lập BBT và kết luận giá trị của m để phương trình có nghiệm.
Giải chi tiết:
Ta có: \[{6^x} + {4^x} + m{.2^x} = 0 \Leftrightarrow m = \frac{{{6^x} + {4^x}}}{{ - {2^x}}} = - {3^x} - {2^x}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( * \right)\].
Đặt \[f\left( x \right) = - {3^x} - {2^x}\], khi đó ta có \[m = f\left( x \right)\], số nghiệm của phương trình là số giao điểm của đồ thị hàm số \[y = f\left( x \right)\] và đường thẳng \[y = m\].
Xét hàm số \[f\left( x \right) = - {3^x} - {2^x}\] có TXĐ \[D = \mathbb{R}\]
Ta có \[f'\left( x \right) = - {3^x}\ln 3 - {2^x}\ln 2 < 0{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \forall x \in \mathbb{R}\], do đó hàm số nghịch biến trên \[\mathbb{R}\].
\[\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f\left( x \right) = 0,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = - \infty \].
BBT:
Dựa vào BBT ta thấy để phương trình (*) có nghiệm thì \[m < 0\].
Vậy \[m \in \left( { - \infty ;0} \right)\].
Câu 42:
Phương pháp giải:
- Gọi \[z = x + yi\].
- Thay vào giả thiết, biến đổi và suy ra phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa \[x\] và \[y\].
- Sử dụng công thức tính môđun số phức: \[z = a + bi \Rightarrow \left| z \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}} \].
Giải chi tiết:
Đặt \[z = x + yi\], theo bài ra ta có:
\[\left| {z - i} \right| = \left| {2 - 3i - z} \right|\]
\[ \Leftrightarrow \left| {x + yi - i} \right| = \left| {2 - 3i - x - yi} \right|\]\[ \Leftrightarrow \left| {x + \left( {y - 1} \right)i} \right| = \left| {\left( {2 - x} \right) - \left( {3 + y} \right)i} \right|\]
\[ \Leftrightarrow {x^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = {\left( {2 - x} \right)^2} + {\left( {3 + y} \right)^2}\]\[ \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} - 2y + 1 = {x^2} - 4x + 4 + {y^2} + 6y + 9\]
\[ \Leftrightarrow 4x - 8y - 12 = 0\]\[ \Leftrightarrow x - 2y - 3 = 0\]
Vậy tập hợp các điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn \[\left| {z - i} \right| = \left| {2 - 3i - z} \right|\] là đường thẳng có phương trình \[x - 2y - 3 = 0.\]
Câu 43:
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính tỉ lệ thể tích: Cho các điểm \[M \in SA,N \in SB,P \in SC\] ta có: \[\frac{{{V_{SMNP}}}}{{{V_{SABC}}}} = \frac{{SM}}{{SA}}.\frac{{SN}}{{SB}}.\frac{{SP}}{{SC}}.\]
Giải chi tiết:
Ta có: \[\left( {SAB} \right) \cap \left( {SAD} \right) = \left\{ {SA} \right\}\]\[ \Rightarrow SA \bot \left( {ABCD} \right).\]
\[ \Rightarrow \angle \left( {\left( {SCD} \right);\left( {ABCD} \right)} \right) = \angle \left( {SD;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} AD} \right) = \angle SAD = {45^0}\]
\[ \Rightarrow \Delta SAD\] là tam giác vuông cân tại A \[ \Rightarrow h = SA = AD = a.\]
Áp dụng công thức tỉ lệ thể tích ta có: \[\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{{V_{S.AHK}}}}{{{V_{S.ACD}}}} = \frac{{SA}}{{SA}}.\frac{{SH}}{{SC}}.\frac{{SK}}{{SD}} = \frac{1}{2}.\frac{1}{2} = \frac{1}{4}.\]
Câu 44:
Phương pháp giải:
- Tìm tâm và bán kính R của mặt cầu.
- Tính khoảng cách từ tâm mặt cầu xuống mặt phẳng \[\left( {Oyz} \right)\] chính là R.
Giải chi tiết:
Mặt cầu \[\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} + 6x - 4z + 9 - {m^2} = 0\] có tâm \[I\left( { - 3;0;2} \right)\] và bán kính \[R = \sqrt {{m^2} + 4} \]
Mặt phẳng \[\left( {Oyz} \right)\] có phương trình là \[x = 0 \Rightarrow d\left( {I;\left( {Oyz} \right)} \right) = \frac{{\left| { - 3} \right|}}{1} = 3\]
\[ \Rightarrow R = \sqrt {{m^2} + 4} = 3 \Leftrightarrow m = \pm \sqrt 5 \]
Tích các giá trị của m là \[\sqrt 5 .\left( { - \sqrt 5 } \right) = - 5\]
Câu 45:
Phương pháp giải:
- Đặt ẩn phụ \[t = \ln x\], biểu diễn tất cả theo tt và dtdt.
- Đổi cận.
- Từ đó suy ra I biểu diễn theo t.
Giải chi tiết:
Đặt \[t = \ln x \Rightarrow dt = \frac{{dx}}{x}\]
Đổi cận: \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 1 \Rightarrow t = 0}\\{x = e \Rightarrow t = 1}\end{array}} \right.\]
Khi đó ta có: \[I = \int\limits_0^1 {\left( {2t + 3} \right)dt} \]
Câu 46:
Phương pháp giải:
Áp dụng quy tắc nhân.
Giải chi tiết:
Chọn 2 trong số 6 đường thẳng song song có \[C_6^2\] cách.
Chọn 2 trong số 5 đường thẳng vuông góc với 6 đường thẳng song song trên có \[C_5^2\] cách.
Vậy số hình chữ nhật tạo thành là: \[C_6^2.C_5^2 = 15.10 = 150\].
Câu 47:
Phương pháp giải: \[P\left( {\bar A} \right) = 1 - P\left( A \right)\]
Giải chi tiết:
Xác suất thợ săn bắn trượt mục tiêu mỗi lần bắn là: \[1 - 0,4 = 0,6\]
Xác suất để người thợ săn bắn trượt mục tiêu sau 3 lượt bắn là: \[{0,6^3} = 0,216\]
Câu 48:
Phương pháp giải:
- Đặt \[t = {\log _{100}}a = {\log _{40}}b = {\log _{16}}\frac{{a - 4b}}{{12}}\], rút \[a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b\] theo t.
- Rút ra phương trình ẩn t, sử dụng phương pháp hàm số để giải phương trình mũ.
- Tìm \[{\left( {\frac{2}{5}} \right)^t}\] và suy ra giá trị \[\frac{a}{b}\].
Giải chi tiết:
Đặt \[t = {\log _{100}}a = {\log _{40}}b = {\log _{16}}\frac{{a - 4b}}{{12}}\], ta có: \[a = {100^t},{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b = {40^t},{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \frac{{a - 4b}}{{12}} = {16^t}\].
Suy ra
\[\frac{{{{100}^t} - {{4.40}^t}}}{{12}} = {16^t} \Leftrightarrow {100^t} - {4.40^t} = {12.16^t}\]\[ \Leftrightarrow 12.{\left( {\frac{{16}}{{100}}} \right)^t} + 4.{\left( {\frac{{16}}{{40}}} \right)^t} - 1 = 0\]
\[ \Leftrightarrow 12.{\left( {\frac{4}{{25}}} \right)^t} + 4.{\left( {\frac{2}{5}} \right)^t} - 1 = 0\]\[ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{{{\left( {\frac{2}{5}} \right)}^t} = \frac{1}{6}}\\{{{\left( {\frac{2}{5}} \right)}^t} = - \frac{1}{2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {ktm} \right)}\end{array}} \right.\]
Vậy \[\frac{a}{b} = {\left( {\frac{{100}}{{40}}} \right)^t} = {\left( {\frac{5}{2}} \right)^t} = 6\].
Câu 49:
Phương pháp giải:
- Dựa vào các đáp án chặn khoảng năm sinh của anh Bình.
- Gọi năm sinh của anh Bình là \[\overline {19ab} \] \[\left( {a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b \in \mathbb{N},{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 0 \le a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b \le 9} \right)\]. Lập phương trình biểu diễn mối liên hệ giữa \[a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b\].
- Nhận xét, đánh giá tìm \[a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b\]. Từ đó suy ra năm sinh của anh Bình và tính tuổi của anh Bình hiện nay.
Giải chi tiết:
Dựa vào các đáp án ta thấy:
Số tuổi của anh Bình lớn nhất là 51 tuổi nên năm sinh sớm nhất của anh Bình có thể là \[2020 - 51 = 1969\].
Số tuổi của anh Bình nhỏ nhất là 40 tuổi nên năm sinh muộn nhất của anh Bình có thể là \[2020 - 40 = 1980\]
Gọi năm sinh của anh Bình là \[\overline {19ab} \], khi đó ta có \[1969 \le \overline {19ab} \le 1980\] \[\left( {a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b \in \mathbb{N},{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 0 \le a,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} b \le 9} \right)\].
Vì năm 1990 tuổi của anh Bình bằng tổng các chữ số của năm sinh của anh ấy nên ta có phương trình
\[{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 1990 - \overline {19ab} = 1 + 9 + a + b\]\[ \Leftrightarrow 90 - \left( {10a + b} \right) = 10 + a + b\]\[ \Leftrightarrow 80 = 11a + 2b{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 1 \right)\]
\[ \Rightarrow a\] là số chẵn và \[80 - 2.9 \le 11a \le 80 \Leftrightarrow a \in \left\{ {6;7} \right\}\]
\[ \Rightarrow a = 6\]. Thay vào (1) ta có \[2b = 80 - 6.11 = 14 \Leftrightarrow b = 7\].
Suy ra năm sinh của anh Bình là 1967 và tuổi của anh Bình hiện nay là \[2020 - 1967 = 53\] (tuổi)
Câu 50:
Phương pháp giải:
Gọi số học sinh là nn (học sinh) \[\left( {n \in {\mathbb{N}^*}} \right)\] và số dự định góp là t (ngàn đồng) \[\left( {t > 0} \right)\].
Dựa vào dữ kiện đề bài cho, lập các phương trình liên quan đến \[n,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} t\].
Giải chi tiết:
Gọi số học sinh là n (học sinh) \[\left( {n \in {\mathbb{N}^*}} \right)\] và số dự định góp là tt (ngàn đồng) \[\left( {t > 0} \right)\].
Vì nếu mỗi bạn đóng 140 ngàn thì thiếu 40 ngàn nên ta có \[140n = t - 40\].
Vì nếu mỗi bạn đóng 160 ngàn thì thừa 60 ngàn nên ta có \[160n = t + 60\].
Khi đó ta có: \[120n = 2.140n - 160 = 2\left( {t - 40} \right) - \left( {t + 60} \right) = t - 140\].
Do đó nếu mỗi bạn đóng 120 ngàn thì thiếu 140 ngàn.
Câu 51:
Phương pháp giải:
Mệnh đề \[A \Rightarrow B\] chỉ sai khi A đúng, B sai.
Giải chi tiết:
Gọi X là mệnh đề: “A đi nhanh hơn B”, Y là mệnh đề: “A đến trường sớm hơn B”.
Khi đó ta có \[X \Rightarrow Y\] là mệnh đề sai nên X đúng, Y sai.
\[ \Rightarrow \bar X\]: “A không đi nhanh hơn B” là mệnh đề sai và \[\bar Y\]: “A đến trường không sớm hơn B” là mệnh đề đúng.
Xét đáp án A: Nếu A đến trường không sớm hơn B thì A đi không nhanh hơn B, tức là \[\bar Y \Rightarrow \bar X\] là mệnh đề sai.
Xét đáp án B: Nếu A đến trường sớm hơn B thì A đi không nhanh hơn B, tức là \[Y \Rightarrow \bar X\] là mệnh đề đúng.
Xét đáp án C: Nếu A đi nhanh hơn B thì A đến trường không sớm hơn B, tức là \[X \Rightarrow \bar Y\] là mệnh đề đúng.
Xét đáp án D: Nếu A đến trường sớm hơn B thì A đi nhanh hơn B, tức là \[Y \Rightarrow X\] là mệnh đề đúng.
Câu 52:
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á năm 1998 có bốn đội lọt vào vòng bán kết: Việt Nam, Singapo, Thái Lan và Inđônêxia. Trước khi thi đấu vòng bán kết, các bạn An, Bình, Chung thử dự đoán kết quả như sau:
An: Singapo nhì, Thái Lan thứ ba.
Bình: Việt Nam nhì, Thái Lan thứ tư.
Chung: Singapo nhất, Inđônêxia nhì.
Kết quả cuối cùng cho thấy mỗi bạn đã dự đoán đúng một đội và sai thứ tự của một đội. Hỏi đội nào ở hạng nhất?
Phương pháp giải:
Giả sử Singapo nhì là đúng, dựa vào các khẳng định của các bạn còn lại suy ra giả sử đó là mâu thuẫn hay không, nếu đúng thì suy ra thứ tự các đội, nếu sai thì suy ra Thái Lan thứ ba là đúng và tiếp tục suy luận.
Giải chi tiết:
Xét kết quả dự đoán của An, nếu Singapo xếp thứ nhì là đúng thì Thái Lan xếp thứ ba là sai.
Mặt khác, nếu Singapo xếp thứ nhì là đúng thì dự đoán của Bình: Việt Nam xếp thứ nhì là sai.
Do đó Thái Lan xếp thứ 4 là đúng.
Nhưng khi Singapo xếp thứ nhì là đúng thì Singapo xếp thứ nhất và Inđônêxia nhì là sai => 2 dự đoán của Chung đều sai => Giả sử sai.
Do đó Singapo xếp thứ nhì là sai và Thái Lan xếp thứ ba là đúng.
Từ đó suy ra Thái Lan xếp thứ tư là sai. Vậy Việt Nam xếp thứ nhì la đúng. Suy ra Inđônêxia xếp thứ hai là sai. Vây Singapo xếp thứ nhất là đúng.
Câu 53:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 – 56
Có 6 người U, V, W, Y, Z, ? ngồi thành 2 hàng và 3 cột như hình vẽ, thỏa mãn:
- Z ở vị trí thứ 5.
- Y ngồi ngay sau W.
- U không cùng hàng với V
Người nào sau đây có thể ngồi cùng hàng với Z?
Phương pháp giải:
Dựa vào các đáp án và dữ kiện đề bài để suy luận.
Giải chi tiết:
Vì Y ngồi ngay sau W, nên Y phải ngồi ở hàng 2. Mà Z đã ngồi ở vị trí thứ 5 nên Y phải ngồi ở vị trí thứ 4 hoặc 6. Do đó Y luôn phải ngồi cùng hàng với Z.
Câu 54:
Phương pháp giải:
Suy luận từ các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Theo giả thiết ta có bảng sau:
Vì Y ngồi ngay sau W nên Y ngồi ở vị trí thứ 6 => V ngồi ở vị trí thứ 4.
Câu 55:
Phương pháp giải:
Suy luận từ các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Theo giả thiết ta có bảng sau:
Vì U không cùng hàng với V nên V ngồi hàng thứ hai.
Vì Y ngồi ngay sau W nên Y, W ngồi cùng 1 hàng => ? và V ngồi cùng một hàng, vậy V ngồi sau ?
Câu 56:
Phương pháp giải:
Suy luận từ các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
+ Nếu người ? ngồi ở vị trí 1 => W ngồi ở vị trí 3, Y ngồi ở vị trí 6.
Và không có dữ kiện tìm vị trí chính xác của U, V => Loại đáp án A.
+ Nếu V ngồi ở vị trí 2 => Không thể xác định W, Y ngồi ở cột nào => Loại đáp án B.
+ Nếu V ngồi ở vị trí 3 => W ngồi ở vị trí 1, Y ngồi ở vị trí 4.
Lại có U không cùng hàng với V => U ngồi ở vị trí 6 => người ? ngồi ở vị trí 2.
Câu 57:
Dựa vào những thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 57 - 60
Ba cô giáo An, Bình, Cúc chơi thân với nhau, mặc dù họ dạy ba môn khác nhau là Toán, Văn, Lý và công tác ở ba trường khác nhau: Nguyễn Trãi, Quang Trung, Nguyễn Du. Được biết:
- Cô An không dạy ở trường Nguyễn Trãi.
- Cô Bình không dạy ở trường Quang Trung.
- Cô giáo dạy môn Lý không dạy ở trường Nguyễn Trãi.
- Cô giáo dạy môn Toán dạy ở trường Quang Trung,
- Cô Bình không dạy môn Văn.
Cô Bình dạy môn gì?
Phương pháp giải:
Suy luận từ các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Vì Cô Bình không dạy ở trường Quang Trung => Cô Bình dạy ở trường Nguyễn Trãi hoặc Nguyễn Du.
Vì Cô giáo dạy môn Toán dạy ở trường Quang Trung => Cô Bình không dạy Toán
=> Cô Bình dạy Văn hoặc Lý. Mà Cô Bình không dạy môn Văn.
Vậy cô Bình dạy Lý.
Câu 58:
Phương pháp giải:
Suy luận từ các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Theo câu 57 ta có cô Bình dạy Lý và cô Bình không dạy ở trường Quang Trung nên dạy ở trường Nguyễn Trãi hoặc Nguyễn Du.
Mà Cô giáo dạy môn Lý không dạy ở trường Nguyễn Trãi nên cô Bình không dạy ở trường Nguyễn Trãi. Do đó cô Bình dạy ở trường Nguyễn Du.
Câu 59:
Phương pháp giải:
Suy luận từ các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Theo câu 57 ta có cô Bình dạy Lý ở trường Nguyễn Du.
Vì Cô An không dạy ở trường Nguyễn Trãi nên cô An dạy ở trường Quang Trung (do cô Bình đã dạy ở trường Nguyễn Du).
Câu 60:
Phương pháp giải:
Suy luận từ các dữ kiện đề bài cho.
Giải chi tiết:
Theo các câu trên ta có:
Cô Bình dạy môn Lý ở trường Nguyễn Du.
Cô An dạy ở trường Quang Trung.
=> Cô Cúc dạy ở trường Nguyễn Trãi.
Vì Cô giáo dạy môn Toán dạy ở trường Quang Trung, nên cô An dạy môn Toán.
Vậy cô Cúc dạy môn Văn.
Câu 61:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 – 63
Hà Nội tính đến 10 giờ 45 (giờ VN) ngày 16/12/2020 đã có 15 quốc gia ghi nhận số ca mắc COVID-19 trên 1 triệu.
(Nguồn: Worldometers.info)
Quan sát biểu đồ và cho biết, tính đến ngày 16/12/2020 đã có bao nhiêu quốc gia ghi nhận số ca mắc Covid-19 trên 2 triệu người?
Phương pháp giải:
Quan sát biểu đồ đếm số quốc gia ghi nhận số ca mắc Covid-19 trên 2 triệu người tính đến thời điểm 16/12/2020.
Giải chi tiết:
Số quốc gia ghi nhận số ca mắc Covid-19 trên 2 triệu người tính đến thời điểm 16/12/2020 là: 5
Bao gồm: Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nga, Pháp.
Câu 62:
Phương pháp giải:
Quan sát biểu đồ, lấy thông tin số ca mắc Covid-19 nhiều nhất thế giới tính đến ngày 16/12/2020.
Giải chi tiết:
Tính đến ngày 16/12/2020 Mỹ có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất thế giới là: hơn 17 triệu người.
Câu 63:
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính tỉ lệ phần trăm A nhiều hơn B: \[\frac{{A - B}}{B} \times 100\% \]
Giải chi tiết:
Số người mắc Covid-19 tính đến 16/12/2020 ở:
Mỹ: 17.143.779 ca.
Ấn Độ: 9.932.908 ca.
Số ca mắc Covid-19 ở Mỹ nhiều hơn Ấn Độ số phần trăm là:
\[\frac{{17{\mkern 1mu} 143{\mkern 1mu} 779{\mkern 1mu} - 9{\mkern 1mu} 932{\mkern 1mu} 908}}{{9{\mkern 1mu} 932{\mkern 1mu} 908}} \times 100\% \approx 72,6\% \]
Câu 64:
Có số liệu về tình hình sản xuất năm 2020 của hai phân xưởng thuộc một công ty dệt số liệu cho trong bảng sau:
Tỷ lệ trung bình sản lượng vải loại I, tính chung cho cả hai phân xưởng trong 6 tháng đầu năm là:
Phương pháp giải:
Trong 6 tháng đầu năm:
Tỷ lệ trung bình sản lượng vải loại I = Tổng sản lượng vải loại I ở cả hai phân xưởng : Tổng sản lượng vải ở cả hai phân xưởng ×100%
Giải chi tiết:
Tổng sản lượng vải 6 tháng đầu năm của hai phân xưởng là: \[50 + 60 = 110\] (triệu mét)
Tổng sản lượng vải loại I của cả hai phân xưởng là: \[98\% .50 + 95\% .60 = 106\] (triệu mét)
Tỷ lệ trung bình sản lượng vải loại I là: \[106:110.100\% \approx 96,4\% \]
Câu 65:
Phương pháp giải:
Tính tỷ lệ sản lượng vải loại I của phân xưởng Rạng Đông:
Tỷ lệ sản lượng vải loại I = Tổng sản lượng vải loại I năm 2020 : Tổng sản lượng vải năm 2020 của Rạng Đông.
Giải chi tiết:
Tổng sản lượng loại I trong năm 2020 của phân xưởng Rạng Đông là:
\[95\% .60 + 97\% .72 = 126,84{\mkern 1mu} \](triệu mét)
Tổng sản lượng vải trong năm 2020 của phân xưởng Rạng Đông là:
\[60 + 72 = 132\] (triệu mét)
Tỷ lệ sản lượng vải loại I của phân xưởng Rạng Đông là: \[\frac{{126,84}}{{132}} \times 100\% \approx 96,1\% \]
Câu 66:
Phương pháp giải:
Tính tổng sản lượng vải sản xuất năm 2020 , sau đó tính tổng sản lượng vải loại I của phân xưởng Bình Minh trong năm 2020, rồi tính tỉ lệ sản lượng vải loại I trong toàn bộ sản lượng vải sản xuất năm 2020 của phân xưởng Bình Minh.
Giải chi tiết:
Tổng sản lượng vải sản xuất năm 2020 là: \[\left( {50 + 58} \right) + \left( {60 + 72} \right) = 240\] (triệu mét)
Tổng sản lượng vải loại I của phân xưởng Bình Minh trong năm 2020 là:
\[98\% .50 + 98,5\% .58 = 106,13\] (triệu mét)
Tỷ lệ sản lượng vải loại I trong toàn bộ sản lượng vải sản xuất năm 2020 của phân xưởng Bình Minh là:
\[\frac{{106,13}}{{240}} \times 100 \approx 44,2\% \]
Câu 67:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 67 – 70
Trong phụ bản tháng 12/2020 của Báo cáo triển vọng phát triển Châu Á (ADO) 2020, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam trong năm 2020 sẽ tăng 2,3% , cao hơn dự báo 1,8% đưa ra hồi tháng 9/2020.
Theo dự báo tăng trưởng kinh tế của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thì trong năm 2021 kinh tế của Đông Nam Á tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm?
Phương pháp giải:
Quan sát số liệu đề bài cung cấp để lấy thông tin.
Giải chi tiết:
Theo dự báo tăng trưởng kinh tế của Ngân hàng Phát triển Chấu Á (ADB) thì trong năm 2021 kinh tế của Đông Nam Á tăng 5,2%.
Câu 68:
Phương pháp giải:
Quan sát số liệu đề bài cung cấp để lấy thông tin.
Giải chi tiết:
Năm 2021: Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 1,3%
Câu 69:
Phương pháp giải:
Quan sát số liệu đề bài cung cấp để lấy thông tin.
Giải chi tiết:
Trong năm 2020 Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất: giảm 8,0%.
Câu 70:
Phương pháp giải:
Quan sát số liệu đề bài cung cấp để lấy thông tin.
Áp dụng công thức A nhiều hơn B ta có: \[\frac{{A - B}}{B} \times 100\% \]
Giải chi tiết:
Năm 2021:
Trung Quốc: 7,7%
Việt Nam: 6,1%
Trung Quốc tăng trưởng kinh tế nhanh hơn Việt Nam số phần trăm là: \[\frac{{7,7 - 6,1}}{{6,1}} \approx 26,2\% \]
Câu 71:
Phương pháp giải:
Quy đổi hỗn hợp X gồm FeS2 và FeS thành hỗn hợp X gồm Fe và S.
Bảo toàn nguyên tố Fe và S ⟹ Số mol Fe và S trong X.
X + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Bảo toàn electron ⟹ số mol SO2.
Tính theo PTHH: 5SO2 + 2KMnO4 + 3H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4.
Giải chi tiết:
* Quy đổi hỗn hợp X gồm FeS2 và FeS thành hỗn hợp X gồm Fe và S.
Bảo toàn nguyên tố Fe và S ta có:
\[X\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{n_{Fe}} = {n_{Fe{S_2}}} + {n_{FeS}} = 0,008 + 0,012 = 0,02}\\{{n_S} = 2{n_{Fe{S_2}}} + {n_{FeS}} = 2.0,008 + 0,012 = 0,028}\end{array}} \right.(mol)\]
* X + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Quá trình trao đổi e:
Fe0 → Fe+3 + 3e ; S+6 + 2e → S+4
S0 → S+6 + 6e
Bảo toàn electron ta có:
\[3{n_{Fe}} + 6{n_S}\; = 2{n_{S{O_2}}} \Rightarrow {n_{S{O_2}}} = 0,114(mol)\]
* PTHH: 5SO2 + 2KMnO4 + 3H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
0,114 → 0,0456 (mol)
⟹ \[{V_{KMn{O_4}}} = \frac{{{n_{KMn{O_4}}}}}{{{C_{M(KMn{O_4})}}}} = \frac{{0,0456}}{{0,02}} = 2,28(l)\]
Vậy V = 2,28 lít.
Câu 72:
(1) Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
(2) Các hợp chất cộng hóa trị phân cực thường tan nhiều trong nước.
(3) Hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.
(4) Liên kết trong phân tử H2, N2, F2 thuộc loại liên kết cộng hóa trị không phân cực.
(5) Khi hình thành liên kết cộng hóa trị, các nguyên tử có thể góp chung 1, 2 hoặc 3 electron để hình thành 1,2 hoặc 3 cặp electron dùng chung.
Số nhận định đúng là
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức tổng hợp về liên kết hoá học.
Giải chi tiết:
(1) đúng vì liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
(2) đúng vì các hợp chất cộng hóa trị phân cực thường tan nhiều trong nước (dung môi phân cực).
(3) sai vì hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó.
(4) đúng vì hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử giống nhau bằng 0 nên liên kết trong phân tử H2, N2, F2 thuộc loại liên kết cộng hóa trị không phân cực.
(5) đúng vì khi hình thành liên kết cộng hóa trị, các nguyên tử có thể góp chung 1, 2 hoặc 3 electron để hình thành 1,2 hoặc 3 cặp electron dùng chung.
Vậy có 4 phát biểu đúng.
Câu 73:
Phương pháp giải:
Xác định CTĐGN của các chất: \[C:H = \frac{{\% {m_C}}}{{12}}:\frac{{\% {m_H}}}{1}\]
- Dựa vào dữ kiện đốt Z → CZ < 6,25.
- Mặt khác số nguyên tử H luôn là số chẵn nên suy ra: X là C2H2, Y là C4H4 và Z là C6H6.
- Để lượng kết tủa tối đa thì CTCT của các chất là:
C2H2: CH≡CH
C4H4: CH≡C-CH=CH2
C6H6: CH≡C-CH2-CH2-C≡CH
Giải chi tiết:
Ta có: %mH = 100% - 92,31% = 7,69%.
→ \[C:H = \frac{{92,31}}{{12}}:\frac{{7,69}}{1} = 1:1\] → CTĐGN là CH.
- Khi đốt cháy 0,01 mol chất Z thu được không quá 2,75 gam CO2
\[ \to {n_{C{O_2}}} < \frac{{2,75}}{{44}} = 0,0625\]
\[ \to {C_Z} < \frac{{0,0625}}{{0,01}} = 6,25\]
- Mặt khác số nguyên tử H luôn là số chẵn nên suy ra: X là C2H2, Y là C4H4 và Z là C6H6.
- Cho 3,12 gam hỗn hợp A (có số mol các chất bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3:
nX = nY = nZ = \[\frac{{3,12}}{{26 + 52 + 78}}\] = 0,02 mol
Để lượng kết tủa tối đa thì CTCT của các chất là:
C2H2: CH≡CH (0,02 mol)
C4H4: CH≡C-CH=CH2 (0,02 mol)
C6H6: CH≡C-CH2-CH2-C≡CH (0,02 mol)
Kết tủa gồm:
CAg≡CAg (0,02 mol)
CAg≡C-CH=CH2 (0,02 mol)
CAg≡C-CH2-CH2-C≡CAg (0,02 mol)
⟹ mkết tủa = 0,02.240 + 0,02.159 + 0,02.292 = 13,82 gam.
Câu 74:
Phương pháp giải:
Công thức phân tử của X có dạng CnH2n+3N (n ≥ 1).
Sơ đồ phản ứng: Amin X + HCl → Muối
⟹ BTKL: mHCl = mmuối - mX ⟹ nX = nHCl ⟹ MX ⟹ n ⟹ Số nguyên tử H trong phân tử X.
Giải chi tiết:
- Sơ đồ phản ứng: Amin X + HCl → Muối
⟹ BTKL: mHCl = mmuối - mX = 9,55 - 5,9 = 3,65 gam ⟹ nHCl = \[\frac{{3,65}}{{36,5}}\] = 0,1 mol.
Do X là amin đơn chức nên nX = nHCl = 0,1 mol ⟹ MX = 5,9/0,1 = 59 g/mol.
- Công thức
⟹ 14n + 17 = 59 ⟹ n = 3 phân tử của X có dạng CnH2n+3N (n ≥ 1)
⟹ CTPT của X là C3H9N
⟹ Trong phân tử X có 9 nguyên tử H.
Câu 75:
Phương pháp giải:
Số hạt nhân bị phân rã: \[N = {N_0}.\left( {1 - {2^{ - \frac{t}{T}}}} \right)\]
Giải chi tiết:
Số hạt nhân bị phân rã sau 3 năm là:
\[N = {N_0}.\left( {1 - {2^{ - \frac{t}{T}}}} \right) \Rightarrow 0,875{N_0} = {N_0}.\left( {1 - {2^{ - \frac{3}{T}}}} \right)\]
\[ \Rightarrow \left( {1 - {2^{ - \frac{3}{T}}}} \right) = 0,875 \Rightarrow {2^{ - \frac{3}{T}}} = 0,125 \Rightarrow T = 1{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {nam} \right)\]
Câu 76:
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tính tổng trở: \[Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} \]
Giải chi tiết:
Ta có: \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{L_A} = 10\log \frac{{{I_A}}}{{{I_0}}} = 10\log \frac{P}{{4\pi O{A^2}}}\frac{1}{{{I_0}}}}\\{{L_B} = 10\log \frac{{{I_B}}}{{{I_0}}} = 10\log \frac{P}{{4\pi O{B^2}}}\frac{1}{{{I_0}}}}\end{array}} \right.\]
\[ \Rightarrow {L_B} - {L_A} = 10\log \frac{{O{A^2}}}{{O{B^2}}} = 20\log \frac{{OA}}{{OB}} = 20\]\[ \Rightarrow OA = {10^1}OB = 10OB = 10.20 = 200m\]
\[ \Rightarrow AB = OA - OB = 200 - 20 = 180m\]
Thời gian máy đo chuyển động từ A đến B là: \[t = \frac{{AB}}{v} = \frac{{180}}{1} = 180s\]
Câu 77:
Phương pháp giải:
Tần số góc của con lắc lò xo: \[\omega = \sqrt {\frac{k}{m}} \]
Độ giãn của lò xo ở VTCB: \[\Delta {{\rm{l}}_0} = \frac{{mg}}{k}\]
Công thức độc lập với thời gian: \[{x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} = {A^2}\]
Độ lớn lực đàn hồi của lò xo: \[{F_{dh}} = k\Delta {\rm{l}}\]
Sử dụng vòng tròn lượng giác và công thức: \[\Delta t = \frac{{\Delta \varphi }}{\omega }\]
Giải chi tiết:
Tần số góc của con lắc là: \[\omega = \sqrt {\frac{k}{m}} = \sqrt {\frac{{100}}{{0,1}}} = 10\sqrt {10} = 10\pi {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {rad/s} \right)\]
Ở VTCB, lò xo giãn một đoạn là: \[\Delta {{\rm{l}}_0} = \frac{{mg}}{k} = \frac{{0,1.10}}{{100}} = 0,01{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right) = 1{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm} \right)\]
Nâng vật lên để lò xo nén \[3{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} cm\], li độ của con lắc khi đó là: \[x = - \left( {3 + 1} \right) = - 4{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm} \right)\]
Ta có công thức độc lập với thời gian: \[{x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} = {A^2} \Rightarrow {\left( { - 4} \right)^2} + \frac{{{{\left( {30\pi } \right)}^2}}}{{{{\left( {10\pi } \right)}^2}}} = {A^2} \Rightarrow A = 5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm} \right)\]
Độ lớn của lực đàn hồi là: \[{F_{dh}} = k\Delta {\rm{l}} \Rightarrow \Delta {\rm{l}} = \frac{{{F_{dh}}}}{k} \Rightarrow \Delta {\rm{l}} < \frac{2}{{100}} = 0,02{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right) = 2{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm} \right)\]\[ \Rightarrow - 3 < x < 1{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm} \right)\]
Ta có vòng tròn lượng giác:
Từ vòng tròn lượng giác, ta có: \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\cos \alpha = \frac{3}{5} \Rightarrow \alpha \approx {{53}^0}}\\{\cos \beta = \frac{1}{5} \Rightarrow \beta \approx {{78}^0}}\end{array}} \right.\]
Vậy trong khoảng thời gian lực đàn hồi có độ lớn nhỏ hơn 2N, vecto quay được góc:
\[\Delta \varphi = 2.\left( {180 - 53 - 78} \right) = {98^0} \approx 1,71{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {rad} \right)\]
\[ \Rightarrow \Delta t = \frac{{\Delta \varphi }}{\omega } = \frac{{1,71}}{{10\pi }} = 0,054{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( s \right)\]
Vậy giá trị thời gian gần nhất là 0,05s0,05s
Câu 78:
Phương pháp giải:
Lực từ: \[F = IB{\rm{l}}\sin \alpha \]
Giải chi tiết:
Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn là:
\[F = IB{\rm{l}}\sin \alpha \Rightarrow I = \frac{F}{{B{\rm{l}}\sin \alpha }}\]
\[ \Rightarrow I = \frac{{{{4.10}^{ - 2}}}}{{{{2.10}^{ - 3}}.0,5.\sin {{45}^0}}} = 40\sqrt 2 {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( A \right)\]
Câu 79:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Ý D không đúng, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể (SGK Sinh 11 trang 20).
Câu 80:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Cá chép: thuộc lớp Cá, hô hấp bằng mang
Cá voi: thuộc lớp Thú, hô hấp bằng phổi
Châu chấu: thuộc lớp Côn trùng, hô hấp bằng ống khí
Giun đất: hô hấp qua da.
Câu 81:
Phương pháp giải:
Nếu gen có n alen nằm trên NST thường, số kiểu gen dị hợp \[C_n^2\]
Giải chi tiết:
Gen A có 3 alen, gen B có 6 alen, số kiểu gen dị hợp về cả 2 cặp gen là: \[C_3^2 \times C_6^2 = 45\]
Câu 82:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
A, D sai, ưu thế lai cao hay thấp thấp ở con lai phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.
B sai, ưu thế lai cao nhất ở F1 và sau đó giảm dần.
C đúng
Câu 83:
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 2 –Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Giải chi tiết:
Thảm thực vật nước ta bốn mùa xanh tốt. rất giàu sức sống, khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do tác động của khối khí qua biển kết hợp với vai trò của biển Đông.
Câu 84:
Phương pháp giải:
Sử dụng Atlat Địa lí trang 6 -7
Giải chi tiết:
Dãy núi Bạch Mã chạy hướng Tây – Đông
Dãy Hoàng Liên Sơn và Tam Đảo hướng Tây Bắc – Đông Nam, dãy Đông Triêu hướng Vòng Cung.
Câu 85:
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 11 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Giải chi tiết:
Có sự đối lập sâu sắc về mùa mưa – khô giữa Tây Nguyên với sườn Đông Trường Sơn
Câu 86:
Phương pháp giải:
Sử dụng Atlat trang 10 kết hợp kĩ năng tính toán
Giải chi tiết:
Lưu lượng nước trung bình năm của sông Cửu Long là: 14890,7 m3/s
Lưu lượng nước trung bình năm của sông Hồng là: 2705,8 m3/s
=> Lưu lượng nước trung bình năm của sông Cửu Long gấp sông Hồng là: 14890,7 / 2705,8 = 5,5 lần
Câu 87:
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về hoàn cảnh và nội dung Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21/7/1954) để phân tích các đáp án và chỉ ra nguyên tắc nào là nguyên tắc quan trọng nhất.
Giải chi tiết:
A chọn vì khi kí kết hai Hiệp định trên, nguyên tắc số 1 và không thay đổi của ta là không vi phạm chủ quyền dân tộc.
B loại vì Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21/7/1954) được kí kết khi ta giành thắng lợi to lớn trên chiến trường còn thực dân Pháp thì hoàn toàn chấp nhận thất bại và muốn rút quân về nước.
C loại vì ta không đề ra mục tiêu giành thắng lợi từng bước khi kí kết hai hiệp định này.
D loại vì hai Hiệp định không có vấn đề nào đề cập về giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
Câu 88:
Phương pháp giải:
So sánh tác động của việc kí kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) để rút ra điểm giống nhau về tác động của 2 hiệp định này.
Giải chi tiết:
A chọn vì Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) được kí kết đã giảm bớt tình trạng căng thẳng ở châu Âu, thúc đẩy giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; Định ước Henxinki (1975) được kí kết đã tạo nên cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh ở châu Âu.
→ Cả hai hiệp định này đều góp phần phần thúc đẩy xu thế đối thoại và hợp tác trên thế giới.
B loại vì việc liên kết là xuất phát từ nhu cầu của các nước.
C loại vì EC thành lập năm 1967.
D loại vì trong quan hệ quốc tế, 1 mặt các nước hợp tác với nhau nhưng mặt khác cũng cạnh tranh với nhau để phát triển.
Câu 89:
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung của Chính sách kinh tế mới của Nga (NEP, 1921) và Chủ trương đổi mới về kinh tế ở Việt Nam từ tháng 12 – 1986 để so sánh và rút ra điểm tương đồng.
Giải chi tiết:
- (SGK Lịch sử 11, trang 54): Chính sách kinh tế mới của (NEP, 1921) là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
- (SGK Lịch sử 12, trang 209): Chủ trương đổi mới về kinh tế ở Việt Nam từ tháng 12 – 1986 là:
+ Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quân liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.
+ Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
=> Nội dung đổi mới về kinh tế ở Việt Nam (từ tháng 12 - 1986) và Chính sách kinh tế mới (NEP, 1921) ở nước Nga có điểm tương đồng là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản li của nhà nước.
Câu 90:
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 11, trang 138 – 139, suy luận.
Giải chi tiết:
- Đáp án A, B, D loại vì nông dân và địa chủ là giai cấp đã có từ trước.
- Đáp án C lựa chọn vì cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất mà thực dân Pháp thực hiện ở nước ta đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến chuyển với sự ra đời của giai cấp công nhân và tầng lớp tư sản, tiểu tư sản.
Câu 91:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 91 đến 93
Nhờ phản ứng bảo vệ chống ăn mòn cao của lớp phủ trên nền kim loại tốt trong không khí nên ngày nay mạ kim loại được áp dụng rộng rãi trong đời sống của người dân. Có thể tùy vào mục đích sử dụng mà người ta có thể lựa chọn những biện pháp mạ khác nhau như: mạ điện phân hay mạ nhúng nóng cho sản phẩm của mình.
Mạ điện là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhằm bảo vệ và trang trí bề mặt kim loại. Độ dày của lớp mạ tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện của nguồn và thời gian mạ.
Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích 200 cm2, người ta dùng tấm sắt làm catot của một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anot là một thanh đồng nguyên chất. Cho dòng điện có cường độ I = 10 A chạy qua bình trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây thấy lớp đồng sinh ra bám đều trên toàn bộ bề mặt tấm sắt. (Biết O = 16; S = 32; Fe = 56; Cu = 64; DCu = 8,96 g/cm3). Bề dày của lớp mạ đồng bám trên bề mặt tấm sắt (tính theo đơn vị mm) là
Phương pháp giải:
Tại catot: Cu2+ + 2e → Cu.
Toàn bộ lượng đồng sinh ra ở catot sẽ bám vào toàn bộ bề mặt tấm sắt.
Tính khối lượng đồng sinh ra theo công thức biểu diễn định luật Farađây: \[{m_{Cu}} = \frac{{A.I.t}}{{n.F}}\]
Bề dày của lớp mạ đồng bám trên bề mặt tấm sắt là d: \[d = \frac{{{V_{Cu}}}}{{{S_{Cu}}}} = \frac{{{m_{Cu}}}}{{D.{S_{Cu}}}}\]
Giải chi tiết:
* Đổi t = 2h40p50s = 2.3600 + 40.60 + 50 = 9650 (s).
Tại catot: Cu2+ + 2e → Cu.
Toàn bộ lượng đồng sinh ra ở catot sẽ bám vào toàn bộ bề mặt tấm sắt.
Áp dụng định luật Farađây ta có: \[{m_{Cu}} = \frac{{A.I.t}}{{n.F}} = \frac{{64.10.9650}}{{2.96500}} = 32(g)\]
* Gọi d là bề dày của lớp mạ đồng bám trên bề mặt tấm sắt (đơn vị của d là cm).
- Thể tích lớp đồng bám trên tấm sắt là V = S.d = 200d (cm3).
- Khối lượng đồng bám trên tấm sắt là mCu = V.D = 200.d.8,96 = 32 (g)
Vậy bề dày của lớp mạ đồng bám trên bề mặt tấm sắt là \[d = \frac{{32}}{{8,96.200}} = 0,018(cm) = 0,18(mm)\]
Câu 92:
Phương pháp giải:
Vật dụng sắt được mạ kim loại bị gỉ trong không khí ẩm vì xảy ra ăn mòn điện hóa học.
Vật dụng mạ kim loại nào có tính khử mạnh hơn sắt thì kim loại đó bị oxi hóa trước (bị ăn mòn trước)
⟹ Vật dụng đó sẽ bị gỉ chậm hơn.
Giải chi tiết:
Vật dụng sắt được mạ kẽm khi bị xước đến lớp sắt bên trong thì bị gỉ chậm nhất trong không khí ẩm vì kẽm có tính khử mạnh hơn sắt nên sẽ bị oxi hóa trước (bị ăn mòn trước).
Câu 93:
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về điều chế kim loại bằng phương pháp điện phân.
Giải chi tiết:
Để phủ lên bề mặt huân huy chương một lớp mạ bằng bạc, người ta treo huân huy chương ở catot của một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 và anot là một thanh bạc nguyên chất.
Ở catot xảy ra quá trình: Ag+ + 1e → Ag (Toàn bộ lượng bạc sinh ra sẽ bám đều lên bề mặt huân huy chương).
C sai vì cần treo huân huy chương cần mạ ở catot.
Câu 94:
Dựa vào các thông tin cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96
Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi, tức là tính có thể biến dạng khi có lực bên ngoài và trở lại trạng thái ban đầu khi lực đó thôi tác dụng. Cao su có tính đàn hồi vì phân tử polime cao su có cấu trúc mạch không phân nhánh hình sợi với cấu hình cis ở các mắt xích. Bình thường, các phân tử này xoắn lại hoặc cuộn tròn vô trật tự. Khi kéo căng cao su, các phân tử polime đó duỗi ra và có trật tự hơn. Khi buông ra không kéo nữa, các phân tử polime có xu hướng co về hình dạng ban đầu.
Cao su không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước; cao su không tan trong nước, ancol etylic, axeton, … nhưng có thể tan trong xăng, benzen, …
Do có những liên kết đôi trong phân tử, cao su có thể tham gia các phản ứng cộng H2, Cl2, HCl, … và đặc biệt khi tác dụng với lưu huỳnh cho cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong các dung môi hơn cao su thường.
Nhờ những tính chất đó, nhất là tính đàn hồi, làm cho cao su được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống.
Bản chất của sự lưu hóa cao su là
Phương pháp giải:
Lý thuyết bài: Vật liệu polime.
Giải chi tiết:
Bản chất của sự lưu hóa cao su là tạo cầu nối đisunfua giữa các mạch phân tử cao su làm cho chúng tạo mạng không gian.
Câu 95:
Phương pháp giải:
Lý thuyết bài: Vật liệu polime và kiến thức được cung cấp ở phần đề bài.
Giải chi tiết:
A đúng, vì cao su thiên nhiên chỉ chứa 2 nguyên tố C và H.
B đúng, đây là tính chất của cao su.
C đúng.
D sai, cao su lưu hóa có mạch không gian.
Câu 96:
Phương pháp giải:
- Viết công thức của cao su buna-S.
- Gọi số mắt xích của butadien và stiren là n, m ⟹ \[{M_{phantu}}\] ứng với 2,1 gam cao su buna-S phản ứng với brom.
- Dựa vào tỉ lệ phản ứng với brom ⟹ \[\frac{n}{m}\].
Giải chi tiết:
Cao su buna-S:
\[ - C{H_2} - CH = CH - C{H_2} - \]: mắt xích butađien
\[ - CH({C_6}{H_5}) - C{H_2} - \]: mắt xích stiren
Giả sử cứ n mắt xích butađien thì có m mắt xích stiren.
Như vậy: \[(54n + 104m)\] gam cao su kết hợp với \[160n\] gam brom. Mặt khác, theo đầu bài: 2,1 gam cao su kết hợp với 1,6 gam brom.
\[ \to \frac{{54n + 104m}}{{2,1}} = \frac{{160n}}{{1,6}} \to \frac{n}{m} = \frac{2}{3}\].
Vậy tỉ lệ giữa số mắt xích butađien và số mắt xích stiren là 2:3.
Câu 97:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99
Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng có nhiều thành phần phức tạp thành những ánh sáng mang tính đơn sắc khác nhau. Với mục đích đó là nhằm thu được các thông tin về thành phần, tính chất hay trạng thái của những khối vật chất liên quan đến chùm ánh sáng đó.
Máy đo quang phổ có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Ta có thể xem một vài ứng dụng của máy quang phổ qua những lợi ích mà nó mang lại như sau:
- Tái chế tài nguyên: Để tái chế tài nguyên có hiệu quả, điều quan trọng là phân loại phế thải đã thu gom.
- Phục hồi tác phẩm nghệ thuật : Do là phương pháp phân tích nhanh và không phá hủy nên máy quang phổ huỳnh quang tia X được sử dụng tiến hành hoạt động này.
- Kiểm tra những nguyên tố độc hại: Để đảm bảo vật liệu sử dụng trong các thiết bị điện, điện tử và ôtô hoặc đồ chơi trẻ em không chứa những nguyên tố độc hại với hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
- Đồng nhất các chất: Từ sự đồng nhất về phổ quang hồng ngoại của hai mẫu hợp chất có thể kết luận sự đồng nhất về bản chất của hai mẫu hồng ngoại với mức độ chính xác khá cao
- Xác định cấu trúc phân tử: Từ tần số của các vạch phổ hấp thụ ta có thể biết sự có mặt của các nhóm chức trong phân tử.
- Nhận biết các chất: Hiện nay người ta đã công bố một số tuyển tập phổ hồng ngoại của các chất và các tần số nhóm đặc trưng
- Phân tích định lượng: Máy đo quang phổ cho phép sự tăng tỷ lệ tín hiệu/nhiễu làm cho việc phân tích định lượng càng thêm chính xác và do đó mở rộng được phạm vi phân tích định lượng.
Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ lăng kính dựa vào hiện tượng
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết về máy quang phổ lăng kính
Giải chi tiết:
Máy quang phổ lăng kính hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Câu 98:
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết về quang phổ liên tục
Giải chi tiết:
Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào bản chất của vật phát sáng mà chỉ phụ thuộc nhiệt độ của vật.
→ B đúng.
Câu 99:
Phương pháp giải:
+ Quang phổ liên tục là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
+ Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.
+ Quang phổ liên tục của các chất khác nhau ở cùng một nhiệt độ thì giống nhau và chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của chúng.
+ Ứng dụng: Đo nhiệt độ của các vật nóng sáng ở nhệt độ cao như các ngôi sao qua quang phổ của nó.
Giải chi tiết:
Thanh sắt và thanh niken tách rời nhau được nung nóng đến cùng nhiệt độ \[{1200^0}C\] thì phát ra hai quang phổ liên tục giống nhau
Câu 100:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102
Năng lượng, trong đó năng lượng điện đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Ngày nay, nguồn tài nguyên năng lượng không phát sinh ngày càng cạn kiệt. Vì vậy việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng Mặt Trời, thủy điện, gió, nhiệt điện, đại dương và sinh học đang là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
Năng lượng Mặt Trời là một dạng năng lượng sạch được sử dụng lâu dài và hoàn toàn miễn phí. Chính vì vậy, việc sử dụng pin năng lượng mặt trời là một giải pháp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường.
Pin Mặt Trời (còn gọi là pin quang điện) là nguồn điện trong đó quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. Cấu tạo của pin quang điện gồm một tấm bán dẫn loại n, bên trên có phủ một lớp bán dẫn loại p. Mặt trên cùng là một lớp kim loại mỏng trong suốt với ánh sáng và dưới cùng là một đế kim loại. Các lớp kim loại này đóng vai trò là các điện cực. Lớp tiếp xúc p – n được hình thành giữa hai bán dẫn. Khi chiếu ánh sáng có bước sóng ngắn hơn giới hạn quang điện vào lớp kim loại mỏng ở trên cùng thì ánh sáng sẽ đi xuyên qua lớp này và lớp bán dẫn loại p, rồi đến lớp chuyển tiếp p – n, gây ra hiện tượng quang điện trong, giải phóng ra các cặp electron dẫn và lỗ trống. Điện trường ở lớp chuyển tiếp p – n đẩy các lỗ trống về phía bán dẫn loại p và đẩy các electron về phía bán dẫn loại n. Do đó lớp kim loại mỏng ở trên sẽ nhiễm điện dương và trở thành điện cực dương của pin, còn đế kim loại phía dưới sẽ nhiễm điện âm và trở thành điện cực âm.
Pin Mặt Trời đã trở thành nguồn cung cấp điện năng cho các vùng sâu, vùng xa ở nước ta, trên các vệ tinh nhân tạo, con tàu vũ trụ, máy tính bỏ túi,…
Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng
Phương pháp giải:
Pin quang điện là nguồn điện trong đó quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. Hoạt động của pin dựa trên hiện tượng quang điện trong.
Giải chi tiết:
Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong.
Câu 101:
Phương pháp giải:
Hiệu suất: \[H = \frac{{{P_{ci}}}}{{{P_{tp}}}}.100\% \]
Giải chi tiết:
Cứ \[1{m^2}\] bề mặt pin nhận được công suất trung bình \[4000W\]
\[ \Rightarrow S{\mkern 1mu} \left( {{m^2}} \right)\] bề mặt pin nhận được công suất trung bình \[{P_{tp}} = 4000.S{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( W \right)\]
Công suất có ích: \[{P_{ci}} = 1000MW = {1000.10^6}W = {10^9}W\]
Hiệu suất của pin:
\[H = \frac{{{P_{ci}}}}{{{P_{tp}}}}.100\% \Leftrightarrow \frac{{{{10}^9}}}{{4000.S}}.100\% = 10\% \]
\[ \Leftrightarrow \frac{{{{10}^9}}}{{4000.S}} = 0,1 \Rightarrow S = \frac{{{{10}^9}}}{{4000.0,1}} = {2,5.10^6}{m^2}\]
Câu 102:
Phương pháp giải:
Điện năng: \[A = P.t\]
Hiệu suất: \[H = \frac{{{A_{ci}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \]
Giải chi tiết:
Ta có:
+ Bộ pin được đặt ở nơi có bức xạ Mặt Trời trung bình \[1{\rm{ }}kJ/{m^2}\] trong mỗi giây.
+ Bộ pin có diện tích bề mặt \[4{m^2}\].
+ Thời gian chiếu sáng trung bình của Mặt Trời là 12 giờ
⇒⇒ Năng lượng mà Mặt Trời cung cấp trong 1 ngày là: \[{A_{tp}} = P.t = 4.1.12.3600 = 172800kJ\]
Tỉ lệ chuyển hóa năng lượng điện là \[12\% \]: \[H = \frac{{{A_{ci}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% = 12\% \]
\[ \Rightarrow {A_{ci}} = \frac{{{A_{tp}}.12}}{{100}} = \frac{{172800.12}}{{100}} = 20736kJ\]
Câu 103:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105
Sữa chua là một sản phẩm được làm từ sữa, giàu chất dinh dưỡng. Trong sữa chua có các chất như: protein (chất đạm), lipid (chất béo) có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa tránh được tiêu chảy, giúp cho cơ thể hấp thu canxi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn.
Đường lactose biến đổi thành axit lactic theo sơ đồ
Mang một hàm lượng dinh dưỡng khá cao, sữa chua rất tốt cho mọi người, đặc biệt là phụ nà và trẻ em. Đối với trẻ nhỏ, sữa chua ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm axit cho dịch dạ dày (ở trẻ nhỏ nồng độ axit trong dạ dày chưa đạt được tiêu chuẩn như ở người lớn) giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Không những vậy, một số loại sữa chua còn thêm DHA (chất béo không no chuỗi dài) có tác dụng giúp sáng mắt và tăng chỉ số phát triển trí tuệ.
Vi sinh vật cần có trong quá trình sản xuất sữa chua là
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Làm sữa chua là ứng dụng của quá trình lên men lactic, đường lactose trong sữa sẽ được chuyển thành axit lactic, pH giảm xuống làm cho protein trong sữa kết tủa.
Ta cần sử dụng vi khuẩn lactic đồng hình để làm sữa chua.
Câu 104:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Sữa chua từ trạng thái lỏng trở thành sệt là vì vi khuẩn lactic hoạt động tạo ra axit lactic làm pH giảm xuống → protein trong sữa bị kết tủa.
Câu 105:
Khi làm sữa chua, bạn Phương thực hiện các bước như sau
Bước 1: pha sữa ngọt vừa uống bằng nước ấm 40oC.
Bước 2: Cho 1 hộp sữa chua Vinamilk vào rồi trộn đều.
Bước 3: Đun nóng ở nhiệt độ 60oC trong 10 phút.
Bước 4: Để vào tủ lạnh trong 4 – 6h
Sau 4 – 6h, Phương thấy hỗn hợp nhìn giống sữa chua nhưng ăn không có vị chua, có nhiều đá. Theo em Phương đã làm sai ở bước nào?
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Phương đã làm sai ở bước 3, vi khuẩn lactic sẽ hoạt động tốt ở nhiệt độ 40 – 45oC, khi Phương đun hỗn hợp ở khoảng 60oC thì vi khuẩn sẽ chết và không lên men để chuyển đường thành axit lactic.
Để làm sữa chua cần ủ ấm hỗn hợp trong 4-6h ở nhiệt độ 40 – 45oC.
Câu 106:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 106 đến 108
Phân bố đồng đều (H1): Thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Phân bố ngẫu nhiên (H2): Là dạng trung gian. Thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
Phân bố theo nhóm (H3): Là kiểu phân bố phổ biến nhất. Các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất.
Thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, các cá thể sống thành bầy đàn, khi chúng trú đông, ngủ đông,...
Kiểu phân bố nào có ý nghĩa giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Khi các cá thể cạnh tranh gay gắt thì các cá thể phân bố đồng đều để giảm sự cạnh tranh.
Câu 107:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Phân bố ngẫu nhiên giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường
Câu 108:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố này là theo nhóm
Câu 109:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111
Nông nghiệp là ngành kinh tế trọng yếu của Việt Nam, chiếm 15% GDP quốc gia (25,9 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2017, thu hút 40% tổng số lao động (28,9 triệu người) và nguồn sinh kế chính cho người nghèo (Ngân hàng Thế giới 2019).
Tương tự, vào năm 2020, nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ đóng góp 8-9 tỷ đô la Mỹ (5% GDP) và 5 triệu việc làm (Bộ NN&PTNT 2015). Nhưng phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tập trung ở các tỉnh đồng bằng và ven biển, chiếm 83% tổng sản lượng gạo cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng cũng chiếm lần lượt 70% và 16% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản quốc gia.
Hàng năm, thiên tai gây thiệt hại đáng kể cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Bão làm mất mùa, lũ lụt làm ngập đồng ruộng, gây thiệt hại đến sản lượng và làm chết gia súc, hạn hán và nước dâng do bão gây xâm nhập mặn, gây ảnh hưởng đến đất canh tác. Tất cả những yếu tố trên đều ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, và gây hậu quả trực tiếp, nghiêm trọng tới sinh kế và thu nhập của người dân. Ví dụ, đợt hạn hán năm 2016 đã gây ra xâm nhập mặn nghiêm trọng, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thiệt hại hơn 1,4 triệu héc-ta đất nông nghiệp trên toàn quốc, 22% diện tích lúa trồng (12% sản lượng lúa và 8% GDP nông nghiệp quốc gia), ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của khoảng 3 triệu nông dân.
(Nguồn: Báo cáo tóm tắt: Tăng cường khả năng chống chịu khu vực ven biển, Ngân hàng thế giới, 2020)
Câu 109 (NB): Thu hút 40% tổng số lao động (28,9 triệu người) và nguồn sinh kế chính cho người nghèo là vai trò của ngành
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn đầu tiên trong đoạn tư liệu
Giải chi tiết:
Nông nghiệp là ngành kinh tế trọng yếu của Việt Nam, chiếm 15% GDP quốc gia (25,9 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2017, thu hút 40% tổng số lao động (28,9 triệu người) và nguồn sinh kế chính cho người nghèo.
Câu 110:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn tư liệu thứ 2
Giải chi tiết:
Phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tập trung ở các tỉnh đồng bằng và ven biển.
- Vùng đồng bằng có đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho trồng cây lương thựcvà cây công nghiệp hằng năm.
- Ven biển có vũng vịnh, cửa sông, bãi triều, đầm phá..thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, vùng biển rộng lớn với nguồn lợi thủy sản dồi dào...
Câu 111:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn thứ 3
Giải chi tiết:
Chú ý từ khóa ‘‘khó khăn cơ bản“
Khó khăn cơ bản nhất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nước ta là thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai mưa bão (do vị trí nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa) => mưa bão làm mất mùa, lũ lụt gây thiệt hại đến sản lượng và làm chết gia súc, hạn hán va nước dâng do bão gây xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến đất canh tác.
Câu 112:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114
Công nghiệp Bắc Trung Bộ hiện đang phát triển dựa trên một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn, nguồn nguyên liệu của nông, lâm, thủy sản và nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ. Do những hạn chế về điều kiện kĩ thuật, vốn, nên cơ cấu công nghiệp của vùng chưa thật định hình và sẽ có nhiều biến đổi trong những thập niên tới. Một số tài nguyên khoáng sản của vùng vẫn ở dạng tiềm năng hoặc được khai thác không đáng kể (crômit, thiếc…). Trong vùng có một số nhà máy xi măng lớn như Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hóa). Trong vùng có một số nhà máy xi măng lớn như Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hóa), Hoàng Mai (Nghệ An). Nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh (sử dụng quặng sắt Thạch Khê) đã được kí kết xây dựng vào tháng 5 – 2007.
Vấn đề phát triển cơ sở sở năng lượng (điện) là một ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng. Do những hạn chế về nguồn nhiên liệu tại chỗ, nên việc giải quyết nhu cầu về điện chủ yếu dựa vào lưới điện quốc gia. Một số nhà máy thủy điện đang được xây dựng như Bản Vẽ (320MW) trên sông Cả (Nghệ An), Cửa Đạt (97 MW), trên sông Chu (Thanh Hóa), Rào Quán (64 MW) trên sông Rào Quán (Quảng Trị).
Các trung tâm công nghiệp của vùng là Thanh Hóa – Bỉm Sơn, Vinh, Huế với các sản phẩm chuyên môn hóa khác nhau. Huế nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ có lợi thế trong phát triển.
(Nguồn: SGK Địa lí 12 cơ bản, trang 159)
Trả lời cho các câu 112, 113, 114 dưới đây:
Vấn đề năng lượng của Bắc Trung Bộ được giải quyết chủ yếu dựa vào phương hướng nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn tư liệu số 2
Giải chi tiết:
Vấn đề năng lượng của Bắc Trung Bộ chủ yếu được giái quyết dựa vào mạng lưới điện quốc gia.
Do nhu cầu điện năng lớn, trong khi vùng còn hạn chế về các thế mạnh thủy điện (chủ yếu ống nhỏ), nhiệt điện…
Câu 113:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn tư liệu số 2
Giải chi tiết:
Công nghiệp Bắc Trung Bộ có cơ cấu ngành còn đơn điệu, gồm 1 số ngành dựa vào lợi thế tự nhiên của vùng
=> nhận định cơ cấu ngành đa dạng, nhiều ngành hiện đại và trọng điểm là sai
Câu 114:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn tư liệu số 1
Giải chi tiết:
Công nghiệp Bắc Trung Bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng, chủ yếu do vùng còn hạn chế về các điều kiện khoa học kĩ thuật, chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư cho sản xuất.
Câu 115:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 115 đến câu 117:
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27-1- 1973 tại Pari giữa bốn ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị và bắt đầu có hiệu lực.
Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản cơ bản sau đây:
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào lúc 24 giờ ngày 27 -1- 1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lại chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).
- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.
Hiệp định Pari về Việt Nam (được Hội nghị họp ngày 2 – 3 – 1973 tại Pari, gồm đại biểu các nước Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên tham gia kí Hiệp định và bốn nước trong Uỷ ban Giám sát và Kiểm soát quốc tế: Ba Lan, Canađa, Hunggari, Inđônêxia, với sự có mặt của Tổng thư kí Liên hợp quốc, Công nhận về mặt pháp lí quốc tế) là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Với Hiệp định Pari, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 187).
Nội dung nào dưới đây không thuộc Hiệp định Pari 1973?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.
Giải chi tiết:
- Nội dung các đáp án A, B, D là nội dung các điều khoản thuộc Hiệp định Pari 1973.
- Nội dung đáp án C không phải là nội dung Hiệp định Pari 1973. Việc quy định các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực chỉ có trong điều khoản của Hiệp định Giơnevơ.
Câu 116:
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp, suy luận để trả lời.
Giải chi tiết:
Điều khoản Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh về nước trong Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bởi, với điều khoản này, so sánh tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam.
Câu 117:
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp về nội dung của Hiệp định Pari và kiến thức đã học về nội dung của Hiệp định Giơnevơ (SGK Lịch sử 12, trang 154 – 155) để phân tích các đáp án về chỉ ra điểm khác biệt về nội dung cơ bản của hai Hiệp định này.
Giải chi tiết:
- Nội dung các đáp án A, B, C là những điểm tương đồng về nội dung cơ bản giữa hai Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973).
- Nội dung đáp án D là điểm khác giữa về nội dung cơ bản giữa hai Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973). Trong đó, điều khoản quy định các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực chỉ có trong Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.
Câu 118:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:
Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế – xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.
Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật trở thành xu thế thế giới ; cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
Đường lối đổi mới của Đảng được để ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12 – 1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6 – 1991), Đại hội VIII (6 – 1996), Đại hội IX (4 – 2001).
Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
Về đổi mới kinh tế, Đảng chủ trương xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường; xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề ; nhiều quy mô, trình độ công nghệ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Về đổi mới chính trị, Đảng chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân ; thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 208 – 209).
Trong đường lối đổi mới đất nước (từ thàng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.
Giải chi tiết:
Trong đường lối đổi mới đất nước (từ thàng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương: Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
Câu 119:
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp kết hợp với phương pháp suy luận để chọn đáp án đúng.
Giải chi tiết:
- Đáp án B loại vì Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh năm 1989.
- Đáp án C loại vì chỉ có Xingapo là “con rồng” kinh tế châu Á.
- Đáp án D loại vì xu hướng hòa hoãn Đông-Tây bắt đầu xuất hiện từ những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 120:
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam để phân tích các đáp án và chọn được đáp án đúng.
Giải chi tiết:
- Đáp án A loại vì cải cách ở 3 nước được tiến hành khi đã giành được độc lập.
- Đáp án B loại vì Việt Nam và Trung Quốc không tiến hành đa nguyên, đa đảng.
- Đáp án C lựa chọn vì cả 3 nước đều tiến hành cải cách khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.
- Đáp án D loại vì đổi mới nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, riêng ở Liên Xô thì thực hiện đa nguyên đa đảng nên vai trò của Đảng Cộng sản bị suy giảm, cũng là 1 trong những nguyên nhân làm cho công cuộc cải tổ thất bại, CNXH ở Liên Xô sụp đổ.