Người ta mạ Niken lên mặt một vật kim loại M bằng phương pháp mạ điện, cường độ dòng không đổi I = 9A. Dung dịch điện phân chứa NiSO4, cực dương là Ni kim loại, cực âm là vật kim loại M có hình trụ (bán kính 2,5 cm; chiều cao 20 cm). Vật M cần được phủ đều một lớp Niken dày 0,4 mm trên bề mặt. Biết hiệu suất điện phân đạt 100%, khối lượng riêng của Ni là 8,9 g/cm3. Thời gian của quá trình điện phân (tính theo giờ) có giá trị gần nhất với
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Để đo nồng độ cồn (C2H5OH) trong máu,cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích có chứa bột crom trioxit. Khi người lái xe hà hơi thở vào dụng cụ phân tích, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với crom tri oxit và biến thành Cr2O3, có màu xanh đen. WHO đưa ra một đơn vị uống chuẩn là 0,23 mg C2H5OH/lít khí thở. Khi lái xe moto, mỗi người đàn ông không nên uống quá 2 đơn vị chuẩn. Nếu một người đàn ông đã dùng rượu bia, khi đo nồng độ cồn bằng máy đo thì lượng crom trioxit đã phản ứng là 8 mg/1 lít khí thở. So với quy định thì người đàn ông có lượng cồn trong người
Cho hỗn hợp rắn gồm x mol Na2CO3, 0,2 mol NaHCO3 và 0,08 mol NaOH vào nước dư được dung dịch X, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl vào X. Tiến trình phản ứng được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch E. Cô cạn dung dịch E được hỗn hợp rắn khan R. Nung R đến khối lượng không đổi được m gam rắn khan mới. Giá trị của m là
Cho từ từ chất X vào dung dịch Y, sự biến thiên lượng kết tủa Z tạo thành trong thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Phát biểu sau đây đúng là
Chuẩn bị 4 ống nghiệm riêng biệt, đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4 và tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:
Ø Bước 1: Cho lần lượt nước ép quả nho chín, nước mía, nước vo gạo vào các ống nghiệm 1, 2, 3 tương ứng.
Ø Bước 2: Cho vào ống nghiệm số 4 vài giọt dung dịch CuSO4 0,5%, thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 10%. Gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa.
Ø Bước 3: Cho kết tủa vào các ống nghiệm 1, 2, 3, lắc nhẹ và quan sát.
Phát biểu nào sau đây sai?
Hỗn hợp E gồm hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Ø Thí nghiệm 1: Hoà tan hoàn toàn E trong dung dịch HCl dư, thu được n1 mol khí.
Ø Thí nghiệm 2: Cho E vào dung dịch NaOH dư, thu được tổng số mol kết tủa và khí là n2.
Ø Thí nghiệm 3: Nung E đến khối lượng không đổi, thu được n3 mol hỗn hợp khí và hơi.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Đun sôi nước cứng toàn phần.
(b) Sục khí CO2 vào dung dịch nước thủy tinh (hay thủy tinh lỏng).
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2
(d) Dẫn khí etilen qua dung dịch KMnO4.
(e) Cho Al4C3 vào dung dịch NaOH dư.
(g) Cho một lượng phân nitrophotka vào dung dịch nước vôi trong dư.
Sau khi thí nghiệm kết thúc, số trường hợp thu được kết tủa là
Este nào sau đây không được điều chế từ axit cacboxylic và ancol tương ứng?
Mùi tanh của cá, đặc biệt là cá mè, do các amin gây ra. Để khử mùi tanh của cá, nên sử dụng loại nước nào dưới đây?
PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa, … PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?
“Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng Trái Đất ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị khí quyển giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?
Cho sơ đồ chuyển hoá:
Có các nhận định về sơ đồ trên:
(a) Trong công nghiệp, X là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất gang.
(b) Y vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
(c) Khi cho Z vào dung dịch AgNO3 dư sẽ thu được kết tủa không tan trong HNO3.
(d) D có màu trắng xanh, để lâu trong không khí chuyển thành E có màu nâu đỏ.
(e) G tan dễ trong nước, cho dung dịch dẫn điện.
Số nhận định đúng là
Ngâm một đinh sắt trong dung dịch HCl, phản ứng xảy ra chậm. Để phản ứng xảy ra nhanh hơn, người ta thêm tiếp vào dung dịch axit một vài giọt dung dịch nào sau đây?