Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2.
(b) Cho lá Ni nguyên chất vào dung dịch HCl.
(c) Cho lá Zn nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(d) Cho lá Ni nguyên chất vào dung dịch FeCl2.
Số thí nghiệm có thể xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Chọn đáp án D.
Cho lá Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2. Sẽ có phản ứng:
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
Cu bám trên bể mặt lá sắt tạo ra cặp pin điện hóa.
Tại catot (Cu): Cu2+ + 2e → Cu
Tạianot (Fe): Fe → Fe2+ + 2e
Fe bị ăn mòn điện hóa.
(a) Cho Ni nguyên chất vào dung dịch HCl xảy ra phản ứng:
Ni + 2HCl → NiCl2 + H2
Ni bị ăn mòn hóa học.
(b) Cho lá Zn nguyên chất vào dung dịch FeCl3 xảy ra phản ứng:
Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2
Xuất hiện 2 điện cực:
Tại catot (Fe): Fe2+ + 2e → Fe
Tại anot (Zn): Zn → Zn2+ + 2e
Zn bị ăn mòn điện hóa.
(c) Cho lá Ni nguyên chất vào dung dịch FeCl2 không xảy ra phản ứng
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Hỗn hợp T gồm X, Y, Z (58 < MX < MY < MZ < 78), là các hợp chất tạp chức, phân tử chỉ chứa C, H và O có các tính chất sau:
- X, Y, Z đều tác dụng được với Na.
- Y, Z tác dụng được với NaHCO3.
- X, Y đều có phản ứng tráng bạc
Nếu đốt cháy hết 0,25 mol hỗn hợp T thì thu được m gam chất CO2, m gần nhất với giá trị:
Etyl fomat là một este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Công thức cấu tạo của etyl fomat là
Cho các phát biểu sau:
(1) Tơ nilon-6,6 được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng.
(2) Poli (vinyl clorua) có cấu trúc phân nhánh.
(3) Tơ axetat có nguổn gốc từ xenlulozơ và thuộc loại tơ hóa học.
(4) Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
(5) Poli (metyl metacrylat) là vật liệu polime có tính dẻo.
(6) Poliacrilonnitrin là loại tơ dai, bền với nhiệt. Số phát biểu đúng là
Cho các nhận xét sau:
1. Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron.
2. Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetylamin > metylamin > anilin > điphenylamin.
3. Muối mononatri của axit 2 - aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được gọi là bột ngọt hay mì chính.
4. Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 2 đipeptit là đồng phân của nhau.
5. Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm.
6. Peptit mà trong phân tử chứa 2,3,4 nhóm -NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit.
7. Glucozơ, axit glutamic, axit lactic, sobitol, fructozơ đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.
8. Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo.
9. Etylbutirat có mùi dứa chín và là đồng phân của isoamyl axetat.
Số nhận xét đúng là:
Hòa tan hết hỗn hợp gồm Na2O và Al (tỉ lệ mol 1:1) trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6a mol khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào X, Phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Với trị số của x = 0,64 và y = 0,72. Đem cô cạn X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là.
Cho các phát biểu sau:
(a) Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa - khử.
(b) Nhúng thanh Ni nguyên chất vào dung dịch chứa HCl và FeCl3 sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa.
(c) Các kim loại khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
(d) Các hợp kim có tính bền hóa học và cơ học cao được dùng trong công nghiệp dầu mỏ.
Các phát biểu đúng là:
Cho 2,88 gam bột Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dùng dư), sau khi kết thúc phản ứng thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, đo đktc). Giá trị của V là
Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.
(c) Amilozơ và amilopectin trong tinh bột đều không tan được trong nước nóng.
(d) Trong dung dịch, saccarozö chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng. Các phát biểu sai là:
Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng, dư vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ:
Cho các phát biểu sau:
(a) Glyxin tác dụng được với C2H5OH/HCl, đun nóng.
(b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin.
(c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.
(d) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là: