Hỗn hợp X gồm a mol P và b mol S. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng thu được dung dịch Y và thoát ra khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Trung hoà dung dịch Y bằng NaOH thì cần bao nhiêu mol?
A. (3,2a + 1,6b).
B. (1,2a + 3b).
C. (3a + 2b).
D. (4a + 3,2b).
Đáp án D
Phương pháp giải:
Cách 1: Tính toán theo các PTHH
P + 5HNO3 đ H3PO4 + 5NO2 + H2O
S + 6HNO3 đ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
Các phản ứng xảy ra khi trung hòa:
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O
Cách 2: Sử dụng bảo toàn e
- Khi X + HNO3:
Áp dụng bảo toàn e: nNO2 = 5nP + 6nS.
Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 pư = nNO2 ⟹ nHNO3 dư = 20%.nHNO3 pư.
- Khi trung hòa thì nOH- = nH+ ⟹ nNaOH = 3nH3PO4 + 2nH2SO4 + nHNO3 dư.
Giải chi tiết:
Cách 1: Viết PTHH
P + 5HNO3 đ H3PO4 + 5NO2 + H2O
a → 5a → a (mol)
S + 6HNO3 đ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
b → 6b → b (mol)
⟹ nHNO3 pứ = 5a + 6b (mol)
⟹ nHNO3 dư = 20%.nHNO3 pứ = 20%.(5a + 6b) = a + 1,2b (mol)
⟹ Dung dịch Y gồm
Các phản ứng xảy ra khi trung hòa:
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O
⟹ nNaOH = 3nH3PO4 + 2nH2SO4 + nHNO3 dư = 3a + 2b + (a + 1,2b) = 4a + 3,2b (mol)
Cách 2: Sử dụng bảo toàn e
- Khi X + HNO3:
Áp dụng bảo toàn e: 5nP + 6nS = nNO2 = 5a + 6b (mol)
Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 pư = nNO2 = 5a + 6b (mol)
⟹ nHNO3 dư = 20%.(5a + 6b) = a + 1,2b (mol)
- Khi trung hòa thì nOH- = nH+
⟹ nNaOH = 3nH3PO4 + 2nH2SO4 + nHNO3 dư = 3.a + 2.b + (a + 1,2b) = 4a + 3,2b (mol).
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đun nóng hỗn hợp etylen glicol và một axit cacboxylic mạch hở (X) có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được các sản phẩm hữu cơ, trong đó có chất hữu cơ (Y) mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 24,0 gam Y cần dùng 0,825 mol O2, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2. Biết (Y) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất.
Cho các nhận định sau:
(1) (X) tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0) theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(2) Trong (Y) có một nhóm -CH3.
(3) Chất (Y) có công thức phân tử là C6H8O4.
(4) Chất (Y) có hai đồng phân thỏa mãn.
(5) Cho a mol (Y) tác dụng với Na dư thu được a mol H2.
Số nhận định không đúng là:
Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C11H27O6N3, là muối của lysin) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được hai amin no, đơn chức (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là:
Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít khí H2 (đktc) thoát ra. Khối lượng Cu trong X là:
Cho phản ứng hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?
Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một amin X no, đơn chức, mạch hở bằng khí oxi vừa đủ thu được 1,2 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Số đồng phân bậc 1 của X là:
Cho dãy các chất: phenyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin, vinyl axetat. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH loãng, đun nóng sinh ra ancol là:
Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 ml nước cất.
Bước 2: Nhỏ tiếp vài giọt anilin vào ống nghiệm, sau đó nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống nghiệm.
Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, dung dịch thu được trong suốt.
(b) Sau bước 2, giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.
(c) Sau bước 3, dung dịch thu được trong suốt.
(d) Sau bước 3, trong dung dịch có chứa muối phenylamoni clorua tan tốt trong nước.
(e) Sau bước 2, dung dịch bị vẩn đục.
Số phát biểu đúng là:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là: