X, Y, Z là 3 este đều mạch hở và đều không chứa nhóm chức khác (trong đó X, Y đều đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối có tỉ lệ mol là 1:1 và hỗn hợp gồm 2 ancol đều no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy hoàn toàn F thu được CO2, 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Phần trăm về khối lượng của Z có trong E là:
A. 5,29.
B. 89,86.
C. 3,84.
D. 90,87.
Đáp án D
Phương pháp giải:
Đặt ancol là R(OH)n (0,26/n mol)
⟹ m tăng = (R + 16n).0,26/n = 8,1
⟹ R = 197n/13
Do 1 < n < 2 ⟹ 15,2 < R < 30,4
⟹ Hai ancol là C2H5OH và C2H4(OH)2.
Dựa vào các dữ kiện tiếp theo xác định các muối ⟹ các este.
Giải chi tiết:
nNa2CO3 = 0,13 → nNaOH = 0,26
Đặt ancol là R(OH)n (0,26/n mol)
⟹ m tăng = (R + 16n).0,26/n = 8,1
⟹ R = 197n/13
Do 1 < n < 2 ⟹ 15,2 < R < 30,4
⟹ Hai ancol là C2H5OH (u) và C2H4(OH)2 (v)
⟹ u + 2v = 0,26 và 45u + 60v = 8,1
⟹ u = 0,02 và v = 0,12
Bảo toàn khối lượng:
mE + mNaOH = m muối + m ancol
⟹ m muối = 21,32 gam
Trong muối có nNa = 0,26 → nO = 0,52
nH2O = 0,39 ⟹ nH = 0,78
⟹ nC = 0,52
⟹ nCO2 = nC - nNa2CO3 = 0,39
Vì nCO2 = nH2O ⟹ Các muối no, đơn chức, mạch hở.
⟹ n muối = nNaOH = 0,26 ⟹ Số C = 0,52/0,26 = 2
Do 2 muối có số mol bằng nhau ⟹ HCOONa và C2H5COONa
Vậy các este gồm:
HCOOC2H5 (0,01 mol)
C2H5COOC2H5 (0,01 mol)
Z: HCOOCH2CH2OOCC2H5 (0,12 mol)
⟹ %mZ = 90,87%.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Metylamin (CH3NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?
Đốt cháy hoàn toàn 25,74 gam triglixerit X, thu được CO2 và 1,53 mol H2O. Cho 25,74 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được glixerol và m gam muối. Mặt khác, 25,74 gam X tác dụng được tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là:
Cho 4,06 gam Gly-Ala-Gly tác dụng với 100ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?
Nung m gam Al trong 6,72 lít O2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hoà tan hết vào dung dịch HCl thấy bay ra 6,72 lít H2 (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của m là:
Cho các chất sau: metyl fomat, stiren, ancol anlylic, metyl acrylat, axit acrylic, axit axetic, axit metacrylic, vinyl axetat. Có bao nhiêu chất tác dụng với H2 (Ni, to)?
Hấp thụ hết 5,6 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2. Kết thúc phản ứng, lọc bỏ kết tủa rồi cô cạn nước lọc và nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch A gồm Al2(SO4)3, FeSO4, ZnSO4, CuSO4. Lọc lấy kết tủa rồi đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn X. Luồng khí CO dư vào X thu được rắn Y. Các chất trong rắn Y là (phản ứng xảy ra hoàn toàn)