Ở 1 loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Thực hiện phép lai P: Aa × aa, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
A. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F1, xác suất thu được cây thân cao là 1/2.
B. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.
C. Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F1, xác suất để trong 2 cây này chỉ có 1 cây thân cao là 1/2.
D. Lấy ngẫu nhiên 3 cây ở F1, xác suất để trong 3 cây này chỉ có 1 cây thân cao là 3/8.
Đáp án B
Sơ đồ lai: Aa × aa, thu được F1 có tỉ lệ kiểu gen 1Aa: 1aa.
- Cây thân cao chiếm tỉ lệ = 1/2. → Cây thân thấp chiếm tỉ lệ = 1 – 1/2 = 1/2.
- Trong số các cây thân cao, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ = 0;
A đúng. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F1, xác suất thu được cây thân cao là 1/2.
B sai. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng là 0.
C đúng. Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F1, xác suất để trong 2 cây này chỉ có 1 cây thân cao là
D đúng. Lấy ngẫu nhiên 3 cây ở F1, xác suất để trong 3 cây này chỉ có 1 cây thân cao là
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Một cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng?
Ở một loài động vật, cho con cái (XX) lông đen thuần chủng lai với con đực (XY) lông trắng, thu được F1 có 100% cá thể lông đen. Cho con đực F1 lai phân tích, thu được Fa gồm: 50% con đực lông trắng : 25% con cái lông đen : 25% con cái lông trắng. Nếu cho con cái F1 lai phân tích thì theo lý thuyết, trong số cá thể lông trắng thu được ở đời con, cá thể cái chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Một loài thực vật lưỡng bội có 2n = 20. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
Cho biết: 5’XXU3’; 5’XXX3’; 5’XXA3’; 5’XXG3’ quy định Pro; 5’AXU3’; 5’AXX3’; 5’AXA3’; 5’AXG3’ quy định Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Pro được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A.
II. Đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp T-A đã làm cho alen A thành alen a.
III. Nếu alen A có 400 T thì alen a sẽ có 401 A.
IV. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 200 X thì alen a phiên mã 1 lần cũng cần môi trường cung cấp 199 X.
Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?
Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE × aaBBDdee cho đời con có
Một quần thể gồm 2000 cá thể, trong đó có 400 cá thể có kiểu gen DD, 200 cá thể có kiểu gen Dd và 1400 cá thể có kiểu gen dd. Tần số alen D trong quần thể này là
Nghiên cứu tính trạng chiều cao thân và màu sắc lông ở 1 loài động vật người ta thấy, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; Gen B quy định lông đen trội hoàn toàn so với gen b quy định lông trắng; Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST. Thực hiện phép lai P: , thu được F1 có kiểu hình thân cao, lông đen thuần chủng chiếm tỉ lệ là 4%. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng
I. Lấy ngẫu nhiên một cá thể thân cao, lông trắng ở F1, xác suất thu được cá thể dị hợp là 9/16.
II. Lấy ngẫu nhiên một cá thể thân cao, lông đen ở F1, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 2/27.
III. Lấy ngẫu nhiên một cá thể thân cao, lông đen ở F1, xác suất thu được cá thể dị hợp 2 cặp gen là 8/27.
IV. Lấy ngẫu nhiên một thân cao, lông đen ở F1, xác suất thu được cá thể dị hợp 1 cặp gen là 36/59.
Quá trình tổng hợp sắc tố ở cánh hoa của một loài thực vật do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên các cặp NST khác nhau quy định, trong kiểu gen nếu có cả A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen khác đều cho kiểu hình hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu cho 2 cây hoa trắng giao phấn với nhau thu được F1 có 100% cây hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 trắng : 7 đỏ.
II. Cho cây hoa đỏ (P) dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F1 thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp về 1 trong 2 cặp gen ở F1 chiếm 25%.
III. Nếu cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng (P) thu được đời con có 2 loại kiểu hình thì chứng tỏ cây hoa đỏ đem lai có ít nhất 1 cặp gen dị hợp.
IV. Nếu cho 2 cây hoa trắng có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau thì có thể thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình: 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
Giả sử trong một gen có một bazơnitơ guanin trở thành dạng hiếm (G*) thì sau 8 lần nhân đôi sẽ có tối đa bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.
Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở mạch gốc của vùng mã hóa trên gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm:
Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’ quy định Met; 5’AAG3’ quy định Lys; 5’UUU3’ quy định Phe; 5’GGX3’; GGG và 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AGX3’ quy định Ser. Phân tích các dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuỗi pôlipeptit do alen A1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa.
II. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen A2 và alen A3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen A2 quy định có số axit amin ít hơn so với ban đầu.
IV. Alen A3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit.
Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “người phiên dịch”?
Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây sai?
Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
II. Quan hệ hỗ trợ giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
III. Cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao dẫn đến quần thể bị diệt vong.
IV. Cạnh tranh cùng loài góp phần nâng cao khả năng sống sót và thích nghi của quần thể.