Khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, có các phát biểu sau
1. Tất cả các gen trên NST đều được phiên mã nhưng với số lần không bằng nhau
2. Sự phiên mã này chỉ xảy ra ở trong nhân tế bào
3. Không phải tất cả quá trình phiên mã đều trải qua giai đoạn hoàn thiện mARN
4. Quá trình phiên mã thường tạo ra nhiều loại mARN trưởng thành khác nhau từ 1 gen duy nhất.
5. Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong pha G1 của chu kỳ tế bào Số phát biểu đúng là:
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Đáp án B
1. Tất cả các gen trên NST đều được phiên mã nhưng với số lần không bằng nhau à đúng, vì mỗi gen có vùng điều hòa riêng nên chúng có thể phiên mã độc lập với các gen khác trên cùng NST.
2. Sự phiên mã này chỉ xảy ra ở trong nhân tế bào à sai, có cả diễn ra ở ngoài nhân đối với ADN trên ti thể và lạp thể.
3. Không phải tất cả quá trình phiên mã đều trải qua giai đoạn hoàn thiện mARN à sai, tất cả các mARN của sinh vật nhân thực đều phải trải qua giai đoạn hoàn thiện mARN.
4. Quá trình phiên mã thường tạo ra nhiều loại mARN trưởng thành khác nhau từ 1 gen duy nhất. à đúng, khi cắt các đoạn intron, nối exon thì có rất nhiều cách nối exon lại với nhau.
5. Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong pha G1 của chu kỳ tế bào à sai, phiên mã có thể diễn ra vào thời điểm khác
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Vào những tháng mùa đông, tại các cánh đồng mía Cuba người ta thường bắn pháo hoa chiếu sáng khắp cánh đồng nhằm mục đích nào sau đây? (Biết rằng mía là cây ngày ngắn).
Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ vì nam giới
Trong các đặc điểm sau:
(1) Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt.
(2) Thành tế bào dày.
(3) Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
(4) Áp suất thẩm thấu lớn.
Tế bào lông hút ở rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm ảnh hưởng đến số lượng vật chất di truyền là
Xét các đặc điểm sau:
(1) Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp
(2) Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh
(3) Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền (4) Tạo ra số lượng con cháu giống trong một thời gian ngắn
(5) Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh
(6) Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền nên có lợi thế khi điều kiện sống thay đổi
Sinh sản vô tính có những đặc điểm nào?
Cho các tập tính sau ở động vật:
(1) Sự di cư của cá hồi
(2) Báo săn mồi
(3) Nhện giăng tơ
(4) Vẹt nói được tiếng người
(5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn
(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
(7) Xiếc chó làm toán
(8) Ve kêu vào mùa hè
Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?
Trong tạo giống bằng ưu thế lại, người ta không dùng con lai F1 làm giống vì:
Một trong những hướng vận chuyển các chất hữu cơ của dòng mạch rây là:
Xét một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực người ta thấy có 8 đoạn intron, trong các đoạn exon chỉ có 1 đoạn mang bộ ba AUG và 1 đoạn mang bộ ba kết thúc, sau quá trình phiên mã từ gen trên, phân tử mARN trải qua quá trình biến đổi, cắt bỏ intron, nối các đoạn exon lại để trở thành mARN trưởng thành. Biết rằng các đoạn exon được lắp ráp lại theo các thứ tự khác nhau sẽ tạo nên các phân tử mARN khác nhau.Tính theo lí thuyết. Tối đa có bao nhiêu chuỗi polypeptid khác nhau được tạo ra từ gen trên?
Cho hình vẽ dưới đây:
Số nhận định đúng là:
1. Một operon gồm các thành phần: vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), cụm gen cấu trúc (Z, Y, A), gen điều hòa R.
2. Trong một operon các gen cấu trúc có số lần nhân đôi và phiên mã như nhau
3. Chỉ khi môi trường không có lactose, gen điều hòa R mới hoạt động.
4. Khi đường lactose bị phân giải hết thì protein ức chế lại liên kết vùng vận hành và quá trình phiên mã dừng lại.
5. Nếu vùng vận hành O bị đột biến thì chất ức chế do gen điều hòa R tạo ra có thể không liên kết được với vùng này, do đó nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) vẫn có thể được phiên mã.
Học thuyết tế bào (Matthias Schleiden & Theodor Schwann 1838 – 1839) cho rằng
Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
- A - G - X - T - A - X - G - T –
Đoạn mạch đơn bổ sung với nó có trình tự như thế nào?