Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:
Chủng I: Đột biến ở ở vùng vận hành (O) của Opêron làm cho vùng này bị mất chức năng.
Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng III: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin.
Chủng IV: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng V: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.
Khi môi trường không có đường lactozơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A vẫn thực hiện phiên mã?
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Đáp án A
Xét các chủng đột biến của đề bài:
Chủng I: Đột biến ở ở vùng vận hành (O) của Opêron làm cho vùng này bị mất chức năng do đó protein ức chế không thể gắn vào vùng vận hành O để ngắn cản phiên mã → quá trình phiên mã vẫn diễn ra ngay cả khi môi trường không có đường lactose.
Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng. Đột biến ử gen cấu trúc không làm ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa hoạt động của gen. Do đó khi môi trường không có đường lactose thì chủng II vẫn không thể thực hiện phiên mã.
Chủng III: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin. Giải thích như ở ý 2. Khi môi trường không có đường lactozơ, chủng III cũng không thể thực hiện phiên mã.
Chủng IV: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng → gen điều hòa vẫn tổng hợp protein ức chế nhưng protein này bị mất chức năng không thể gắn vào vùng vận hành nên không ngăn cản sự phiên mã → Khi môi trường không có đường lactozơ, chủng IV vẫn phiên mã bình thường.
Chủng V: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã → không tổng hợp được protein ức chế → Khi môi trường không có đường lactozơ, chủng V vẫn phiên mã bình thường.
Vậy có 3 chủng: I, IV, V vẫn thực hiện phiên mã khi môi trường không có đường lactozơ
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có cấu trúc di truyền 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa tần số các alen trong quần thể lúc đó là
Ngoài lực đẩy của rễ, lực hút của lá, lực trung gian nào làm cho nước có thể vận chuyển lên các tầng vượt tán, cao đến 100 mét?
I. Lực hút bám trao đổi của keo nguyên sinh.
II. Lực hút bám lẫn nhau giữa các phân tử nước.
III. Lực sinh ra do sự phân giải nguyên liệu hữu cơ của tế bào rễ.
IV. Lực dính bám của các phân tử nước với thành tế bào của mạch gỗ.
Số phương án đúng là
Một loài có bộ NST 2n = 24. Một tế bào của đột biến lệch bội thể một kép đang ở kì sau của nguyên phân thì số NST là
Khi lai khác dòng thì con lai F1 có ưu thế lai cao nhất nhưng không dùng để nhân giống bằng phương pháp hữu tính vì:
Xét 3 gen nằm trên NST giới tính. Gen I có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y ; gen II có 2 alen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y; gen III có 3 alen nằm trên NST giới Y không có alen tương ứng trên X. Số kiểu gen khác nhau có thể có trong quần thể là.
Cho các nhân tố sau:
(1) Giao phối cận huyết.
(2) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(3) Đột biến.
(4) Chọn lọc tự nhiên.
(5) Giao phối ngẫu nhiên.
Có bao nhiêu nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
Khi nói về đặc trưng di truyền của quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng sau đây?
(1) Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể kể từ khi quần thể được hình thành đến thời điểm hiện tại.
(2) Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen trong quần thể.
(3) Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỷ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
(4) Mỗi quần thể có vốn gen đặc trưng, Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
(5) Tổng tần số tất cả các alen của một gen bằng tổng tần số tất cả các kiểu gen liên quan đến alen đó.
Cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn cây trên đồi vì:
I. Cây trong vườn được sống trong môi trường có nhiều nước hơn cây ở trên đồi.
II. Cây trên đồi có quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn.
III. Cây trong vườn có lớp cutin trên biểu bì lá mỏng hơn lớp cutin trên biểu lá của cây trên đồi.
IV. Lớp cutin mỏng hơn nên khả năng thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn.
Số phương án đúng là: