IMG-LOGO

Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh có đáp án (Đề số 27)

  • 8197 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phát biểu nào dưới đây không đúng

Xem đáp án

Đáp án A

Nội dung B đúng. Dạng ADN mạch thẳng có trong nhân tế bào, ADN mạch vòng có trong tế bào chất.

Nội dung C, D đúng.

Nội dung A sai. Ở một số loài virus có vật chất di truyền là ARN thì vật chất di truyền được phiên mã ngược từ ARN → ADN → ARN → protein.


Câu 2:

Câu nào đúng khi nói về áp suất rễ

Xem đáp án

Đáp án C

Áp suất rễ là lực đẩy của nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân → Áp suất rễ tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch gỗ lên cao – đây chính là một trong ba lực giúp dòng mạch gỗ di chuyển được theo chiều ngược với chiều của trọng lực từ rễ lên đỉnh của cây.


Câu 3:

Khi lai khác dòng thì con lai F1 có ưu thế lai cao nhất nhưng không dùng để nhân giống bằng phương pháp hữu tính vì:

Xem đáp án

Đáp án A

Con lai F1 có kiểu gen dị hợp, do đó nó có ưu thế lai cao, cho năng suất cao. Tuy nhiên người ta không dùng giống có ưu thế lai để nhân giống vì khi nhân giống thì đời con sẽ phát sinh biến dị tổ hợp làm cho tỉ lệ dị hợp giảm dần và xuất hiện các đồng hợp lặn gây hại nên giống sẽ làm giảm năng suất.

Vậy đáp án A đúng


Câu 4:

Ở đậu Hà lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh. Cho các cây hạt vàng tự thụ phấn thu được 11 cây hạt vàng và 1 cây hạt xanh. Tìm thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ P.

Xem đáp án

Đáp án C

Tỉ lệ cây hạt xanh ở đời con là 1/12.

Cây hạt vàng tự thụ phấn cho ra cây hạt xanh sẽ là cây có kiểu gen dị hợp Aa. Aa x Aa tạo ra 1/4aa => Tỉ lệ cây hạt vàng có kiểu gen dị hợp ở đời con chiếm tỉ lệ: 1/12 x 4 = 1/3.

Thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ P là: 2/3AA : 1/3Aa.


Câu 5:

Cho các nhân tố sau:

(1) Giao phối cận huyết.

 (2) Các yếu tố ngẫu nhiên.

(3) Đột biến.

(4) Chọn lọc tự nhiên.

(5) Giao phối ngẫu nhiên.

Có bao nhiêu nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án B

Nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể là giao phối cận huyết và giao phối ngẫu nhiên. Giao phối cận huyết chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể, giao phỗi ngẫu nhiên không làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Các nhân tố còn lại đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể


Câu 6:

Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có cấu trúc di truyền 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa tần số các alen trong quần thể lúc đó là

Xem đáp án

Đáp án D

Quần thể động vật có 0,7AA: 0,1 Aa: 0,2 aa

Tần số alen A = 0,7 + 0,1/2 = 0,75

Tần số alen a = 1 - 0,75 = 0,25


Câu 7:

Cho các khu sinh học (biôm) sau đây:

(1) Rừng rụng lá ôn đới.

(2) Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga).

(3) Rừng mưa nhiệt đới.

(4) Đồng rêu hàn đới.

Các khu sinh học trên phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn từ Bắc Cực đến xích đạo lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án A

Sự phân bố các khu sinh học trên phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn từ Bắc Cực đến xích đạo lần lượt là:

+ Đồng rêu hàn đới.

+ Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga).

+ Rừng rụng lá ôn đới. 

+ Rừng mưa nhiệt đới


Câu 8:

Mục đích của tái bản ADN là

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 9:

Biến thái là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phát triển qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành.

Phát triển qua biến thái bao gồm:

+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn

+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn


Câu 10:

Thụ tinh trong tiến hoá hơn thụ tinh ngoài là vì?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 11:

Trong một hồ tương đối giàu đinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó một số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu do

Xem đáp án

Đáp án D

Người ta thả vào đó một số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng tức là số lượng cá trở nên quá nhiều, không tương ứng với nguồn sống của môi hồ. Nguyên nhân là do cá khai thác quá mức động vật nổi


Câu 12:

Cho gà trống lông sọc, màu xám giao phối với gà mái có cùng kiểu hình. Ở F1 thu được tỉ lệ: 37,5% gà trống lông sọc, màu xám : 12,5% gà trống lông sọc, màu vàng : 15% gà mái lông sọc, màu xám : 3,75% gà mái lông trơn, màu xám : 21,25% gà mái lông trơn, màu vàng: 10% gà mái lông sọc, màu vàng. Nếu cho gà trống ở P lai phân tích thì trong số những phát biểu dưới đây về tỷ lệ kiểu hình ở thế hệ con, phát biểu đúng là

Xem đáp án

Đáp án A

Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:

Lông xám : lông vàng = 9 : 7, tỉ lệ phân li kiểu hình không đều ở 2 giới, tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung, 1 trong 2 gen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y.

Quy ước: A_B_ - lông xám; aaB_, A_bb, aabb - lông vàng.

Lông sọc : lông trơn = 3 : 1. Tỉ lệ phân li kiểu hình không đều ở 2 giới nên gen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y.

Quy ước: D_ - lông sọc, dd - lông trơn.

Để tạo ra tỉ lệ kiểu hình như trên thì gà trống và gà mái đem lai đều dị hợp tất cả các cặp gen.

Tỉ lệ gà mái lông sọc, màu xám: XADYB_ = 15% Tỉ lệ XADY = 20% Tỉ lệ giao tử XAD là: 20% x 2 = 40% > 25% nên đây là giao tử liên kết.

Ta có kiểu gen của gà trống đem lai:XADXadBb, tần số hoán vị 20%.

Gà trống này đem lai với gà mái XadYbb thì tỉ lệ gà mái lông sọc, màu xám thu được là: 0,4 x 0,5 x 0,5 = 10%.


Câu 13:

Quá trình nào ảnh hưởng quan trọng nhất tới sự vận động của chu trình cacbon?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 14:

Có hai chị em gái mang nhóm máu khác nhau là AB và O. Các cô gái này biết rõ ông bà ngoại họ đều là nhóm máu A. Kiểu gen tương ứng của bố và mẹ của các cô gái này là:

Xem đáp án

Đáp án A

Hai chị em mang nhóm máu AB và O. Ông bà ngoại nhóm máu A → mẹ có thể nhóm máu A hoặc nhóm máu O chứ k thể nhóm máu B được.

Bố mẹ phải có nhóm máu A, B thì mới sinh con nhóm máu AB và nhóm máu O được.

Mẹ nhóm máu A → bố nhóm máu B


Câu 15:

Các enzim đóng vai trò như thế nào trong quá trình biến đổi tiến hoá tiền sinh học.

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 16:

Chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?

Xem đáp án

Đáp án A

Chất trung gian hóa học nằm ở chùy xinap.

Chất trung gian hóa học đi qua khe xináp làm thay đổi tính thấm ở màng sau xináp và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp. Enzim có ở màng sau xináp thủy phân axêtincôlin và côlin. Hai chất này quay trở lại chùy xináp và được tái tổng hợp lại thành axêlineôlin chứa trong các túi


Câu 17:

Trong tiến hoá nhỏ, quá trình đột biến có vai trò

Xem đáp án

Đáp án A

Quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa


Câu 18:

Ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 19:

Theo quy luật phân li độc lập của Menđen: Các tính trạng di truyền phân li độc lập với nhau là do

Xem đáp án

Đáp án C

B sai vì nó chỉ chứng tỏ mỗi tính trạng tuân theo quy luật phân ly.

D sai vì nó chứng tỏ gen quy định tính trạng nằm trên NST thường(không ảnh hưởng đến có QL PL độc lập hay không).

A sai vì đây là kết quả phân tích của Menđen để ông đưa ra kết luận về QL PL độc lập.

C đúng. Lưu ý đề hỏi theo quy luật PL độc lập của Menđen chứ không phải hỏi theo quan điểm của Menđen.


Câu 20:

Một loài có bộ NST 2n = 24. Một tế bào của đột biến lệch bội thể một kép đang ở kì sau của nguyên phân thì số NST là

Xem đáp án

Đáp án A

Thể 1 kép có bộ NST là 2n-1-1 = 22

- Ở kì sau của nguyên phân, mỗi NST kép đã tách nhau ra ở tâm động thành 2 NST đơn nên tế bào có số NST gấp đôi lúc chưa phân bào (44 NST)


Câu 21:

Xét 3 gen nằm trên NST giới tính. Gen I có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y ; gen II có 2 alen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y; gen III có 3 alen nằm trên NST giới Y không có alen tương ứng trên X. Số kiểu gen khác nhau có thể có trong quần thể là.

Xem đáp án

Đáp án B

Số loại NST X là: 2 x 2 = 4.

Số loại NST Y là: 2 x 3 = 6.

Số loại kiểu gen ở giới XX là: 4 + C24 = 10.

Số loại kiểu gen ở giới XY là: 6 x 4 = 24.

Vậy tổng số kiểu gen trong quần thể là: 10 + 24 = 34.


Câu 22:

Sinh sản hữu tính gặp ở:

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 23:

Từ phả hệ đã cho người ta có thể:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp nghiên cứu phả hệ: Theo dõi sự di truyền một tính trạng nào đó trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ; từ đó rút ra quy luật di truyền của tính trạng đó.

Từ việc nghiên cứu phả hệ cho người ta có thể biết được tính trạng nào đó là trội hay lặn, do một gen hay nhiều gen quy định.

Xác định được gen quy định tihs trạng nằm trên NST thường hay NST giới tính


Câu 24:

Nhau thai sản sinh ra hoocmôn:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 28:

Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:

Chủng I: Đột biến ở ở vùng vận hành (O) của Opêron làm cho vùng này bị mất chức năng.

Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

Chủng III: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin.

Chủng IV: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

Chủng V: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.

Khi môi trường không có đường lactozơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A vẫn thực hiện phiên mã?

Xem đáp án

Đáp án A

Xét các chủng đột biến của đề bài:

Chủng I: Đột biến ở ở vùng vận hành (O) của Opêron làm cho vùng này bị mất chức năng do đó protein ức chế không thể gắn vào vùng vận hành O để ngắn cản phiên mã → quá trình phiên mã vẫn diễn ra ngay cả khi môi trường không có đường lactose.

Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng. Đột biến ử gen cấu trúc không làm ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa hoạt động của gen. Do đó khi môi trường không có đường lactose thì chủng II vẫn không thể thực hiện phiên mã.

Chủng III: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin. Giải thích như ở ý 2. Khi môi trường không có đường lactozơ, chủng III cũng không thể thực hiện phiên mã.

Chủng IV: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng → gen điều hòa vẫn tổng hợp protein ức chế nhưng protein này bị mất chức năng không thể gắn vào vùng vận hành nên không ngăn cản sự phiên mã → Khi môi trường không có đường lactozơ, chủng IV vẫn phiên mã bình thường.

Chủng V: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã → không tổng hợp được protein ức chế → Khi môi trường không có đường lactozơ, chủng V vẫn phiên mã bình thường.

Vậy có 3 chủng: I, IV, V vẫn thực hiện phiên mã khi môi trường không có đường lactozơ


Câu 30:

Khi nói về đặc trưng di truyền của quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng sau đây?

(1) Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể kể từ khi quần thể được hình thành đến thời điểm hiện tại.

(2) Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen trong quần thể.

(3) Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỷ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

(4) Mỗi quần thể có vốn gen đặc trưng, Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.

(5) Tổng tần số tất cả các alen của một gen bằng tổng tần số tất cả các kiểu gen liên quan đến alen đó.

Xem đáp án

Đáp án D

Xét các phát biểu của đề bài:

(1) sai vì vốn gen của quần thể bao gồm tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể tại thời điềm hiện tại

(2) sai vì tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen thuộc locut trong quần thể hay bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể.

(3) đúng. Tần số tương đối của một kiểu gen được xác định bởi tỉ số các thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể.

(4) đúng.

(5) đúng vì tổng tần số tất cả các alen = tổng tần số tất cả các kiểu gen = 1.

→ Có 3 nội dung đúng là 3, 4, 5


Câu 32:

Các mã bộ ba AAA, XXX, GGG, và UUU (trên phân tử mARN) tương ứng xác định các axit amin lizin (Lys), prolin (Pro), glicin (Gli) và phenylalanin (Phe). Một trình tự ADN sau khi bị đột biến điểm dạng thay thế nucleotit A bằng G đã mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit Pro – Gli – Lys – Phe. Trình tự các nucleotit trên mạch gốc của ADN trước khi đột biến có thể là

Xem đáp án

Đáp án C

Protein pro - Gli - Lys- Phe

Trình tự nucleotit trên mARN: 5' XXX-GGG-AAA-UUU 3'

Trình tự nucleotit trên mạch gốc ADN 3' GGG-XXX- TTT- AAA 5'

Đột biến thay A bằng G => mạch gốc trước ĐB:

trước đột biến 3' GAG-XXX-TTT-AAA 5'


Câu 33:

Điện thế nghỉ là

Xem đáp án

Đáp án C

– Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm so với phía ngoài màng tế bào tích điện dương

Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do 3 yếu tố sau:

– Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của các ion qua màng tế bào

– Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion

– Bơm Na – K


Câu 34:

Ở người, một gen trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải có bố mẹ thuận tay phải nhưng em trai thuận tay trái. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này là con trai thuận tay phải là:

Chọn câu trả lời đúng:

Xem đáp án

Đáp án D

Người phụ nữ thuận tay trái nên sẽ có KG là aa

Người đàn ông này thuận tay phải, có bố mẹ thuận tay phải nhưng em trai thuận tay trái => bố mẹ người đàn ông này có KG dị hợp Aa => Người đàn ông này có KG là 1/3AA và 2/3Aa

Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay trái là 2/3*1/2 = 1/3

Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này là con trai thuận tay phải là: 1/2*(1-1/3) = 1/3


Câu 35:

Ngoài lực đẩy của rễ, lực hút của lá, lực trung gian nào làm cho nước có thể vận chuyển lên các tầng vượt tán, cao đến 100 mét?

I. Lực hút bám trao đổi của keo nguyên sinh.

II. Lực hút bám lẫn nhau giữa các phân tử nước.

III. Lực sinh ra do sự phân giải nguyên liệu hữu cơ của tế bào rễ.

IV. Lực dính bám của các phân tử nước với thành tế bào của mạch gỗ.

Số phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

Ba lực tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây là:

+ Lực đẩy từ rễ (biểu hiện ở hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt).

+ Lực trung gian ở thân (lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám của phân tử nước lên thành mạch).

+ Lực hút từ lá (do sự thoát hơi nước tạo ra).

Vậy trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân II, IV đúng.


Câu 38:

Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai gen không alen phân li độc lập cùng quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B cho quả dẹt, khi chỉ có một trong hai alen trội cho quả tròn và khi không có alen trội nào cho quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do một gen có 2 alen quy định, alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt, hoa đỏ (F1) lai phân tích thu được Fa phân tích theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt, hoa đỏ: 1 cây quả dẹt, hoa trắng: 2 cây quả tròn, hoa đỏ: 2 cây hoa quả tròn, hoa trắng: 1 cây quả dài, hoa đỏ: 1 cây quả dài, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến kiểu gen nào của (F1) sau dây phù hợp với kết quả trên?

Xem đáp án

Đáp án A

Tính trạng dạng quả: 2 gen không alen quy đinh

A-B- dẹt: A-bb = aaB- = tròn; aabb dài

D đỏ trội d trắng

P dẹt , đỏ x aabbdd (phép lai phân tích)

Fa: 1 cây quả dẹt, hoa đỏ: 1 cây quả dẹt, hoa trắng: 2 cây quả tròn, hoa đỏ: 2 cây hoa quả tròn, hoa trắng: 1 cây quả dài, hoa đỏ: 1 cây quả dài, hoa trắng.

Tỉ lệ phân ly: 1:1:2:2:1:1 = (1:2:1) (1:1) vậy kq này chứng tỏ 2 cặp gen quy định dạng quả khi lai phân tích PLĐL cho tỉ lệ 1:2:1 và 1 cặp gen khác PLĐL cho tỉ lệ 1:1 (khi lai phân tích)

Vậy KG của P AaBbDd.


Câu 40:

Cây trong vườn có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn cây trên đồi vì:

I. Cây trong vườn được sống trong môi trường có nhiều nước hơn cây ở trên đồi.

II. Cây trên đồi có quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn.

III. Cây trong vườn có lớp cutin trên biểu bì lá mỏng hơn lớp cutin trên biểu lá của cây trên đồi.

IV. Lớp cutin mỏng hơn nên khả năng thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn.

Số phương án đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

I – Đúng. Vì Cây trong vườn được sống trong môi trường có nhiều nước hơn cây ở trên đồi nên cây trong vườn có lớp cutin mỏng hơn so với cây trên đồi → quá trình thoát hơi nước qua cutin của cây trong vườn mạnh hơn.

II - Sai. Vì quá trình trao đổi chất mạnh hay yếu không ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước qua cutin hay qua khí khổng mạnh hơn.

III - Đúng. Vì cây trên đồi sống trong điều kiện khô hạn nên lớp cutin dày hơn → quá trình thoát hơi nước qua cutin yếu hơn cây trong vườn.

IV - Đúng. Lớp cutin của cây trong vườn mỏng nên quá trình thoát hơi nước dễ xảy ra hơn


Bắt đầu thi ngay