Tỉ lệ giữa chu vi của đường tròn với đường kính của nó là hằng số p có giá trị gần đúng là 3,14. Như vậy chu vi của đường tròn bằng 3,14 lần đường kính của nó, hay là bằng 6,28 lần bán kính của nó, tức C6,29R (ở đây C là chu vi đường tròn, R là bán kính). Nếu bán kính tăng 1m thì chu vi cũng tương ứng tăng thêm 6,28m. Thông thường mỗi đường chạy rộng 1,2m, như vậy độ dài của một vòng đường chạy ngoài sẽ dài hơn 7,54m. Do đó bất kể bán kính là bao nhiêu chỉ cần chênh lệch nhau 1,2m thì chu vi sẽ luôn luôn chênh lệch nhau 7,54m. Ở sân vận động tiêu chuẩn (vòng trong dài 400m) để tiện cho việc đánh giá phân tích, vạch đích là một đường thẳng. Nói chung đường đưa 200m thường gồm hai đoạn: Trước hết là đoạn chạy vòng (khoảng 114m) sau đó là đoạn chạy thẳng (khoảng 86m). Phần chạy vòng, bán kính trong cũng là 36m, người chạy đường thứ nhất xuất phát ở điểm cách vòng tròn 0,3m, nên độ dài thực tế của đoạn chạy vòng là 36,3m3,1114m. Điểm xuất phát của mỗi vòng ngoài phải dịch lên trước khoảng 1,2m3,143,77m so với điểm xuất phát của vòng trong. Nếu có 6 đường chạy thì 6 điểm xuất phát sẽ thành hình bậc thang, điểm xuất phát của người chạy ở đường ngoài cùng sẽ vượt lên trước khoảng 18,85m so với điểm xuất phát của người chạy đường trong cùng. Làm như vậy điểm đích của 6 người đều trên một đường thẳng. Làm như vậy điểm đích của 6 người đều cùng trên một đường thẳng. Hiểu được quy tắc này khi chuẩn bị sân vận động nói chung chỉ cần đo đường chạy trong cùng dài 200m, xác định điểm xuất phát, sau đó lần lượt dịch điểm xuất phát của đường ngoài lên trước một số nét (như đã tính), không cần thiết phải đo trên thực địa độ dài của từng đường chạy một