Bài tập chuyên đề Bài 6. Khái quát về pháp luật hình sự có đáp án
Bài tập chuyên đề Bài 6. Khái quát về pháp luật hình sự có đáp án
-
63 lượt thi
-
3 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khái niệm pháp luật hình sự và các thuật ngữ cơ bản của pháp luật hình sự
a. Pháp luật hình sự là hệ thống quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm và quy định trách nhiệm hình sự đối với chủ thể thực hiện tội phạm.
b. Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
c. Tội phạm
- Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ mà theo quy định phải bị xử lý hình sự.
- Hành vi bị coi là tội phạm được phân biệt với những hành vi không phải là tội phạm qua các dấu hiệu sau:
+ Tính nguy hiểm cho xã hội: Là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được xác định qua tầm quan trọng của các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ bị hành vi đó xâm hại. Hậu quả thiệt hại do hành vi đó gây ra hoặc đe doạ gây ra cho xã hội càng lớn, càng nghiêm trọng thì tội phạm đó có tính nguy hiểm càng cao.
+ Tính có lỗi: Lỗi là thái độ chủ quan của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình gây ra và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.
+ Tính trái pháp luật hình sự: Một hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể bị coi là tội phạm nếu hành vi đó được quy định trong Bộ luật Hình sự. Tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu bắt buộc phải có của tội phạm.
+ Tính chịu hình phạt: Là hậu quả của hành vi phạm tội. Không có tội phạm thì không có hình phạt.
- Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 13 năm tù đến 07 năm tù;
+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
- Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
d. Năng lực trách nhiệm hình sự
- Là khả năng nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội và khả năng điều khiển được hành vi của một người.
- Được xác định dựa vào độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của người thực hiện hành vi.
e. Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lí bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu do hành vi tội phạm của mình.
f. Hình phạt
- Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật Hình sự, do Toà án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ quyền, lợi ích hợp pháp của người, pháp nhân thương mại đó.
- Mục đích của hình phạt là để trừng trị người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới, cải tạo, giáo dục họ thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuần theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống. Đồng thời, hình phạt còn răn đe con người không được phạm tội, góp phần giáo dục Công dân tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
- Bộ luật Hình sự quy định các loại hình phạt sau:
+ Hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình.
+ Hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền Công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền; trục xuất.
Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Câu 2:
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
+ Thể hiện ở việc tuân thủ các quy định của Hiến pháp, Luật Hình sự trong truy cứu trách nhiệm hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, không làm bạn người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.
+ Chỉ được kết tội bằng tội danh được quy định trong Luật Hình sự, chỉ được tuyên hình phạt trong khung hình phạt mà Bộ luật Hình sự quy định;
- Nguyên tắc bình đẳng thể hiện mọi người đều bình đẳng trước pháp luật hình sự, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;
- Nguyên tắc nhân đạo
+ Nhà nước tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo, làm lại cuộc đời và có cơ hội sớm hoà nhập cộng đồng.
Cán bộ trại giam và phạm nhân gói bánh chưng đón Tết
+ Hình phạt trong pháp luật hình sự không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống; ngăn ngừa họ phạm tội mới; giúp họ trở thành công dân có ích cho xã hội;
- Nguyên tắc dân chủ được hiểu là Luật Hình sự bảo vệ các quyền dân chủ của mọi người trong các mặt của đời sống xã hội, kiên quyết xử lý những hành vi xâm phạm quyền dân chủ của công dân; bảo đảm quyền tham gia xây dựng pháp luật hình sự, giám sát thi hành, đấu tranh, phòng chống tội phạm của người dân;
- Nguyên tắc hành vi thể hiện Luật Hình sự chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi thoả mãn các dấu hiệu của tội phạm, không cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người về tư tưởng của họ.
- Nguyên tắc lỗi
+ Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi họ có lỗi đối với hành vi của mình.
+ Những trường hợp không có lỗi thì không bị coi là tội phạm.
Câu 3:
- Hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong đời sống có thể dẫn tới các hậu quả như gây thiệt hại về thân thế, vật chất, danh dự và nhân phẩm và làm rối loạn trật tự, kỷ cương xã hội,...
- Là học sinh trung học phổ thông phải nắm được kiến thức liên quan đến Luật Hình sự, có thái độ tích cực vận động mọi người tuân thủ pháp luật hình sự.