Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Bài tập Cơ chế thị trường có đáp án

Bài tập Cơ chế thị trường có đáp án

Bài tập Cơ chế thị trường có đáp án

  • 124 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em hãy cùng các bạn xem bản thin thị trường trên Tivi và trả lời câu hỏi:

1/ Hãy nhận xét về sự biến động của giá cả một loại hàng hóa trên thị trường

2/ Theo em, những yếu tố nào trên thị trường tác động đến sự biến động giá cả của hàng hóa đó?

Xem đáp án

- Yêu cầu số 1: Hiện nay, giá thịt gia cầm có dấu hiệu tăng

- Yêu cầu số 2: Do lúc trước người dân tập trung tái đàn nuôi lợn khi nhận thấy giá thịt lợn tăng mạnh, vì vậy dẫn đến nguồn cung thịt gia cầm giảm làm cho giá thịt tăng.


Câu 2:

Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:   1/ Để đứng vững trên thị trường, anh M phải giải quyết những mối quan hệ nào (ảnh 1)

1/ Để đứng vững trên thị trường, anh M phải giải quyết những mối quan hệ nào?

2/ Theo em, để kinh doanh thành công, cần phải tuân thủ theo những yêu cầu nào của cơ chế thị trường?

Xem đáp án

- Yêu cầu số 1: Để đứng vững trên thị trường, anh M phải giải quyết tốt các mối quan hệ trên thị trường, cạnh tranh lành mạnh với nhiều đối thủ khác nhau, cung ứng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

- Yêu cầu số 2: Theo em, để kinh doanh thành công, cần phải tuân theo những yêu cầu sau của cơ chế thị trường: cạnh tranh, cung cầu thị trường, chi phí giá cả, lợi nhuận,…


Câu 3:

Em hãy đọc thôn tin sau để trả lời câu hỏi:

Em hãy đọc thôn tin sau để trả lời câu hỏi:   1/ Ngành dệt may Việt Nam đã chịu tác động gì từ cơ chế thị trường? 2/ Điều gì đã giúp (ảnh 1)

1/ Ngành dệt may Việt Nam đã chịu tác động gì từ cơ chế thị trường?

2/ Điều gì đã giúp cho ngành dệt may Việt Nam ngày càng trụ vững và phát triển?

Xem đáp án

- Yêu cầu số 1: Ngành dệt may Việt Nam đã chịu tác động từ cải tiến kĩ thuật, đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, nâng cao trình độ lao động và năng lực người tổ chức, quản lí. Tìm hiểu, nắm bắt và đáp ứng những yêu cầu của khách hàng trong nước và ngoài nước, các nhu cầu của thời đại.

- Yêu cầu số 2: Điều đã giúp cho ngành dệt may Việt Nam ngày càng trụ vững và phát triển là nhờ nắm bắt và đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế thị trường.


Câu 4:

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi (ảnh 1)

1/ Thông tin trên nói gì về những nhược điểm của cơ chế thị trường?

2/ Theo em, ngoài những nhược điểm trên, cơ chế thị trường còn có những nhược điểm nào khác?

Xem đáp án

- Yêu cầu số 1: Những nhược điểm của cơ chế thị trường: sản phẩm đang bán chạy bỗng không còn mấy người mua vì tác động của cạnh tranh hay biến động của cung cầu, khiến sụt giảm doanh thu, có khi dẫn đến phá sản. Do chạy theo lợi nhuận, các doanh nghiệp đua nhau mở rộng sản xuất, trong khi nhu cầu tiêu dùng xã hội tăng không tương ứng dẫn tới mất cân đối cung cầu, các doanh nghiệp không bán được hàng sẽ bị thua lỗ, thâm chí có thể phá sản. Nền kinh tế sẽ bị suy thoái, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến khủng hoảng.

-Yêu cầu số 2: Ngoài ra, cơ chế thị trường còn cái nhược điểm khác như một số cơ sở kinh doanh sử dụng biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, làm giả, làm nhái hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp khác.


Câu 5:

Em hãy đọc đoạn hội thoại sau để trả lời câu hỏi:

Em hãy đọc đoạn hội thoại sau để trả lời câu hỏi (ảnh 1)

Khách hàng và nhân viên bán hàng đã thỏa thuận với nhau về điều gì? Kết quả của sự thỏa thuận đó là gì?

Xem đáp án

- Khách hàng và nhân viên bán hàng đã thỏa thuận với nhau về giá cả của 1 sản phẩm với giá gốc là 500.000đ/1 sản phẩm.

- Kết quả của sự thỏa thuận đó là người tiêu dùng đã mua được 50 sản phẩm đó với chiết khấu 5% và cửa hàng đó đã bán được 50 sản phẩm của mặt hàng đó.


Câu 6:

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi (ảnh 1)

1/ Theo em, giá cả thị trường thể hiện chức năng thông tin và chức năng phân bổ nguồn lực như thế nào?

2/ Nhà nước đã sử dụng giá cả thị trường để quản lí, thực hiện mục tiêu ổn định, cân đối nền kinh tế như thế nào? Tại sao giá cả thị trường là một công cụ để nhà nước quản lí, thực hiện mục tiêu ổn định, cân đối nền kinh tế?

Xem đáp án

Yêu cầu số 1:

- Giá cả thị trường thể hiện chức năng thông tin qua những thông tin về sữa. Nhận thấy sữa là mặt hàng có giá cả tốt, các nhà cung ứng nhanh chóng tìm cách để tăng sản lượng, đấy ra tiêu thụ trong khi đó người tiêu dùng lại đang có xu hướng giảm bớt nhu cầu, chuyển sang dùng các sản phẩm khác phù hợp hơn.

- Giá cả thị trường thể hiện chức năng phân bổ khi các nhà cung ứng nhanh chóng tìm cách để tăng sản lượng, đấy ra tiêu thụ trong khi đó người tiêu dùng lại đang có xu hướng giảm bớt nhu cầu, chuyển sang dùng các sản phẩm khác phù hợp hơn.

Yêu cầu số 2:

- Nhà nước cũng đã có các chính sách để giảm giá sữa khi nhận thấy sữa là một sản phẩm cần thiết cho mọi người: Áp đặt giá trần, giá sàn, yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, các cửa hàng đại lí bán lẻ sữa phải đăng ký với các cơ quan quản lí giá ở địa phương, công khai mức giá bán.

- Giá cả là yếu tố kích thích đến cung cầu, vậy nên Nhà nước đã sử dụng giá cả thị trường như là một công cụ để nhà nước quản lí, thực hiện mục tiêu ổn định, cân đối nền kinh tế.


Câu 7:

Em đồng ý/ không đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Trong cơ chế thị trường, người sản xuất hoàn toàn tự do lựa chọn mặt hàng kinh doanh không cần quan tâm đến các yếu tố khác.

b. Tham gia thị trường thì phảo chấp nhận nguy cơ rủi ro.

c. Trong cơ chế thị trường, nếu không thích thì không cần cạnh tranh với ai cả.

d. Giá cả thị trường là yếu tố dẫn dắt hoạt động của các chủ thể kinh tế trên thị trường.

Xem đáp án

a. Không đồng ý. Trong cơ chế thị trường, để sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải quan tâm đến các yếu tố như nhu cầu người tiêu dùng, các quy luật kinh tế như quy luật cung cầu, giá cả, lợi nhuận ,…..

b. Đồng ý. Khi tham gia thị trường sẽ chịu sự chi phối của cơ chế thị trường, trong cơ chế thị trường luôn tồn tại tiềm ẩn rủi ro, khủng hoảng, suy thoái.

c. Không đồng ý. Trong cơ chế thị trường luôn tồn tại cạnh tranh.

d. Đồng ý. Giá cả thị trường cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.


Câu 8:

Em có nhận xét gì về các hành vi của các chủ thể sau?

Em có nhận xét gì về các hành vi của các chủ thể sau (ảnh 1)

Xem đáp án

- (Trường hợp a) Hành vi sẽ dẫn đến thua lỗ cho người dân ở thôn S. Khi người dân đồng loạt chuyển sang trồng dưa thay vì trồng lúa, sẽ có một cơ chế thị trường tác động vào thị trường dưa: sản lượng cung dưa tăng, giá dưa giảm mà cầu dưa vẫn giữ nguyên. Từ đó dẫn đến hiện tượng giảm doanh thu của người trồng dưa.

- (Trường hợp b) Hành vi của ông Y làm là thông minh. Ông đã sử dụng rất tốt các ưu điểm của cơ chế thị trường. Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng, ông Y đã đáp ứng nhu cầu của chủ thể kinh tế là nơi bản hải sản ở các chợ đầu mối.

- (Trường hợp c) Đây là hành vi sai trái. Đây là nhược điểm của cơ chế thị trường, siêu thị X đã làm hành động cạnh tranh không lành mạnh là nhập hàng hóa không rõ nguồn gốc rồi gắn mác giả vào. Từ đó gây ra thiệt hại cho các nhà sản xuất hàng hóa tốt và người tiêu dùng trên thị trường.

- (Trường hợp d) Người tiêu dùng đã chịu tác động của cơ chế thị trường. Bàn tay vô hình đã tác động vào người tiêu dùng, khi giá cả thịt gia cầm tăng cao, người tiêu dùng sẽ có xu hướng đổi sang sử dụng các hàng hóa thay thế của thịt gia cầm.


Câu 9:

Em có lời khuyên gì dành cho các nhân vật trong những trường hợp sau?

Trường hợp a. Gia đình M có nghề kinh doanh phở gia truyền, mới chuyển đến ở một khu phố mới tuy rất ít nhà dân nhưng cũng có hai quán phở đang hoạt động. Bố mẹ M đang băn khoăn không biết có nên mở quán phở để kinh doanh ở đây không?

Nếu là M, em sẽ nói gì với bố mẹ về quyết định kinh doanh này?

Trường hợp b. Thấy giá cả các hàng hóa trên thị trường có xu hướng tăng, bà Y quyết định giữ lại nhiều hàng hóa trong kho để chờ giá tăng cao mới bán.

Nếu là người thân, em có lời khuyên gì cho bà Y?

Xem đáp án

- Xử lí tình huống a.

+ Khuyên bố mẹ không nên.

+ Vì: nhu cầu ở khu phố này thấp do người dân ít; nguồn cung cao do đã có hai quán phở mở từ trước => cạnh tranh rất khốc liệt nếu mở quán phở tại đây chưa kể quán phở gia đình là quán phở mới, khách hàng sẽ có xu hướng trung thành với quán phở thường ăn hơn.

- Xử lí tình huống b.

+ Bà Y nên mở kho để lấy hàng bán cho người tiêu dùng.

+ Vì: Giá cả trên thị trường có xu hướng tăng là do tình trạng thiếu hụt hàng hóa, khan hiếm hàng hóa đang xảy ra trên thị trường => nên mở kho để bán hàng ra, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường; cố tình giữ hàng hóa, gây ra hiện tượng thiếu hụt là vi phạm pháp luật.


Câu 10:

Em hãy viết và chia sẻ quan điểm của em về nhận định “Thị trường luôn luôn đúng”.

Xem đáp án

- Thị trường là nơi cung cấp cho chúng ta những thông tin đúng nhất về mặt hàng, cầu của mặt hàng hay cung của mặt hàng đó. Nếu ta nghe được những tín hiệu đó từ thị trường, ta có thể kịp thời đáp ứng các nhu cầu của thị trường và kiếm được lợi nhuận. Vì vậy, có thể nói rằng “Thị trường luôn luôn đúng”.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo


Câu 11:

Em hãy cùng các bạn trong nhóm khảo sát và viết báo cáo về tình hình giá cả thị trường một loại hàng hóa ở địa phương em. Sản phẩm: Báo cáo khảo sát giá cả thị trường, video (nếu có); chú ý rút ra nhận xét từ kết quả khảo sát.

Xem đáp án

Báo cáo khảo sát giá cả thị trường gạo: 

Tên loại gạo

Giá bán

Gạo thơm thái

15.000

Gạo tám thơm

18.000

Gạo ST 24

30.000

Gạo Đài Loan

22.000

Gạo Bắc Hương

21.000

Nhận xét:

- Những mặt hàng số lượng cung cấp ít sẽ có giá cao hơn.

- Những mặt hàng được nhập khẩu từ những nơi khác đến cũng có giá cao hơn

- Giá của các loại sản phẩm giữa các nơi tiêu thụ không có chênh lệch nhiều, thường vào khoảng 2 - 4 nghìn đồng/ kg

- Những sản phẩm địa phương sẽ có giá thấp hơn và tương đối ổn định


Bắt đầu thi ngay