Bài tập Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đáp án
Bài tập Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đáp án
-
124 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy nêu một khẩu hiệu về Hiến pháp mà em biết và chia sẻ ý nghĩa của khẩu hiệu đó.
- Khẩu hiệu: “Tuân theo Hiến pháp, pháp luật là nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
- Ý nghĩa: nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Câu 2:
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1/ Em hãy cho biết vì sao Nhà nước cần phải ban hành Hiến pháp.
2/ Theo em, Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là bản hiến pháp nào?
3/ Vì sao khi ban hành Luật trẻ em năm 2016, Quốc hội phải căn cứ vào nội dung của Hiến pháp năm 2013?
Yêu cầu số 1: Nhà nước cần phải ban hành Hiến pháp vì đây là luật cơ bản nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định các vấn đề như: chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Yêu cầu số 2:
- Theo em, Hiến pháp có vị trí hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là bản hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Yêu cầu số 3: Khi ban hành Luật trẻ em năm 2016, Quốc hội phải căn cứ vào nội dung của Hiến pháp năm 2013 vì Hiến pháp năm 2013 là luật cơ bản nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Quốc hội ban hành, xác định những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của Nhà nước và xã hội Việt Nam như: chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp năm 2013 là bản hiến pháp của thời kì đổi mới đất nước gắn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Câu 3:
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Những chi tiết nào trong các thông tin trên cho thấy Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
- Những chi tiết trong các thông tin trên cho thấy Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
+ Hiến pháp là nguồn, là nền tảng cho việc ban hành các văn bản pháp luật khác thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam.
+ Các quy định của Hiến pháp mang tính tuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung. Dựa trên nền tảng đó, các luật, pháp lệnh, nghị định và các văn bản dưới luật khác cụ thể hóa, chi tiết hoa để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Câu 4:
Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Theo em, vì sao nói Hiến pháp Việt Nam có hiệu lực pháp lí lâu dài và tương đối ổn định? Hiến pháp được bổ sung, thay đổi khi nào?
- Nói Hiến pháp Việt Nam có hiệu lực pháp lí lâu dài và tương đối ổn định vì:
+ Nội dung của Hiến pháp quy định về những nội dung cơ bản, quan trọng của đất nước như hình thức chính thể, chủ thể, lãnh thổ, chế độ chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân.
+ Vì vậy, nội dung của Hiến pháp ít được sửa chữa, thay đổi nên Hiến pháp có hiệu lực lâu dài, ổn định.
- Hiến pháp được bổ sung, thay đổi khi:
+ Quốc hội đưa Hiến pháp hiện hành ra kì họp Quốc hội để thảo luận, quyết định sửa đổi những nội dung gì. Việc sửa đối Hiến pháp phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
+ Khi Quốc hội ra nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp (có thể sửa đổi một số điều, có thể sửa đổi về cơ bản) thì đồng thời Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết về việc thành lập Uỷ ban sửa đổi một số điều của Hiến pháp hay Uỷ ban sửa đổi hiến pháp để tiến hành công việc chuẩn bị bản dự thảo sửa đổi hiến pháp để trình Quốc hội thông qua. Khi thông qua những sửa đổi của Hiến pháp cũng phải theo nguyên tắc ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Câu 5:
Quan sát sơ đồ kết hợp đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
Dựa vào sơ đồ và thông tin trên, em hãy cho biết quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam có gì đặc biệt?
- Điểm đặc biệt trong quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam:
+ Quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam bao gồm 8 bước, được quy định trong Hiến pháp.
+ Hiến pháp được Quốc hội quyết định làm, sửa đổi khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. Trong quá trình làm, sửa đổi Hiến pháp phải lấy ý kiến của nhân dân.
+ Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành.
Câu 6:
Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai? Vì sao?
- Ý kiến a. Sai vì Hiến pháp là luật cơ bản, là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, do Quốc hội ban hành.
- Ý kiến b. Đúng vì ở mỗi thời đại mới sẽ có những điều kiện mới để phát triển con người, xã hội vì vậy cần có những luật lê mới phù hợp để quản lí xã hội.
- Ý kiến c. Sai. Vì pháp luật đề ra để toàn thể người dân thực hiện nên khi sửa đổi Hiến pháp cần có ý kiến của nhân dân.
- Ý kiến d. Đúng vì Hiến pháp là luật cơ bản, là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Câu 7:
Em hãy đọc các thông tin sau và cho biết Luật Giáo dục và Luật Bảo vệ môi trường được cụ thể hóa từ những Điều nào trong Hiến pháp năm 2013.
- Luật giáo dục năm 2019 được cụ thể hóa từ Điều 31và 61 của Hiến pháp năm 2013.
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được cụ thể hóa từ Điều 43 và 63 của Hiến pháp năm 2013.
Câu 8:
Em hãy cho biết các nội dung sau thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
- Nội dung a, b, d thể hiện đặc điểm Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước.
- Nội dung c thể hiện đặc điểm Hiến pháp là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Câu 9:
Em hãy liệt kê các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 đã được thực hiện bởi những người xung quanh em.
- Quyền cơ bản của công dân theo hiến pháp 2013 đã được thực hiện bởi những người xung quanh em:
+ Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước
+ Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
+ Quyền khiếu nại, tố cáo.
+ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật
+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
+ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
+ Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện thoại.
+ Quyền tự do đi lại và cư trú.
+ Quyền được tự do kinh doanh
+ Quyền được học tập
- Nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hiến pháp 2013 đã được thực hiện bởi những người xung quanh em:
+ Tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật
+ Nghĩa vụ Bảo vệ Tổ quốc
+ Nghĩa vụ Bảo vệ môi trường.
Câu 10:
Em hãy viết một bài luận về vai trò của Hiến pháp đối với cuộc sống con người và chia sẻ sản phẩm với các bạn.
- Hiến pháp là công cụ pháp lý đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Lịch sử nhân loại đã cho thấy, ngay từ khi giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng tư sản làm thay đổi địa vị của người dân từ “thần dân” sang “công dân”, trở thành những người có quyền trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giai cấp tư sản đã chú ý đến việc bảo vệ thành quả này. Theo đó, điều cần phải làm là ghi nhận những quyền này như một sự tuyên bố về nhân quyền và phải bảo vệ những quyền đó trước sự xâm phạm của mọi chủ thể trong xã hội, kể cả từ phía nhà nước. Muốn đáp ứng được điều đó thì cần có một văn bản pháp lý có hiệu lực cao để ghi nhận các quyền con người với tư cách là thành quả của cuộc cách mạng tư sản. Cũng từ đây, hiến pháp với tư cách là văn bản pháp lý ghi nhận các quyền tự do của con người ra đời. Như vậy, ngay từ đầu, hiến pháp đã là văn bản quan trọng ghi nhận quyền con người, quyền công dân. Nhờ sự ghi nhận này mà quyền con người, quyền công dân được thừa nhận, được tôn trọng và được bảo đảm. Có thể nói rằng, hiến pháp sinh ra là để mang sứ mệnh bảo đảm quyền con người. “Nếu như không có vấn đề phải bảo vệ nhân quyền thì có lẽ nhân loại cũng không cần có một bản hiến pháp cho mỗi một quốc gia”.
- Ngày nay, các quốc gia đều ghi nhận quyền con người và quyền công dân trong hiến pháp của nước mình. Chương về “quyền con người, quyền công dân” thường được đặt ở vị trí trang trọng trong hiến pháp của mỗi quốc gia. Có thể nói rằng quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong hiến pháp với tư cách là đạo luật cơ bản của một quốc gia là một sự đảm bảo pháp lý để các quyền đó được tôn trọng và đảm bảo thực hiện.
- Trên một phương diện nào đó, có thể nói rằng hiến pháp chính là văn bản đảm bảo nhân quyền ở một quốc gia. Đảm bảo bằng cách ghi nhận những quyền đó. Sở dĩ nói như vậy là vì việc ghi nhận là điều rất quan trọng, là bước khởi đầu cho việc thực hiện các bước tiếp theo đó là bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ở một quốc gia. Việc ghi nhận quyền con người trong hiến pháp của một nước cũng là sự khẳng định và đảm bảo về mặt số lượng cũng như phạm vi các quyền mà các công dân cũng như cá nhân nước ngoài sống tại nước đó được hưởng thụ.
- Hiến pháp là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của nhà nước để quyền con người, quyền công dân được thực thi. Việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp không chỉ là sự thừa nhận từ phía nhà nước về những quyền ấy mà còn là sự khẳng định trách nhiệm của nhà nước trong việc hiện thực hóa những quyền này. Điều đó có nghĩa rằng, khi một nhà nước ghi nhận các quyền cho công dân của mình và cho các cá nhân sống trong lãnh thổ quốc gia thì đồng thời cũng xác lập nghĩa vụ đảm bảo những quyền đó được thực thi.
- Như vậy, quyền con người, quyền công dân luôn song hành với nghĩa vụ của nhà nước. Do vậy, có thể nói rằng, hiến pháp chính là văn bản ghi nhận quyền con người, quyền công dân của một quốc gia; đồng thời cũng là văn bản quy trách nhiệm của nhà nước đó trong việc phải tạo ra điều kiện vật chất cũng như cơ chế để hiện thực hóa những gì đã ghi nhận.
- Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước có tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội, trong đó và trước hết là những cơ quan, cán bộ nhà nước. Điều đó có nghĩa rằng, các cơ quan nhà nước phải nỗ lực trong việc tạo ra cơ chế (ban hành thể chế và thành lập các thiết chế) để các quyền con người, quyền công dân được thực thi. Nếu không tạo điều kiện và cơ chế để hiện thực hóa các quyền con người, quyền công dân ghi trong hiến pháp thì chính nhà nước cũng bị coi là không hoàn thành trách nhiệm và trong một chừng mực nhất định có thể bị coi là vi hiến. Do vậy, có thể nói rằng, trong trường hợp này hiến pháp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Bảo đảm bằng cách “bắt” nhà nước phải thực hiện chính những gì mà mình đã ghi nhận về quyền con người, quyền công dân trong nội dung của hiến pháp.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo