IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Bài tập Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đáp án

Bài tập Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đáp án

Bài tập Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đáp án

  • 52 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em hãy cho biết từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đến nay, nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về Hiến pháp.
Xem đáp án

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam

- Trước năm 1945, Việt Nam không có hiến pháp. Từ sau khi thành lập nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, lịch sử Việt Nam ghi nhận năm bản Hiến pháp đã được ra đời, trong các năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi vào năm 2001), 2013 (được sửa đổi vào năm 2013).


Câu 2:

Qua đoạn hội thoại và thông tin trên, em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về Hiến pháp.

Qua đoạn hội thoại và thông tin trên, em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về Hiến pháp. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia.

- Là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.

- Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lí.


Câu 3:

a) Em hiểu như thế nào về quy định tại điều 16 Hiến pháp năm 2013?

b) Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa điều 16 Hiến pháp năm 2013 với khoản 8, điều 16 Luật trẻ em năm 2016 và khoản 1, 2 điều 8 Bộ Luật lao động năm 2019.

c) Hãy chia sẻ hiểu biết của em về đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem đáp án

Yêu cầu a) Mọi người đều được bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội dù cho có ở độ tuổi nào, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nghề nghiệp hay trình độ văn hóa như thế nào.

Yêu cầu b)

- Điều 16 Hiến pháp năm 2013 chỉ ra những quy định chung về việc bình đẳng giữa người với người trước pháp luật.

- Khoản 8, điều 6 Luật trẻ em năm 2016 và Khoản 1, 2, điều 8 Bộ Luật lao động năm 2016 thì chỉ ra đối tượng cụ thể trong việc được đối xử bình đẳng đó là trẻ em là người lao động.

Yêu cầu c)

- Hiến pháp quy định:

+ Những vấn đề cơ bản nhất về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường.

+ Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

+ Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Hiến pháp không quy định chi tiết từng lĩnh vực, từng vấn đề riêng biệt của đời sống xã hội.


Câu 4:

a) Em có nhận xét gì về việc làm của học sinh Trường THPT A, gia đình anh T, bà H và P trong các trường hợp trên?

b) Theo em, mỗi công dân cần làm gì để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp?

Xem đáp án

Yêu cầu a)

- Việc tích cực tham gia vào các hoạt động ở khu dân cư vào cuối tuần của học sinh trường THPT A rất đáng khen và tuyên dương.

- Hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra sông của gia đình ông T là đáng lên án và ngăn chặn kịp thời để tránh ô nhiễm nguồn nước.

- Việc bà T đóng thuế đầy đủ và kinh doanh tuân thủ theo quy định của pháp luật là rất đúng đắn.

Yêu cầu b)

- Để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, mỗi công dân cần:

+ Tích cực tìm hiểu nội dung các quy định của Hiến pháp.

+ Nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp trong cuộc sống hàng ngày.

+ Tích cực tuyên truyền, phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm Hiến pháp nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân.


Câu 6:

Em hãy nêu sự khác nhau giữa Hiến pháp và Pháp luật.

Xem đáp án

 

Hiến pháp

Pháp luật

Bản chất

Là văn bản thể hiện và bảo vệ chủ quyền của nhân dân, thông qua việc giới hạn quyền lực của nhà nước và khẳng định các quyền con người, quyền công dân.

Là tập hợp những quy tắc xử sự bắt buộc do Nhà nước ban hành để quản lý xã hội, vì thế mang bản chất là công cụ pháp lý của nhà nước, chủ yếu phản ánh ý chí của Nhà nước (tuy nhiên không được đi ngược lại ý chí của nhân dân vì không được trái với Hiến pháp).

Giá trị

pháp lý

Có giá trị pháp lý cao hơn các đạo luật khác của quốc gia; các đạo luật khác trong quốc gia được xây dựng phải trên cơ sở Hiến pháp, không được vi phạm Hiến pháp.

Có giá pháp lý thấp hơn Hiến pháp, được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp, không trái với quy định của Hiến pháp.

Phạm vi và

mức độ

điều chỉnh

Có phạm vi điều chỉnh rất rộng, liên quan đến tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia, song chỉ tập trung vào các mối quan hệ cơ bản và chỉ đề cập đến các nguyên tắc định hướng, nền tảng, không đi sâu vào chi tiết.

Có phạm vi điều chỉnh hẹp chỉ trong một lĩnh vực chính trị,  thậm chí một nhóm quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định, nhưng đi sâu điều chỉnh chi tiết, cụ thể trong lĩnh vực, quan hệ xã hội đó.

Trình tự,

thủ tục xây dựng và

sửa đổi

Phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian hơn do với các đạo luật khác.

Đơn giản và đòi hỏi ít thời gian hơn Hiến pháp.


Câu 8:

Khi thấy chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền nội dung cơ bản của Hiến pháp mới cho người dân, bạn Q thắc mắc: Hiến pháp chỉ áp dụng cho những cơ quan nhà nước nên xã không cần phải tổ chức tuyên truyền.

a) Em suy nghĩ như thế nào về thắc mắc của bạn Q?

b) Nếu là bạn của Q trong trường hợp trên, em sẽ nói với Q như thế nào?
Xem đáp án

Yêu cầu a) Em thấy thắc mắc của Q chưa chính xác.

Yêu cầu b) Nếu là bạn của Q, em sẽ giải thích với bạn rằng: Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia. Vậy nên Hiến pháp không chỉ áp dụng cho những cơ quan nhà nước mà còn có hiệu lực đến từng xã, phường nhỏ, vì thế chính quyền địa phương cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền nội dung cơ bản của Hiến pháp mới cho người dân được biết.


Bắt đầu thi ngay