Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Bài tập Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật có đáp án

Bài tập Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật có đáp án

Bài tập Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật có đáp án

  • 67 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em hãy chia sẻ về một tình huống vi phạm pháp luật mà em biết hoặc chứng kiến và nêu nhận xét của em về tình huống đó.

Xem đáp án

- Tình huống: Do cần tiền để trả nợ, sáng 15/12/2014, Nguyễn Văn C (sinh năm 1990, sinh sống tại thành phố X) chạy xe máy đến nhà bác của mình là ông Nguyễn Văn N để mượn tiền. Trên đường đi, C nghĩ nếu nhà bác không ai ở nhà thì sẽ ra tay lấy trộm tài sản. C đến nhà ông N. Thấy cổng nhà khóa trái, C tìm cách đột nhập không thành nên lên tiếng gọi người nhà. Lúc này, con gái ông N là chị Nguyễn Thị M ra mở cổng. Vào nhà một lúc, C viện lý do bị đau bụng, sau đó nhờ chị M pha một ly nước chanh để uống. Khi chị M đi vào phòng bếp, C lặng lẽ bám theo rồi bất ngờ lao đến dùng tay kẹp cổ chống chế rồi yêu cầu chị M chỉ chỗ cất tiền. Chị M cố vùng vẫy để tháo chạy nhưng bị mất thăng bằng, ngã vào cạnh khung cửa bếp bất tỉnh. C đi vào phòng ngủ của con gái ông N lục lấy được 9 nhẫn vàng (trọng lượng từ 0,5 -1 chỉ/chiếc), sau đó sang phòng ngủ của ông N lục lấy 6 nhẫn vàng (trọng lượng 2 chỉ/chiếc) và 3 triệu đồng. Lúc này, phát hiện chị M tình dậy chạy ra ngoài đường kêu cứu nên C lên xe tẩu thoát. C bán 5 chiếc nhẫn vàng cho một người đàn ông được 7,5 triệu đồng. Được người thân vận động, sáng ngày hôm sau, Nguyễn Văn C đã đến công an thành phố X đầu thú.

- Nhận xét: C đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật


Câu 2:

Em hãy đọc tình huống sau để trả lời câu hỏi:

1/ Theo em, người cảnh sát giao thông có nên bỏ qua lỗi của anh T không? Vì sao?

2/ Em hiểu thế nào là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung?

Xem đáp án

Yêu cầu số 1:

- Theo em, người cảnh sát giao thông không nên bỏ qua lỗi của anh T.

- Vì: việc vượt qua đèn đỏ đã vi phạm luật giao thông, để đảm bảo trật tự, an toàn cho mọi người khi tham gia giao thông và giao thông thông suốt. Nhà nước đã ban hành pháp luật quy định người tham gia giao thông phải chấp hành tín hiệu giao thông, dừng xe trước vạch kẻ đường khi gặp đèn đỏ. Đây là quy tắc xử sự chung bắt buộc tất cả mọi người khi tham gia giao thông phải tuân thủ và thực hiện nghiêm túc ở mọi nơi, vào bất kì thời gian nào. Nếu không tuân thủ sẽ bị xử phạt.

Yêu cầu số 2: Các quy tắc xử sự khác trong xã hội đều là những công cụ điều chỉnh hành vi của con người, đưa ra những quy tắc xử sự, hành vi khuôn mẫu để mọi người thực hiện đảm bảo tuân theo định hướng chung đã được đề ra. Tuy cùng mục đích nhưng pháp luật và các quy tắc xử sự khác trong xã hội cũng có những điểm khác biệt, phạm vi bài viết dưới đây nhằm đưa ra và phân tích sự khác nhau giữa pháp luật và các quy tắc xử sự khác trong xã hội.


Câu 3:

Em hãy đọc trường hợp sau, kết hợp với khái niệm pháp luật để trả lời câu hỏi

1/ Vì sao N bị xử phạt? Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện như thế nào trong trường hợp trên?

2/ Để các quy phạm phổ biến được áp dụng vào đời sống xã hội thì các quy phạm đó phải được thể hiện qua hình thức nào?

3/ Nêu ví dụ minh họa cho các đặc điểm của pháp luật.

Xem đáp án

- Yêu cầu số 1: N bị xử phạt vì không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, N mắc thêm lỗi là sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi. Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật được thể hiện: áp dụng xử phạt ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, mọi cá nhân không phân biệt địa vị, nghề nghiệp, chức vụ, quyền hạn đều phải thực hiện pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí nghiêm minh.

- Yêu cầu số 2: Để các quy phạm phổ biến được áp dụng vào đời sống xã hội thì các quy phạm đó phải được thể hiện qua hình thức:

+ Được thể hiện bằng văn bản có chứa quy phạm pháp luật

+ Văn bản quy phạm pháp luật phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trình tự, thủ tục, hình thức luật định. Chỉ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Hiến pháp, luật định mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật

+ Tất cả văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp. Văn bản quy phạm pháp luật do cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cấp trên ban hành.


Câu 4:

Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi

1/ Hành vi xả thải chất độc vào môi trường của Công ty Hóa chất A đã vi phạm quy định của luật nào? Việc xử phạt đối với Công ty Hóa chất A có tác dụng như thế nào?

2/ Em hãy nêu một số quy định của pháp luật thể hiện vai trò quản lí xã hội của Nhà nước mà em biết.

Xem đáp án

- Yêu cầu số 1: Hành vi xả thải chất độc vào môi trường của Công ty Hóa chất A đã vi phạm quy định của luật Bảo vệ môi trường. Việc xử phạt đối với Công ty Hóa chất A có tác dụng khắc phục hậu quả mà công ty đã vi phạm, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

Yêu cầu số 2:  Một số quy định của pháp luật thể hiện vai trò quản lí xã hội của Nhà nước:

+ Quản lý xã hội bằng pháp luật là việc nhà nước sử dụng các quy định pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội. Lấy pháp luật là thước đo các hành vi trong xã hội, những hành vi lệch chuẩn đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Thông qua pháp luật, nhà nước điều hành xã hội phát triển theo ý chí của mình. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các vấn đề trong xã hội, ví dụ: Khiếu nại các quyết định hành chính, giao thông đường bộ, giáo dục,... Nhờ đó các vấn đề này được giải quyết thống nhất, theo quy định của pháp luật.

+ Ví dụ: Trong giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải tuân thủ quy định tại Luật Giao thông đường bộ và những văn bản khác liên quan, những hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định 100: Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, giấy phép lái xe, nếu không đủ các điều kiện này sẽ bị xử phạt.


Câu 5:

Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi

1/ Theo em, pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh B như thế nào?

2/ Em hãy nêu ý nghĩa của việc pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

Xem đáp án

Yêu cầu số 1: Theo em, pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của anh B bằng việc: sau khi anh B kiện, tòa án nhân dân đã tuyên Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của công ty X đã đối với anh B là trái pháp luật, buộc phải hủy. Công ty X phải tiếp nhận lại anh B, bố trí công việc phù hợp với sức khỏe của anh và hoàn trả anh các chế độ theo quy định.

Yêu cầu số 2: Ý nghĩa của việc pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân:

+ Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

+ Tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.

+ Tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.


Câu 6:

Em hãy cho biết nội dung nào sau đây là quy định pháp luật? Vì sao?

Media VietJack

Xem đáp án

- Nội dung a. Là quy định pháp luật vì Bộ luật Lao động do Nhà nước ban hành, điều chỉnh quan hệ lao động. Bất kì ai tham gia vào quan hệ lao động đều phải thực hiện. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

- Nội dung b. Không phải là quy định pháp luật và quy định này chỉ áp dụng đối với đoàn viên trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Nội dung c. Không phải là quy định pháp luật vì đây là nội quy của Công tyY và chỉ áp dụng với các thành viên trong Công ty Y.

- Nội dung d. Không phải là quy định pháp luật vì đây chỉ là quy định trích từ Quy chế tổ chức Đại hội cổ đông thường niên của Công ty cổ phần X và chỉ áp dụng đối với các cổ đông trong thời gian đại hội cổ đông.


Câu 7:

Em hãy chỉ ra các đặc điểm pháp luật thể hiện trong các quy định sau:

Media VietJack

Xem đáp án

Nội dung

Đặc điểm của pháp luật

Nội dung a. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu (khoản 3 Điều 35 Hiến pháp năm 2013).

+ Tính quy phạm phổ biến: quy định được áp dụng mọi nơi, mọi lúc với mọi đối tượng sử dụng lao động.

+ Tính quyền lực, bắt buộc chung: nếu không tuân theo sẽ bị phạt

+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: được ghi trong Điều 35 Hiến pháp năm 2013

Nội dung b. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân (khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường).

+ Tính quy phạm phổ biến: quy định được áp dụng mọi nơi, mọi lúc đối với tất cả mọi người

+ Tính quyền lực, bắt buộc chung: nếu không tuân theo sẽ bị phạt

+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: được ghi trong Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2010

Nội dung c. Nghiêm cấm hành vi bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em (khoản 2 Điều 6 Luật Trẻ em năm 20160

+ Tính quy phạm phổ biến: quy định được áp dụng mọi nơi, mọi lúc với mọi người

+ Tính quyền lực, bắt buộc chung: nếu không tuân theo sẽ bị phạt

+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: được ghi trong Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016.


Câu 8:

Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao?

Media VietJack

Xem đáp án

- Ý kiến a. Đúng vì pháp luật có tính quy phạm phổ biến: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người.

- Ý kiến b. Sai vì pháp luật có tính quy phạm phổ biến: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người.

- Ý kiến c. Sai vì pháp luật có tính quy phạm phổ biến: pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người.

- Ý kiến d. Sai vì pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung: pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.

- Ý kiến e. Đúng vì pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Ghi nhớ -sgk trang 74)

- Ý kiến g. Đúng vì Pháp luật tạo cơ sở pháp lí để nhà nước phát huy quyền lực, sức mạnh trong quản lí nhà nước nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.


Câu 9:

Em hãy nêu vai trò của pháp luật trong trường hợp sau:

Trường hợp a.

Media VietJack

Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào đối với việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông?

Trường hợp b.

Media VietJack

Việc xử phạt của Công an tỉnh H trong trường hợp này có ý nghĩa thế nào trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm?

Xem đáp án

- Trường hợp a. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có ý nghĩa xử phạt, tránh để trường hợp tai nạn xảy ra, gây nguy hiểm đến tính mạng của bản thân người lái xe và người khác, đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho xã hội.

- Trường hợp b. Việc xử phạt của Công an tỉnh H trong trường hợp này có ý nghĩa xử phạt, tránh để trường hợp xấu xảy ra, thực phẩm gây nguy hại đến sức khỏe của người dân.


Câu 10:

Giải đáp pháp luật

Media VietJack

Theo em, xe cứu thương, xe cứu hỏa trong trường hợp trên có vi phạm Luật Giao thông đường bộ không? Vì sao?

Xem đáp án

- Theo quy định tại điều 22, Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

+ Thứ tự các xe được ưu tiên, bao gồm: xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật và đoàn xe tang.

+ - Các loại xe ưu tiên đã nêu (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

=> Căn cứ vào điều 22 Luật giao thông đường bộ, xe cứu hỏa trong trường hợp trên không vi phạm luật giao thông.


Câu 11:

Em hãy kể lại một trường hợp pháp luật đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà em biết. Em rút ra bài học gì từ trường hợp đó?

Xem đáp án

- Tình huống: Trần Văn H (sinh năm 1990, sinh sống tại quân TX, thành phố HN) và Nguyễn Văn B (sinh năm 1988, sinh sống tại quận BD, thành phố HN) là hai đối tượng không có công việc ổn định, thường xuyên gây rối tại địa phương nơi cư trú. Ngày 10/6/2013, vì không có tiền nên H và B nảy sinh ý định trộm cắp tiền để thỏa mãn nhu cầu ăn chơi. Trưa ngày 10/6/2013, H rủ B đi đến khu vực ngõ 26 phố X và nhìn thấy nhà chị Y (số nhà 15, ngõ 26 phố X) không có khóa cửa. Lợi dụng sơ hở, Trần Văn H và Nguyễn Văn B đã trèo vào nhà chị Y và lấy trộm 2 điện thoại di động, 2 máy tính xách tay. B cầm ba lô và bỏ những vật vừa lấy trộm được vào trong ba lô. Khi vừa ra khỏi nhà chị Y, H và B đã bị anh Trần P( chồng chị Y), đang đi từ ngoài đường về phát hiện, hô hoán. H sợ quá bỏ chạy trước, anh Trần b đuổi theo và giằng lại ba lô trên tay B, B giật lại cho bằng được và đẩy đến công an. Qua giám định, trị giá 2 chiếc điện thoại di động và máy tính xách tay được xác định là 50 triệu.

- Bình luận:

+ Hành vi của B là hành vi chuyển hóa từ trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản vì mặc dù ý định ban đầu của B là thực hiện hành vi trộm cắp nhưng khi bị phát hiện, B đã bỏ chạy và khi bị anh P giằng lại ba lô, B vẫn giữ bằng được tài sản và đẩy anh P ngã. Mục đích của B khi tẩu thoát là giữ bằng được tài sản. Hành vi này đã đủ cấu thành tội cướp tài sản và lúc này tội trộm cắp tài sản đã chuyển hóa thành tội cướp tài sản, đây chính là hành vi dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản.

+ B thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Hành vi của B đã xâm phạm đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ. B là người đã thành niên, không bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nên phải chịu trách nhiệm về tội phạm này.

- Bài học: pháp luật của nhà nước đề ra là bảo vệ quyền lợi của người dân, xử phạt đúng với lỗi vi phạm mà tội phạm đã gây ra.


Câu 12:

Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 9-11, em hãy viết tuyên truyền về vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội.

Xem đáp án

Bài viết tham khảo:

- Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng.

- Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.

- Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo


Bắt đầu thi ngay