Bài tập Lập kế hoạch tài chính cá nhân có đáp án
-
78 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy chia sẻ suy nghĩ của em về việc chi tiêu có kế hoạch và chi tiêu không có kế hoạch.
- Chi tiêu có kế hoạch là một việc làm thông minh. Việc này sẽ giúp chúng ta chi tiêu hợp lí, tiết kiệm chi phí và để dành được tiền cho các sự việc phát sinh ngoài ý muốn, đầu tư sinh lời,…
- Chi tiêu không hợp lí sẽ khiến tiền bạc cạn dần dù kiếm được nhiều đến bao nhiêu. Và dần đến một lúc nào đó, khi một việc phát sinh xảy ra mà yêu cầu cần tiền để giải quyết sẽ không thể làm được.
Câu 2:
Em hãy đọc câu truyện của H để trả lời câu hỏi:
1/ Những vấn đề tài chính cá nhân H phải giải quyết là gì?
2/ H đã có kế hoạch tài chính cá nhân để giải quyết các vấn đề đó như thế nào?
Yêu cầu số 1: Những vấn đề tài chính cá nhân H phải giải quyết là:
- Thu nhập của H gồm chu cấp của gia đình, tiền học bổng và tiền công làm thêm.
- Chi tiêu của H gồm các chi phí bắt buộc.
- Tiết kiệm của H là để dành 3 triệu đồng cho học thêm ngoại ngữ.
Yêu cầu số 2: H đã có kế hoạch tài chính cá nhân để giải quyết các vấn đề đó: Lập kế hoạch tài chính cá nhân. Trước hết là kế hoạch quản lí nguồn thu hàng tháng, duy trì và cải thiện nguồn thu bằng cách học tốt để có học bổng cùng tăng thu nhập từ việc làm thêm.Tiếp đó là xây dựng và thực hiện kế hoạch chi tiêu chặt chẽ với mục tiêu chi tiêu trong khuôn khổ mức thu và có tiết kiệm.
Câu 3:
Em hãy đọc câu truyện của M để trả lời câu hỏi: kế hoạch tài chính cá nhân của M nhằm đạt mục tiêu gì? Thời gian thực hiện bao lâu? Cách thực hiện như thế nào?
- Kế hoạch tài chính cá nhân của M nhằm mục tiêu tiết kiệm tiền để mua bộ vợt cầu lông làm món quà tặng em trai.
- Thời gian M thực hiện là 20 ngày.
- M thực hiện bằng cách tiết kiệm từ khoản tiền tiêu vặt mẹ cho và mỗi ngày phải tiết kiệm được 10.000 đồng.
Câu 4:
Em hãy đọc tiếp câu chuyện của H để trả lời câu hỏi: kế hoạch tài chính của H trong 5 tháng tới nhằm thực hiện mục tiêu tài chính gì? Thời gian thực hiện có đặc điểm gì khác so với kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn? Cách thực hiện như thế nào?
- Kế hoạch tài chính của H trong 5 tháng tới nhằm thực hiện mục tiêu về thăm gia đình.
- Thời gian thực hiện dài hơn so với kế hoạc tài chính cá nhân ngắn hạn.
- Cách thực hiện của H là ghi chép cẩn thận các khoản thu chi, xem xét cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết đồng thời nhận thêm công việc làm thêm theo giờ.
Câu 5:
Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M để trả lời câu hỏi: Kế hoạch tài chính cá nhân của M trong suốt năm học lớp 9 nhằm mục tiêu gì? thời gian thực hiện so với kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn có điểm gì khác biệt? cách thực hiện như thế nào?
- Kế hoạch tài chính cá nhân của M trong suốt năm học lớp 9 nhằm mục tiêu tiết kiệm 1,5 triệu đồng để tham gia khóa học bồi dưỡng tiếng Anh trong dịp hè.
- Thời gian thực hiện dài hơn so với kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn và gồm nhiều mục tiêu ngắn hạn và trung hạn.
- M thực hiện bằng cách thực hiện các mục tiêu ngắn hạn, tiết kiệm tiền từ các khoản mẹ cho hàng tháng. Ngoài ra M thực hiện mục tiêu trung hạn là nuôi 5 con gà xin được từ mẹ trong vòng 4 tháng.
Câu 6:
Em hãy đọc tiếp câu chuyện của H để trả lời câu hỏi:
1/ Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã giúp H rèn luyện được kĩ năng chi tiêu để đảm bảo cuộc sống như thế nào? H đã tự chủ trong cuộc sống ra sau và được bạn bè tôn trọng như thế nào?
2/ Việc không có kế hoạch tài chính cá nhân đã mang lại những hậu quả gì cho Q?
- Yêu cầu số 1: Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã giúp H rèn luyện được kĩ năng chi tiêu để đảm bảo cuộc sống: chi tiêu tài chính lành mạnh, không lãng phí, không thâm hụt, nợ nần mà còn có tiền tiết kiệm.
H đã tự chủ trong cuộc sống: tự tính toán, cân nhắc chi phí thiết; nắm rõ tình hình tài chính cá nhân để điều chỉnh cho phù hợp,…
H đã được Q nể phục và noi theo việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân.
- Yêu cầu số 2: Việc không có kế hoạch tài chính cá nhân đã khiến Q tiêu hết cả tiền bố mẹ cho để đóng học phí và phải hỏi vay tiền của H.
Câu 7:
Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M để trả lời câu hỏi:
1/ Trong một năm học phải xa nhà, M đã xác định các mục tiêu tài chính cần thực hiện là gì? Thời gian thực hiện các mục tiêu đó trong bao lâu?
2/ Theo em, việc xác định mục tiêu tài chính đó có ý nghĩa như thế nào trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?
Yêu cầu số 1: Trong thời gian một năm học phải xa nhà, M đã xác định các mục tiêu tài chính và thời gian thực hiện:
- Cân đối thu chi từng tháng sao cho không vượt quá số tiền cho phép.
- Tiết kiệm trong 3 tháng được 400.000 đồng để mừng tuổi ông bà, bố mẹ.
- Tiết kiệm trong 9 tháng được 800.000 đồng để mua xe đạp mới khi kết thúc năm học.
Yêu cầu số 2: Việc xác định các mục tiêu tài chính giúp cho M có đọng lực và định hướng rõ ràng trong việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân.
Câu 8:
Em hãy đọc tiếp câu truyện của M để trả lời câu hỏi:
1/ M đã làm thế nào để theo dõi và kiểm soát được thu chi tài chính của mình?
2/ Theo em, việc theo dõi và kiểm soát thu chi có vai trò như thế nào trong việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân?
- Yêu cầu số 1: M đã theo dõi và kiểm soát thu chi tài chính của mình bằng cách ghi chép lại đầy đủ các khoản thu chi và đặc biệt là các khoản chi tiêu. M đã tách ra những khoản chi thiết yếu và không thiết yếu.
- Yêu cầu số 2: Việc theo dõi và kiểm soát thu chi có vai trò đối với việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân là: Đây là căn cứ để xác định các định mức cho các khoản chi khi phân bổ tài chính đồng thời kiểm soát được việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân theo đúng mục tiêu đề ra.
Câu 9:
Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M để trả lời câu hỏi:
1/ M đã thiết lập quy tắc thu chi cá nhân như thế nào trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?
2/ Theo em, việc thiết lập quy tắc thu chi cá nhân có ý nghĩa như thế nào trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?
- Yêu cầu số 1: M đã thiết lập quy tắc thu chi cá nhân là 80/13/7 thu nhập hàng tháng. Với thu nhập hàng tháng là 3 triệu đồng, M đã dùng 80% vào các khoản chi thiết yếu hàng tháng (2 400 000đ), 13% dành cho chi phí phát sinh (390 000đ) và 7% còn lại để tiết kiệm (210 000đ). Trong đó có quy tắc tiết kiệm chủ yếu dựa trên tiết giảm các khoản chi tiêu không thiết yếu, không cắt giảm các khoản chi tiêu thiết yếu gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kết quả học tập.
- Yêu cầu số 2: Ý nghĩa của việc thiết lập quy tắc thu chi cá nhân đối với việc lập kế hoạch tài chính cá nhân: Giúp thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân theo đúng mục tiêu đề ra, có hướng đi chính xác và phù hợp nhất để đạt được mục tiêu.
Câu 10:
Em hãy đọc tiếp câu chuyện của M để trả lời câu hỏi:
1/ M đã thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân như thế nào?
2/ Theo em, việc tuân thủ thực hiện theo kế hoạch tài chính đã đề ra có ý nghĩa như thế nào?
Yêu cầu số 1: M thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân:
- Đầu tiên, M quyết tâm làm theo kế hoạch đề ra.
- Cập nhập và điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp.
Yêu cầu số 2: Việc tuân thủ thực hiện theo kế hoạch tài chính đã đề ra có ý nghĩa: đạt được mục tiêu đề ra, trở thành người sống tiết kiệm và có nguyên tắc hơn,…
Câu 11:
Em hãy cho biết những ý kiến sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a. Lập kế hoạch tài chính cá nhân chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm
b. Tăng thu nhập là nội dung quan trọng trong kế hoạch tài chính cá nhân
c. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có phương án dự phòng tốt cho tương lai
d. Lập kế hoạch tài chính cá nhân để có biện pháp bảo vệ tài chính của cá nhân
- Ý kiến a. Sai, vì mục tiêu lập kế hoạch tài chính cá nhân trước hết là cân đối thu chi, trên cơ sở đó thực hiện được mục tiêu tiết kiệm.
- Ý kiến b. Sai bởi vì nội dung quan trọng nhất trong lập kế hoạch tài chính cá nhân là thiết lập các khoản thu chi của bản thân bởi vì khi thu nhập tăng cao cũng sẽ đi kèm với các khoản chi khác tăng lên ví dụ như thuế thu nhập,...
- Ý kiến c. Đúng bởi vì khi lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp chúng ta nắm rõ tình hình tài chính cá nhân để điều chính cho phù hợp, từ đó sẽ có những phương án dự phòng tốt cho tương lai.
- Ý kiến d. Đúng bởi vì khi lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp chúng ta nắm rõ tình hình tài chính cá nhân để điều chính cho phù hợp, từ đó sẽ có những phương án dự phòng tốt cho tương lai, tránh vỡ nợ hoặc không có khả năng duy trì chất lượng cuộc sống tốt.
Câu 12:
- Trường hợp a. Việc thực hiện theo kế hoạch tài chính cá nhân không phải là để tiết kiệm được nhiều nhất có thể mà là để duy trì được chất lượng cuộc sống tốt, đưa ra các khoản tài chính trong tương lai. Vậy nên K nên điều chỉnh lại kế hoạch tài chính cá nhân.
- Trường hợp b. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả những con người không có ý chí, không chịu cố gắng, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này. Lúc "vung tay quá trán" nhưng lúc lại không đủ chi trả cho các chi phí cơ bản của cuộc sống.
- Trường hợp c. Đây là một trong số những cách khá hay để có thể bám sát, đảm bảo thực hiện được việc làm theo kế hoạch tài chính đã được lập ra từ trước.
- Trường hợp d. Chị X đã thực hiện rát tốt tài chính gia đình bởi vì nội dung quan trọng nhất trong lập kế hoạch tài chính cá nhân là thiết lập các khoản thu chi của bản thân bởi vì khi thu nhập tăng cao cũng sẽ đi kèm với các khoản chi khác tăng lên ví dụ như thuế thu nhập, thuế đất,...
Câu 13:
Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận các chủ đề sau:
a. Tiết kiệm chi tiêu nhưng vẫn đảm bảo tốt cuộc sống
b. Thực hiện tiêu dùng thông minh để thực hiện tốt kế hoạch tài chính cá nhân
- Chủ đề a. Để có thể tiết kiệm chi tiêu nhưng vẫn đảm bảo tốt cuộc sống thì ta cần lên kế hoạch tài chính cá nhân thật tỉ mỉ với các khoản riêng, nên tiết kiệm một khoản để đầu tư từ đó có thêm một khoản thu nhập hàng tháng, từ đó có thể khiến chất lượng cuộc sống đi lên, sống thoải mái hơn.
- Chủ đề b. Ta nên thực hiện tiêu dùng thông minh để thực hiện tốt kế hoạch tài chính cá nhân. Nên tiêu dùng những mặt hàng cần thiết, phù hợp với mức sống của gia đình, cá nhân.
Câu 14:
Xử lí tình huống
Tình huống a.
Nếu là X, em sẽ giải thích với v thế nào?
Tình huống b.
Nếu là T, em có kế hoạch chi tiêu thế nào trong những ngày tiếp theo?
- Xử lí tình huống a. Nếu là X em sẽ nói với V rằng dù là bất cứ độ tuổi nào cũng nên lập cho mình kế hoạch tài chính cá nhân, bởi vì khi làm theo kế hoạch tài chính cá nhân thì ta sẽ có thể hiểu rõ số tiền của mìn rồi từ đó đưa ra các quyết định tốt nhất cho bản thân, tránh trường hợp "no dồn đói góp"
- Xử lí tình huống b. Trong 6 ngày còn lại, T chỉ còn 500.000đ để chi trả cho mình và em. Chủ yếu các khoản tiêu dùng đều thược về bữa cơm hàng ngày. T nên tự nấu ăn tại nhà, bữa sáng có thể ăn lại đồ thừa từ hôm qua, bữa trưa và bữa tối khoảng 50k. Một ngày sẽ tiêu hết 50k, 6 ngày sẽ tiêu hết 300.000đ. Còn lại khoảng 200.000đ để phòng cho trường hợp cần thiết dùng tới.
Câu 15:
Em hãy viết bài kể về một trường hợp chi tiêu có kế hoạch trong cuộc sống và bài học rút ra.
- Các khoản tiền của em đều đến từ chu cấp của bố mẹ, bình thường mỗi tháng mẹ sẽ cho em khoảng 200.000 để tiêu.
- Tuy nhiên, em sẽ không tiêu dùng hết khoản đấy trong 1 tháng mà chỉ tiêu 1 nửa cho các chi phí thật sự cần thiết như gửi xe hay mua đồ dùng học tập.
- Vì vậy, khi có những dịp cần thiết phải sử dụng đến nhiều tiền thì em vẫn có khả năng chi trả và lên kế hoạch tài chính cá nhân. Do đó, em chưa bảo giờ gặp phải vấn đề tài chính và chúng ta nên lập kế hoạch tài chính cá nhân ngay từ khi còn nhỏ.
Câu 16:
Giả định em có mục tiêu tài chính tiết kiệm được 200.000đ trong một tháng. Hãy lập kế hoạch tài chính cá nhân để thực hiện mục tiêu này và chia sẻ với các bạn.
- Mục tiêu: tiết kiệm 200.000 đồng/ tháng
- Các biện pháp có thể thực hiện:
+ Tái sử dụng đồ dùng học tập và SGK cũ
+ Sử dụng sách miễn phí tại thư viện
+ Hạn chế chi tiêu vào đồ ăn vặt,các hoạt động giải trí
+ Sử dụng xe buýt để di chuyển
+ Tăng thu nhập cho bản thân bằng các hoạt động: them gia làm CTV viết bài cho các trang web học tập; làm bánh/ sinh tố để bán; làm thiệp để bán…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo