Bài tập Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường có đáp án
Bài tập Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường có đáp án
-
120 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy chia sẻ một khẩu hiệu về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường mà em biết. Theo em, khẩu hiệu đó được sử dụng để làm gì?
- Khẩu hiệu: Khoa học công nghệ nền tảng động lực cho phát triển.
- Ý nghĩa của khẩu hiệu: Khoa học và công nghệ đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó với biển đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước.
Câu 2:
Em hãy đọc đoạn hội thoại, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1/ Em hãy nêu ý kiến nhận xét về câu nói của nhân vật anh trai trong hội thoại 1.
2/ Em hãy phân biệt quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất.
Yêu cầu số 1: Các câu trả lời của nhân vật anh trai trong đoạn hội thoại đã phản ánh đúng về một số khía cạnh của thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay như: Kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Người dân có thể tự do kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật không cẩm. Kinh tế Việt Nam gồm: thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Yêu cầu số 2: Phân biệt quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất.
- Quyền sở hữu đất là quyền chiếm giữ, sử dụng, định đoạt đất đai thông qua hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp. Hiến pháp năm 2013 quy định đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí.
- Quyền sử dụng đất là quyển của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể có quyền thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,... Hiến pháp năm 2013 quy định: Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Quyển sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.
Câu 3:
Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi
1/ Em hãy lấy ví dụ thực tế để minh họa cho nội dung trong thông tin trên.
2/ Theo em, nội dung về văn hóa, xã hội của Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào đến đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước?
Yêu cầu số 1:
- Ví dụ về chính sách của Nhà nước đối với người lao động:
+ Bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt;
+ Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của người lao động nhằm giúp họ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình;
Yêu cầu số 2:
- Nội dung về văn hóa, xã hội của Hiến pháp có ý nghĩa: thể hiện vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với các lĩnh vực văn hóa, xã hội như:
+ Tạo việc làm cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định
+ Chăm lo, phát triển sức khỏe của nhân dân, tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội
+ Căm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, …
Câu 4:
Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1/ Em hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục.
2/ Theo em, vì sao Nhà nước ta lại xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia?
Yêu cầu số 1:
- Ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục:
+ Nhà nước Việt Nam ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư cho giáo dục, chăm lo phát triển giáo dục ở các cấp học
+ Thực hiện phổ cập giáo dục và các chính sách về học bổng, học phí hợp lí, ưu tiên phát triển giáo dục ở các vùng có điều kiện khó khăn, tạo điều kiện để các nhóm yếu thế được tiếp cận với giáo dục.
Yêu cầu số 2: Nhà nước ta lại xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia vì: giáo dục đóng vai trò quan trong đối với sự phát triển của quốc gia, góp phần nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Sự phát triển của giáo dục sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của đất nước.
Câu 5:
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1/ Quốc gia Khởi nghiệp, Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
2/ O và D đã có ý tưởng gì trong việc sáng tạo để phát triển khoa học, công nghệ?
3/ Theo em, nội dung của Hiến pháp về khoa học, công nghệ có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước
Yêu cầu số 1: Ý nghĩa của Quốc gia Khởi nghiệp, Ngày hội Khởi nghiệp:
+ Thúc đẩy các sảng kiến Công nghệ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh góp phần phát triển nền kinh tế đất nước;
+ Góp phần thu hút nguồn lực chuyên gia, trí thức, doanh nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển;
+ Thúc đẩy hình thành tư duy đổi mới, sáng tạo mở, giải quyết những vấn đề, thách thức đặt ra trong xã hội, bối cảnh dịch bệnh và nhu cầu từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn;
+ Góp phần thu hút nguồn vốn từ các quỹ đầu tư và tập đoàn nước ngoài đến tham quan và tìm hiểu các dự án, ý tưởng khởi nghiệp để đầu tư hoặc mua ý tưởng kinh doanh đó;
+ Tạo điều kiện, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,...
Yêu cầu số 2: O và D đã có ý tưởng kĩ thuật về sản xuất công nghệ mới, sản xuất ra một động cơ chạy bằng không khí nén và D là công nghệ điện cát (sản xuất điện từ cát).
Yêu cầu số 3: Ý nghĩa nội dung của Hiến pháp về khoa học, công nghệ:
+ Khẳng định vai trò thenchốt của khoa học, công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đối với đất nước;
+ Tạo tiền đề, căn cứ pháp lí để phát triển khoa học, công nghệ trong nước;
+ Tạo điều kiện người dân được tham gia và thụ hưởng công bằng lợi ích từ hoạt động khoa học, công nghệ, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân;
+ Tạo nền tảng, điều kiện để xây dựng, phát triển đất nước toàn diện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội),...
Câu 6:
Em hãy đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1/ Theo em, tại sao Hiến pháp có nội dung về môi trường?
2/ Hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về môi trường.
3/ Theo em, nội dung của Hiến pháp về môi trường có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước và đời sống xã hội?
Yêu cầu số 1: Hiến pháp có nội dung về môi trường vì bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội xã hội sâu sắc, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế- xã hội, hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn cầu.
Yêu cầu số 2: Ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về môi trường: Hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5-6, học sinh các trường phổ thông trên cả nước đã tích cực thực hiện các biện pháp góp phần bảo vệ môi trường như: trồng nhiều cây xanh ở trường học và khu vực sinh sống, cùng người thân thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, hạn chế sử dụng túi nilon, tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt, chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, …
Yêu cầu số 3: Nội dung của Hiến pháp quy định về môi trường đã:
+ Thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với việc bảo vệ môi trường;
+ Tạo Cơ sở, nền tảng pháp lí cho việc bảo vệ môi trường sống của con người;
+ Gìn giữ, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
+ Góp phần gìn giữ môi trường trong sạch, lành mạnh, bảo vệ sức khoẻ của người dân;
+ Nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân và các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường bên vững;
+ Tạo điều kiện để phát triển đất nước một cách bền vững...
Câu 7:
Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a. Sai. Vì công dân Việt Nam chỉ được phép kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
b. Sai, vì tài nguyên thiên nhiên là sở hữu của toàn dân nhưng do Nhà nước quản lí. Khi sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, người dân phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, Việc sử dụng phải kết hợp với bảo tồn và phát triển để tránh tình trạng suy kiệt tài nguyền.
c. Đúng, vì Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và Công nghệ (khoản 3 Điều 62).
d. Sai, vì Hiến pháp năm 2013 quy định, tất cả mọi người đều có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Vì vậy, bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Câu 8:
Em có nhận xét gì về hành vi của các nhân vật, tổ chức trong những trường hợp sau?
- Tình huống a. Hành vi của ông S và con trai là sai, vi phạm pháp luật. Hành vi này tiêu diệt nhiều loài động vật sống dưới nước, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thuỷ hải sản, đồng thời có thể gây nguy hiểm cho con người nên bị pháp luật nghiêm cấm.
- Tình huống b. Hành vi của bà H là vi phạm pháp luật và đáng bị phế phản. Người dân khi sử dụng những hàng hoá kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
- Tình huống c. Hành vi của ông M là đúng, đáng khen ngợi. Việc làm của ông đã góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ mọi người.
- Tình huống d. Việc làm của trường T là một việc làm tốt, tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận các thành tựu khoa học công nghệ, góp phần khơi dậy niềm đam mê sáng tạo.
Câu 9:
Xử lí tình huống
a.Nếu là Q, em sẽ làm gì?
b.Nếu là H, em sẽ làm gì để bố mẹ đồng ý cho tham gia cuộc thi?
- Tình huống a. Nếu là Q, em sẽ báo cáo với cơ quan chức năng ở địa phương để có phương án giải quyết tốt nhất và sau đó vận động người dân có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh xuang quanh khu vực mình sinh sống.
- Tình huống b. Nếu là H, em sẽ hứa với bố mẹ sẽ cân đối việc học hành và thi cử, đây còn là một cơ hội tốt để con thể hiện được khả năng của mình.
Câu 10:
Em hãy nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân đối với việc phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ.
- Những việc học sinh nên làm:
+ Tham gia các cuộc thi về khoa học công nghệ
+ Tìm hiểu và học khoa học công nghệ
+Cổ vũ bạn bè tham giá khoa học công nghệ
+ Phát minh, sáng chế các thiết bị phục vụ cuộc sống
- Những hiệc học sinh không nên làm:
+ Sử dụng khoa học công nghệ vào những mục đích sai trái.
Câu 12:
Em hãy viết một bài thuyết trình về trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường và chia sẻ lại sản phẩm với cả lớp.
(*) Bài thuyết trình tham khảo:
- Từ ngày xưa, khi chưa thể tự tạo ra các công cụ lao động, con người sống chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm, phụ thuộc vào những cái có sẵn trong thiên nhiên. Lâu dần, khi cộng đồng người phát triển, những cái có sẵn từ thiên nhiên đã hết thì môi trường lại là nơi cung cấp cho họ nguyên liệu để sản xuất từ sản phẩm thô sơ nhất. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân loại, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, môi trường lại cung cấp cho con người các nguyên liệu, nguồn tài nguyên để sản xuất. Các bạn thấy không, dù ở bất kỳ thời đại nào môi trường đều rất quan trọng đối với con người. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi trường.
- Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại. Các bạn có để ý thấy rằng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy. Thiên nhiên ban tặng cho con người nhiều thứ, vậy mà ta không biết giữ gìn và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều loại “bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta.
- Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, rồi các công nghệ xử lý rác thải, phát minh khoa học ra đời nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường. Vậy còn bạn, có bao giờ bạn đã tự hỏi “mình đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu chưa?”.
- Bạn đừng nghĩ rằng bảo vệ môi trường là phải nghiên cứu ra một công trình, một máy móc hiện đại nào đó hay đó là việc của các chuyên gia, các kỹ sư hay của pháp luật mà bằng những hành động nhỏ nhặt và cụ thể hàng ngày, chúng ta cũng góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Theo tôi, việc đầu tiên góp phần bảo vệ môi trường đó là nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết, và hành động vì môi trường cùng chúng ta. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng, và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường. Những việc cụ thể phải làm như sau:
+ Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…
+ Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản trước khi in, tận dụng giấy một mặt… Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.
+ Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.
+ Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết…
+ Lên án, phê phán những trường hợp gây tác hại đến môi trường.
Đó là những việc nhỏ và đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể làm được. Hi vọng rằng, với bài viết này, mọi người, mọi nhà cùng nhau chung tay thực hiện để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn, đô thị xanh- sạch- đẹp hơn. Hãy đối xử tốt với thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, được tận hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên. Ngược lại, nếu chỉ biết quyền lợi của cá nhân trước mắt mà làm tổn hại đến môi trường thì bản thân ta, con cháu ta sẽ nhận lấy một hậu quả thật khó lường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chúng ta đó các bạn ạ!