Bài tập Pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên có đáp án
Bài tập Pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên có đáp án
-
56 lượt thi
-
22 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy kể về một trường hợp dưới 18 tuổi phạm tội mà em biết và chia sẻ bài học rút ra từ trường hợp này.
- Trường hợp: D (16 tuổi) bẻ khóa ăn trộm một chiếc xe máy trị giá 16 triệu đồng trước cổng một cửa hàng tiện lợi.
- Bài học rút ra từ trường hợp trên: không được thực hiện tội phạm dưới bất kì hình thức nào, vì sẽ phải nhận hình phạt thích đáng. Là học sinh, chúng ta cần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật hình sự và đấu tranh phòng chống tội phạm.
Câu 2:
Em hãy đọc thông tin, tinh huống sau để trả lời câu hỏi:
1. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều của Bộ luật Hình sự.
2. S (17 tuổi) và H (13 tuổi) là đồng phạm trong vụ trộm cắp tài sản trị giá 150 triệu đồng. Thời điểm phạm tội, H 13 tuổi 6 tháng và S 17 tuổi. S bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản, còn H chỉ bị xử lí hành chính.
Câu hỏi:
1/ Vì sao S và H cùng tham gia vụ trộm cắp tài sản nhưng chỉ có S bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, còn H bị xử lí hành chính?
2/ Tại sao khi xử lí hành vi vi phạm pháp luật hình sự phải xác định rõ tuổi của
người vi phạm?
Yêu cầu số 1: Chỉ có S bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn H chỉ bị xử lí hành chính vì: S đủ 17 tuổi - đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự còn H chưa đủ 14 tuổi, nên chưa phải chịu trách nhiệm hình sự.
Yêu cầu số 2: Điều 12 Bộ luật Hình sự về quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Quy định này dựa trên sự phát triển về nhận thức, tâm sinh lí của người dưới 18 tuổi. Vì thế, khi xử lí hành vi vi phạm pháp luật hình sự cần xác định rõ độ tuổi của người phạm tội.
Câu 3:
Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1. Thấy công an đến điều tra vụ mất xe máy do bác V bảo, C (15 tuổi) rất lo sợ. Từ một học sinh giỏi nhưng vì ham chơi điện tử, C đã lấy trộm xe của bác V. C rất ân hận và chia sẻ việc làm của mình với bố mẹ. Bố mẹ đã khuyên C nhận lỗi với bác V và bồi thường thiệt hại cho bác. Do nhân thân tốt, đã biết hối hận về việc làm của mình và tự nguyện khắc phục hậu quả, Cơ quan điều tra đã miễn trách nhiệm hình sự đối với C và ra quyết định áp dụng biện pháp giảm sát, giáo dục.
2. Biết T (15 tuổi) rất cần tiền để nộp viện phi chữa bệnh cho mẹ nên chủ M hàng xóm đã nhờ T chuyển gói hàng cho cô Y ở cuối ngõ và hứa trả số tiền công lớn. Trong lần chuyển hàng đầu tiên, T bị công an bắt giữ vì gói hàng chú M nhờ chuyển là ma tuý. điều tra và còn giúp đỡ cơ quan công an phá một vũ an đánh bạc ở khu phố của mình. Trong quá trình điều tra. T thành khẩn khai báo, cung cấp đầy đủ thông tin cho Cơ quan Nhận thấy T còn khả năng giáo dục, căn cứ nguyên tắc xử li đối với người dưới 18 tuổi phạm tội quy định tại Điều 91 Bộ luật Hình sự, Toà án đã quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giảm sát, giáo dục đối với T.
Câu hỏi:
1/ Vì sao cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục đối với C và T?
2/ Em hãy nêu ý nghĩa của nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật Hình sự.
Yêu cầu số 1: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục đối với C và T vì: căn cứ vào nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi, cả C và T đều biết ăn năn, hối lỗi, tự nguyện khắc phục hậu quả và cơ quan đã nhận thấy cả 2 bạn đều còn khả năng giáo dục.
Yêu cầu số 2: Ý nghĩa của nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong bộ luật hình sự: nhằm mục đích nhân đạo đồng thời đảm bảo lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi thực hiện mục đích chủ yếu là giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Câu 4:
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hoà giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này (Điều 92 Bộ luật Hình sự).
2. Khiển trách áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội và hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ (khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự).
3. H (17 tuổi) bị bắt về hành vi trộm cắp điện thoại di động trị giá 3,5 triệu đồng. Đây là lần đầu H phạm tội. Được bố mẹ phân tích, giảng giải, H rất ăn hận về việc lẫm của minh và ra cơ quan công an khai báo về hành vi trộm cắp của mình. Qua điều tra, xác minh, Cơ quan điều tra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách đối với H.
Câu hỏi:
1/ Cơ quan điều tra căn cứ vào những yếu tố nào để quyết định áp dụng biện pháp khiến trách đối với H? Việc áp dụng biện pháp khiển trách đối với H nhằm mục đích gì?
2/ Theo em, biện pháp khiển trách tạo điều kiện như thế nào để giúp người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm trong cuộc sống sau này?
Yêu cầu số 1:
- Những yếu tố nào để quyết định áp dụng biện pháp khiến trách đối với H: H dưới 18 tuổi; đây là lần đầu H phạm tội; H rất ăn hận về việc làm của mình và ra cơ quan công an khai báo về hành vi trộm cắp của mình.
- Việc áp dụng biện pháp khiển trách đối với H nhằm mục đích: giúp H nhận thức rõ hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm đó.
Yêu cầu số 2: Theo em, biện pháp khiển trách tạo điều kiện thuận lợi giúp người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm trong cuộc sống sau này: không bị gán mác tội phạm, có thể sống cuộc sống như bao bạn bè bình thường; nhận thức được hậu quả và trách nhiệm phải chịu khi phạm tội nên sẽ không tái phạm nữa, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Câu 5:
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1. Hoà giải tại cộng đồng áp dụng đối với: người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự; khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hoà giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự (Điều 94 Bộ luật Hình sự).
2. B (16 tuổi) bị cơ quan công an bắt giữ về hành vi phóng xe máy nhanh, vượt ẩu nên gây tai nạn giao thông khiến chị H đi đường bị thương nặng (tỉ lệ thương tích 12%), xe máy bị hỏng. Sau khi gây tai nạn, B và gia đình đưa chị H vào viện điều trị, sửa chữa xe máy, bồi thường thiệt hại. Trước sự ăn năn hối lỗi của B và sự quan tâm của gia đình B, chị H đã đề nghị Cơ quan điều tra xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho B. Cơ quan điều tra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp hoà giải tại cộng đồng đối với B.
Câu hỏi:
1/ Cơ quan điều tra căn cứ vào những yếu tố nào để quyết định áp dụng biện pháp hoà giải tại cộng đồng đối với B? Việc áp dụng biện pháp hoà giải tại cộng đồng nhằm mục đích gì?
2/ Theo em, biện pháp hoà giải tại cộng đồng tạo điều kiện như thế nào để giúp
người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm trong cuộc sống sau này?
Yêu cầu số 1:
- Cơ quan điều tra căn cứ vào các yếu tố sau để ra quyết định áp dụng biện pháp hoà giải cộng đồng đối với B:
+ Độ tuổi – B 16 tuổi
+ B đã nhận thức được hậu quả do hành vi của mình gây ra và cố gắng khắc phục hậu quả đó (đưa chị H vào viện điều trị, sửa chữa xe máy hỏng và bồi thường thiệt hại cho chị H)
+ B được chị H đề nghị cơ quan điều tra xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho B.
- Việc áp dụng biện pháp hoà giải tại cộng đồng nhằm:
+ Giải quyết mâu thuẫn giữa người phạm tội và người bị hại
+ Giải quyết các vấn đề phát sinh từ hành vi phạm tội trên tinh thần tự nguyện của hai bên, trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương
+ Ngăn ngừa các hậu quả xấu khác có thể nảy sinh
+ Tạo điều kiện để người dưới 18 tuổi phạm tội được sống trong cộng đồng, được gia đình, chính quyền giáo dục, được tạo điều kiện học tập và phát triển để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Yêu cầu số 2: Theo em, biện pháp hoà giải tại cộng đồng tạo điều kiện để giúp người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm trong cuộc sống sau này: không bị gán mác tội phạm, có thể sống cuộc sống như bao bạn bè bình thường; nhận thức được hậu quả và trách nhiệm phải chịu khi phạm tội nên sẽ không tái phạm nữa, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Câu 6:
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn: áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc trường hợp Bộ luật Hình sự quy định; Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp Bộ luật Hình sự quy định (Điều 95 Bộ luật Hình sự).
2. P (17 tuổi) cư trú tại xã Đ, huyện X, tỉnh Y bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự (khung hình phạt áp dụng là phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm). Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Toà án quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn đối với P, giao cho Uỷ ban nhân dân xã Đ giám sát, giáo dục P. P không được đi khỏi nơi cư trú khi không được phép, đồng thời phải chịu sự giám sát, giáo dục của Uỷ ban nhân dân xã và gia đình.
Câu hỏi:
1/ Toà án căn cứ vào những yếu tố nào để quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với P?
2/ Theo em, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tạo điều kiện như thế nào để giúp cho người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm trong cuộc sống sau này?
Yêu cầu số 1: Toà án căn cứ vào những yếu tố để quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với P là: về độ tuổi: P - 17 tuổi và phạm tội ít nghiệm trọng.
Yêu cầu số 2: Theo em, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tạo điều kiện để giúp cho người dưới 18 tuổi phạm tội sửa chữa sai lầm trong cuộc sống sau này: nhận được sự hỗ trợ, giáo dục từ địa phương; nhận thức được hậu quả và trách nhiệm phải chịu khi phạm tội nên sẽ không tái phạm nữa, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Câu 7:
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1. Trường giáo dưỡng là cơ sở giáo dục đặc biệt được Nhà nước thành lập đề giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác khi chưa cần thiết áp dụng hình phạt. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lí, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, dạy văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề và tổ chức lao động phù hợp với lứa tuổi nhằm giúp đỡ học sinh sửa chữa những vi phạm của mình, phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ để trở thành những công dẫn lương thiện, có ích cho xã hội. Toà án là cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 1 năm đến 2 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người phạm tội mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỉ luật chặt chỗ.
2. A (14 tuổi) ở với bà ngoại già yếu. Do thiếu sự quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ của gia đình, A bị nhóm bạn xấu rủ rê và tham gia vào nhiều vụ gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản tại địa phương. A bị bắt khi tham gia một vụ cướp giật tài sản. Khi xét xử vụ án, Toà án đã căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân và môi trường sống của A đề ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với A. Trong thời gian sống ở trường, được sự giáo dục, dạy dỗ của cán bộ, giáo viên, được học văn hoá, A đã nhận thức được hành vi sai trái của mình, chấp hành đầy đủ nghĩa vụ học tập, lao động theo sự quản lí của nhà trường. A được nhà trưởng đề nghị Toả án xem xét đề có thể quyết định chấm dứt trước thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Câu hỏi:
1/ Căn cứ đề Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với A là gì?
2/ Trong trường giáo dưỡng, A đã làm gì để được nhà trường đề nghị Toà án xem xét để có thể quyết định chấm dứt trước thời hạn giáo dục tại trưởng giáo dưỡng?
3/ Theo em, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng giúp ích gì cho việc giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội?
Yêu cầu số 1: Căn cứ đề Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với A là: tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân và môi trường sống của A.
Yêu cầu số 2: Trong trường giáo dưỡng, để được nhà trường đề nghị Toà án xem xét để có thể quyết định chấm dứt trước thời hạn giáo dục tại trưởng giáo dưỡng A đã làm: Trong thời gian sống ở trường, được sự giáo dục, dạy dỗ của cán bộ, giáo viên, được học văn hoá, A đã nhận thức được hành vi sai trái của mình, chấp hành đầy đủ nghĩa vụ học tập, lao động theo sự quản lí của nhà trường.
Yêu cầu số 3: Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội giúp họ rời xa, cách li khỏi môi trường đang sống, tạo cho họ sống trong môi trường nền nếp, kỉ luật, được học tập, giáo dục, lao động phù hợp với lứa tuổi để có thể nhận thức được sai lầm, sửa chữa những hành vi vi phạm, phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ.
Câu 8:
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Bị cáo Nguyễn Văn A (phạm tội khi 16 tuổi 11 tháng) bị Viện kiểm sát nhân dân huyện B truy tố về tội: "Cố ý gây thương tích" theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015. Kết quả điều tra cho thấy, A phạm tội ở độ tuổi vị thành niên và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nhưng chưa đến mức miễn trách nhiệm hình sự. Tại phiên toà, A đã thành khẩn khai báo và người bị hại cũng xin giảm nhẹ hình phạt cho Á nên Toà án quyết định áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với Nguyễn Văn A.
Câu hỏi:
1/ Em hãy nêu căn cứ để Toà án ra quyết định áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với A.
2/ Theo em, hình phạt cảnh cáo nhằm mục đích gì?
Yêu cầu số 1: Căn cứ để Toà án ra quyết định áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với A:
+ Độ tuổi của A khi phạm tội là 16 tuổi 11 tháng
+ Tội của A thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng.
+ A thành khẩn khai báo, được người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt.
Yêu cầu số 2: Theo em, hình phạt cảnh cáo nhằm mục đích: răn đe người ơhamj tội, đồng thời tạo điều kiện cho những người phạm tội thật sự ăn năn, hối cải sửa chữa sai lầm để trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Câu 9:
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự quy định; Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật Hình sự quy định.
2. K (17 tuổi) bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trao đổi, mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của 30 người và bị kết tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng. Theo quy định tại Điều 291 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt tương ứng với tội của K là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng. K bị Toà án áp dụng hình phạt tiền với mức là 40 triệu đồng.
Câu hỏi:
1/ Vì sao Toà án áp dụng hình phạt tiền với mức phạt là 40 triệu đồng với K?
2/ Vì sao khi áp dụng hình phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì mức phạt lại không quá một phần hai mức phạt tiền mà điều luật quy định?
Yêu cầu số 1: Toà án áp dụng hình phạt tiền với mức phạt là 40 triệu đồng với K vì: K bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 291 Bộ luật Hình sự, với khung hình phạt tương ứng là 20-100 triệu đồng; và mức phạt khôn quá 1/2 mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Yêu cầu số 2: Áp dụng hình phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì mức phạt không quá một phần hai mức phạt tiền mà điều luật quy định nhằm mục đích: giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm.
Câu 10:
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật Hình sự quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ rằng nếu xét thấy không cần thiết phải cách li người phạm tội khỏi xã hội.
2. Q (17 tuổi) có hộ khẩu thường trú tại xóm C, xã P, bị công an bắt giữ do tàng trữ 3 kg pháo nổ. Q bị truy tố về tội "Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ" theo Điều 305 Bộ luật Hình sự. Xét hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện là cố ý và nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, cần phải xử lí nghiệm. Tuy nhiên, do Q lần đầu phạm tội, trong quá trình điều tra và tại phiên toà bị cáo đã thành khăn khai báo, ăn năn hối lỗi nên bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Toà án đã quyết định áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với Q và giao Q cho Uỷ ban nhân dân xã P giám sát, giáo dục.
Câu hỏi:
1/ Căn cứ đề Toà án ra quyết định áp dụng những hình phạt cải tạo không giam giữ đối với Q là gì? Vì sao Uỷ ban nhân dân xã P được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục Q?
2/ Hình phạt cải tạo không giam giữ có ý nghĩa như thế nào đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?
Yêu cầu số 1:
- Căn cứ đề Toà án ra quyết định áp dụng những hình phạt cải tạo không giam giữ đối với Q là:
+ Tuổi: Q 17 tuổi khi phạm tội, có nơi cư trú rõ ràng
+ Nhân thân: Q phạm tội lần đầu, đã ăn năn hối lỗi và thành khẩn khai báo.
+ Loại tội phạm: Q phạm tội tàng trữ trái phép chất cháy nổ. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến mức phải cách li xã hội.
- UBND xã P - nơi Q cư trú được Tòa án giao trách nhiệm giám sát, giáo dục để trực tiếp thực hiện việc quản lí, giáo dục Q trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.
Yêu cầu số 2: Đối với người dưới 18 tuổi, việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ giúp họ được tiếp tục sống, làm việc ổn định, tự cải tạo dưới sự giám sát, giáo dục của UBND xã nơi cư trú.
Câu 11:
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau đễ trả lời câu hỏi:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 1 Điều 101 Bộ luật Hình sự).
2. X (16 tuổi) phạm tội nghiêm trọng mà theo quy định của Bộ luật Hình sự thi mức hình phạt áp dụng đối với tội này là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Qua xét xử, Toà án quyết định áp dụng mức hình phạt đối với X là 12 năm.
Câu hỏi:
1/ Vì sao Toà án áp dụng mức hình phạt tù đối với X là 12 năm?
2/ Việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cần căn cứ vào nguyên tắc nào trong Bộ luật Hình sự?
Yêu cầu số 1: Tòa án áp dụng hình phạt tù với X là 12 năm vì: theo khoản 1 Điều 101 Bộ luật Hình sự thì X 16 tuổi nên chỉ áp dụng mức phạt tối đa 18 năm tù hoặc không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.
Yêu cầu số 2: Việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cần căn cứu vào nguyên tắc nhân đạo trong bộ luật hình sự.
Câu 12:
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Năm 15 tuổi, trong một lần trộm cắp tài sản, do sợ vì bị phát hiện V đã phóng xe bỏ chạy và gây tai nạn làm nạn nhân bị thương (tỉ lệ thương tích 18%). Năm 17 tuổi do mẫu thuẫn cá nhân, V lại phạm tội cố ý gây thương tích.
Câu hỏi:
1/ Năm 15 tuổi, V phạm những tội nào? Theo em, Toà án sẽ quyết định hình phạt thế nào?
2/ Khi xem xét tội của V ở lần phạm tội năm 17 tuổi, Toà án có bỏ qua lần phạm tội năm 15 tuổi không? Vì sao?
Yêu cầu số 1:
- Năm 15 tuổi, V phạm những tội: trộm cắp tài sản, gây tai nạn với tỉ lệ thương tích 18%.
- Theo em, khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định.
Yêu cầu số 2: Khi xét tội của V ở lần phạm tội năm 17 tuổi, Tòa án không bỏ qua lần phạm tội năm 15 tuổi vì: Theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Hình sự, khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thi Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định.
Câu 13:
Em hãy đọc trường hợp sau đề trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại, N đã chấp hành được hai phần năm mức hình phạt và có nhiều tiến bộ nên được trại giam đề nghị Toà án xem xét giảm mức hình phạt đã tuyên.
Câu hỏi:
1/ Vì sao N được giảm mức hình phạt đã tuyên?
2/ Em hãy nêu ví dụ minh hoạ về điều kiện để được giảm mức hình phạt đã tuyên đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của luật hình sự.
Yêu cầu số 1: N được giảm mức hình phạt đã tuyên vì: N đã chấp hành được 2/5 mức hình phạt và có nhiều tiến bộ; N đã được ban giám thị trại giam đề nghị giảm mức hình phạt đã tuyên.
Yêu cầu số 2: Ví dụ minh hoạ: Bạn T bị tuyên án phạt 7 năm tù. Trong thời gian chấp hành án phạt tại trại giam, N đã có nhiều biểu hiện tiến bộ, chấp hành tốt mọi quy định của trại giam và đã thực hiện án phạt được 3 năm. Trước những biểu hiện tiến bộ của T, ban giám thị trại giam đã đề nghị Tòa án xem xét giảm mức hình phạt đã tuyên.
Câu 14:
Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Trường hợp. U (17 tuổi) phạm tội và bị phạt tù. Trong thời gian chấp hành án tại trại giam T, U được giáo dục, cải tạo và có nhiều tiến bộ, thể hiện ý thức cải tạo tốt. Xét thấy U phạm tội lần đầu, có nơi cư trú rõ ràng và chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù nên được Ban Giám thị trại giam T đề nghị xét tha tù trước thời hạn.
Câu hỏi:
1/ U đã làm gì để được tha tù trước thời hạn?
2/ Em hãy nêu ví dụ minh hoạ về điều kiện tha tù trước thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Yêu cầu số 1: U được tha tù trước thời hạn vì:
+ U phạm tội lần đầu
+ U đã chấp hành được 1/3 thời hạn phạt tù
+ U thể hiện ý thức cải tạo tốt.
+ U được Ban Giám thị trại giam đề nghị xét tha tù trước thời hạn.
Yêu cầu số 2: Ví dụ minh hoạ: Nguyễn Văn A phạm tội “trộm cắp tài sản” quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự (là tội phạm ít nghiêm trọng); thuộc trường hợp phạm tội lần đầu và bị tòa án phạt 03 năm tù giam. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, A bị đưa vào trại cải tạo để chấp hành hình phạt 03 năm tù và đã chấp hành được 18 tháng (1/2) mức hình phạt. Trong thời gian chấp hành hình phạt, A có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; có nơi cư trú rõ ràng; đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí, trại cải tạo đã xét giảm hết thời gian còn lại của hình phạt tù cho A và trả tự do cho A.
Câu 15:
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau đề trả lời câu hỏi:
1. Án tích là hậu quả pháp lí của việc phạm tội, là đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án và áp dụng hình phạt. Án tích được ghi, lưu lại trong li lịch tư pháp trong thời gian luật định. Án tích chỉ đặt ra khi một người vi phạm luật hình sự, có bản án về tội phạm mà mình thực hiện. Người được xoá án tích coi như chưa bị kết án.
2. Khi 15 tuổi, M bị Toà kết án do phạm tội rất nghiêm trọng. Sau khi ra tù, M luôn cố gắng học tập, rèn luyện, tuân thủ pháp luật để trở thành công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên, M rất lo vì sợ sau này trong lí lịch tư pháp của mình có ghi án tích. Khi M xin ý kiến tư vấn của Trung tâm hỗ trợ pháp lí thì được biết rằng trường hợp của mình được coi là không có án tích vi khi kết án M dưới 16 tuổi.
Câu hỏi:
1/ Án tích là gì? Việc xoá án tích sẽ đem lại điều gì đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi tái hoà nhập cộng đồng?
2/ Vì sao M không có án tích?
3/ Em hãy nêu ý nghĩa của việc xoá án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Yêu cầu số 1:
- Án tích là: Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự. Đây là đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án nhưng không có tính vĩnh viễn. Án tích tồn tại trong quá trình người phạm tội bị kết án về một tội phạm cho đến khi được xóa án tích.
- Việc xoá án tích sẽ đem lại nhiều điều đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi tái hoà nhập cộng đồng: giúp những người phạm tội không bị mặc cảm trong quá trình hòa nhập cộng đồng, xã hội.
Yêu cầu số 2: M không có án tích vì: khi kết án M dưới 16 tuổi, sau khi ra tù, M luôn cố gắng học tập, rèn luyện, tuân thủ pháp luật để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Yêu cầu số 3: Ý nghĩa của việc xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:
- Xóa án tích thể hiện sự nhìn nhận của pháp luật vào chiều hướng thay đổi tích cực của người phạm tội, khích lệ, động viên họ nhìn nhận ra điều sai trái mà mình đã mắc phải, đồng thời cho họ một cơ hội làm lại cuộc đời.
- Xóa án tích còn có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình học tập, lao động và ảnh hưởng đến đời sống của những người này, nhất là đối với người phạm tội chưa thành niên.
- Việc xóa án sẽ giúp cho những người đã từng lầm lỡ có cơ hội làm lại cuộc đời, xóa đi cảm giác mặc cảm, bởi quá khứ tội lỗi của mình và tránh được kì thị của người khác, dễ dàng hòa nhập với cộng đồng.
- Ngoài ra, việc xóa án tích còn mang tính phòng ngừa tội phạm cao. Bởi lẽ, xóa án tích đã góp phần động viên người bị kết án tích cực cải tạo, học tập, lao động và ngăn ngừa họ phạm tội mới để nhanh chóng trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội.
Câu 16:
Những nhận định về nguyên tắc xét xử đối với người dưới 18 tuổi phạm tội sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a. Việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ căn cứ vào độ tuổi và khả năng nhận thức của họ.
b. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hinh sự về mọi tội phạm.
c. Việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không thể thực hiện được mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm để trở thành công dân có ích cho xã hội.
d. Không áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.
- Nhận định a. Sai, vì việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội ngoài căn cứ vào độ tuổi và khả năng nhận thức của họ, phải căn cứ tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, phải bảo đảm lợi ích tốt nhất và nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm để trở thành công dân có ích cho xã hội.
- Nhận định b. Sai, vì khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác”. Do đó, trong một số trường hợp Bộ luật Hình sự quy định, người từ đủ 16 tuổi trở lên phạm tội sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Nhận định c. Sai, vì việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ và tạo điều kiện để họ sửa chữa sai lầm, trở thành công dân có ích cho xã hội. Khi xét xử, Toà án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả, không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
- Nhận định d. Sai, vì theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Hình sự, hình phạt tiền áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức phạt không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Câu 17:
Chủ thể nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? Vì sao?
a. Ph (15 tuổi) đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
b. S (16 tuổi) và (N 13 tuổi) cùng nhau lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người hàng xóm mới chuyển đến rồi đem bán.
c. L (15 tuổi) và Tr (14 tuổi) cùng xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn V cùng khu phố.
- Trường hợp a. Ph (15 tuổi) không phải chịu trách nhiệm hình sự vì dưới 16 tuổi nhưng bị xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ (không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy và không đủ tuổi sử dụng xe máy).
- Trường hợp b. S (16 tuổi) phải chịu trách nhiệm hình sự do đủ 16 tuổi và có hành vi vi phạm quy định Điều 174 Bộ luật Hình sự (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản). N (13 tuổi) không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Trường hợp c. Hai bạn L, Tr phải chịu trách nhiệm hình sự do có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự (tội làm nhục người khác).
Câu 18:
Em hãy cho biết biện pháp giám sát, giáo dục nào là phù hợp để áp dụng đối với Đ. Vì sao?
Tình huống. Khi đang trộm cắp xe máy. Đ (16 tuổi) đã bị bắt quả tang. Tại cơ quan điều tra, Đ thành thật khai báo và nhận tội. Cơ quan điều tra nhận thấy Đ lần đầu phạm tội, chưa gây hậu quả nên quyết định áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục.
- Trường hợp này có thể áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng (theo Điều 94 Bộ luật Hình sự) nếu người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn giảm trách nhiệm hình sự đối với Đ.
- Căn cứ để xác định hình phạt:
+ Về độ tuổi – Đ phạm tội khi 16 tuổi
+ Đây là lần đầu Đ phạm tôi, chưa gây hậy quả
+ Đ thể hiện thái độ ăn năn, hối lỗi khi đã thành thật khai báo và nhận tội.
Câu 19:
Giải đáp pháp luật
- Tình huống a. Năm 15 tuổi, H đã phạm tội và Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng với thời hạn là 2 năm. Sau khi chấp hành xong hình phạt, H trở về địa phương tiếp tục học tập và luôn tuân thủ pháp luật. Khi làm hồ sơ xin việc ở một công ty, phòng nhân sự có yêu cầu phải có Phiếu lí lịch tư pháp.
Theo em, trong Phiếu lí lịch tư pháp của H có ghi án tích không? Vì sao?
- Tình huống b. Y (17 tuổi) phạm tội và bị kết án phạt tù. Y đã chấp hành được gần một phần ba thời hạn phạt tù. Trong thời gian chấp hành án, Y có nhiều cố gắng trong học tập, rèn luyện và tiến bộ. Y muốn cải tạo thật tốt để sớm được ra tù, trở về đoàn tụ với gia đình.
Theo em, Y có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt không? Vì sao?
- Tình huống a. Theo em, trong phiếu lí lịch tư pháp của H không có ghi án tích vì: khi phạm tội H dưới 16 tuổi; sau khi chấp hành xong hình phạt, H trở về địa phương tiếp tục học tập và luôn tuân thủ pháp luật.
- Tình huống b. Theo em, Y sẽ được xét giảm thời hạn chấp hành án vì: Y dưới 18 tuổi; trong thời gian chấp hành án, Y có nhiều cố gắng trong học tập, rèn luyện và tiến bộ.
Câu 20:
Em hãy đưa ra lời khuyên cho các bạn trong những trường hợp sau:
a. Bố mẹ li hôn, L (15 tuổi) buồn chán, đi bụi đời với đám bạn xấu. Thấy vậy, ông U - người thường xuyên vận chuyển hàng lậu qua biên giới rủ L cùng làm để có tiền ăn chơi.
b. Thấy hai bạn nữ đánh nhau ở công trường, V rù các bạn dừng xe xem và quay video định đưa lên mạng xã hội.
c. Mặc dù biết chú Đ hàng xóm thường xuyên tổ chức đánh bạc tại nhà riêng nhưng M sợ không dám tố giác vì nhiều lần bị chủ đe doạ.
d. H (16 tuổi) cùng G (17 tuổi) vào rừng kiếm củi. Trong lúc nghỉ chân, H đào được rất nhiều khoai nên đã bảo G đốt củi nướng khoai ăn. G băn khoăn vi sợ có thể gây ra chảy rừng.
- Trường hợp a. Lời khuyên dành cho L: không nên làm theo lời rủ rê của ông U, vì việc làm của ông U là trái pháp luật, phải chịu trách nhiệm hình sự. L nên cố gắng học tập để trở thành những công dân tốt cho xã hội.
- Trường hợp b. Lời khuyên dành cho V: không nên rủ các bạn đứng xem mà nên can ngăn các bạn đang đánh nhau; V không được quay video đưa lên mạng xã hội vì đây là hành vi có tính lan truyền, cổ vũ những hình ảnh xấu, ảnh hưởng không tốt trực tiếp đến những người trong video và mọi người trên mạng xã hội; sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Trường hợp c. Lời khuyên dành cho M: nên mạnh dạn tố cáo vì đây là hành vi tội phạm, cần phải lên án và truy cứu trách nhiệm.
- Trường hợp d. Lời khuyên dành cho G: tốt nhất là hai bạn không nên đốt lửa nướng khoai trong rừng nếu không có kinh nghiệm vì vô tình sẽ làm cháy rừng, gây nhiều thiệt hại và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.
Câu 21:
Em hãy tìm hiểu một vụ án về người dưới 18 tuổi phạm tội và chia sẻ bài học em rút ra từ câu chuyện đó.
- Ví dụ về vụ án: Lê Ngọc C (sinh ngày 31/5/1991, trú tại Thanh Văn, Thanh Oai, Hà Nội) là học sinh lớp 10A5 trường THPT Thanh Oai. Ngày 9/4/2007, do chán cảnh mẹ và bố dượng suốt ngày cãi nhau và chửi mắng mình nên C đã quyết định bỏ học, bỏ nhà ra đi. Khi bỏ nhà đi, C lấy trộm của gia đình 1 triệu đồng và chiếc xe máy của người bố dượng rồi lang thang lên Hà Nội và được giới thiệu đến làm việc rửa xe thuê cho gia đình anh Đỗ Quốc H( 42 tuổi, ở phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Trong một lần bị gia chủ nhắc nhở tội “tắt mắt”, C đem lòng thù tức và đến ngày 2/5/2007, hắn mò đến nhà anh H, xuống tay sát hại cả nhà anh, khiến cho 3 người tưt vong và 2 người bị thương nặng.
- Bài học rút ra từ câu chuyện trên: Qua vụ án này thì thấy, tuy ở độ tuổi còn rất trẻ, song hành vi phạm tội của C là rất nguy hiểm và quyết liệt, có sự chuẩn bị về công cụ, phương tiện với thủ đoạn tinh vi, xuống tay sát hại người khác một cách hết sức dã man. Do vậy, hậu quả để lại là rất nặng nề, gây bức xúc trong nhân dân và gây dư luận xấu trong xã hội. Chính vì vậy, việc siết chặt cũng như nới lỏng chính sách xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội một cách phù hợp, đủ sức răn đe, giáo dục là hết sức cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu kéo giảm tội phạm, vừa phù hợp với quan điểm chung của cộng đồng quốc tế.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Câu 22:
Em hãy viết và chia sẻ với các bạn về các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật đối với người dưới 18 tuổi.
(*) Tham khảo: Các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật đối với người dưới 18 tuổi:
- Ủy ban nhân dân và Công an xã, phường quản lý chặt chẽ, nắm chắc những người chưa thành niên có các biểu hiện vi phạm pháp luật và biểu hiện phạm tội tại cơ sở để có các biện pháp quản lý, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật của người dưới 18 tuổi.
- Công an thành phố tăng cường lực lượng tuần tra ban đêm để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; có kế hoạch kiểm tra, vận động các điểm kinh doanh game, trò chơi điện tử trong việc phân loại nội dung game dành cho người dưới 18 tuổi, đồng thời quan tâm đẩy nhanh tiến độ xử lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm liên quan đến người dưới 18 tuổi.
- Các tổ chức chính trị - xã hội thành phố tăng cường tuyên truyền, giáo dục về lối sống lành mạnh, ý thức chấp hành pháp luật trong thanh thiếu niên; quan tâm, giáo dục, quản lý con chưa thành niên, đặc biệt là giữ mối liên hệ trao đổi thông tin giữa gia đình- nhà trường - xã hội.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố phối hợp với các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố có kế hoạch phối hợp để đưa vào chương trình giảng dạy về nội dung tuyên truyền Luật Trẻ em 2016, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản pháp luật liên quan.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo