IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Bài tập Thuế và thực hiện pháp luật về thuế có đáp án

Bài tập Thuế và thực hiện pháp luật về thuế có đáp án

Bài tập Thuế và thực hiện pháp luật về thuế có đáp án

  • 60 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và thực hiện yêu cầu: Chia sẻ hiểu biết của em về thuế giá trị gia tăng (đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế)

Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và thực hiện yêu cầu: Chia sẻ hiểu biết của em về thuế giá trị gia tăng (đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế) (ảnh 1)
Xem đáp án

- Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

- Đối tượng nộp thuế: tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

- Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ một số đối tượng đã được quy định rõ tại Luật thuế giá trị gia tăng.

Câu 2:

Em hãy đọc các thông tin sau và chia sẻ cách hiểu của em về thuế.

Em hãy đọc các thông tin sau và chia sẻ cách hiểu của em về thuế. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.

- Thuế là nghĩa vụ thanh toán mà các thể nhân và pháp nhân khi có các dấu hiệu và điều kiện được quy định cụ thể trong Luật thuế thì phải thực hiện đối với Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.


Câu 3:

Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu. - Hãy liệt kê các loại thuế trong thông tin trên. - Chia sẻ hiểu biết của em về một loại thuế vừa nêu. (ảnh 1)
Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu. - Hãy liệt kê các loại thuế trong thông tin trên. - Chia sẻ hiểu biết của em về một loại thuế vừa nêu. (ảnh 2)

- Hãy liệt kê các loại thuế trong thông tin trên.

- Chia sẻ hiểu biết của em về một loại thuế vừa nêu.

Xem đáp án

- Các loại thuế trong thông tin trên:

+ Thuế giá trị gia tăng

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Thuế bảo vệ môi trường

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Thuế thu nhập cá nhân

+ Thuế tài nguyên

+ Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp

+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

- Hiểu biết của em về thuế giá trị gia tăng

+ Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

+ Đối tượng nộp thuế: tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

+ Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ một số đối tượng đã được quy định rõ tại Luật thuế giá trị gia tăng.


Câu 4:

Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu. Em hãy xác định đâu là thuế trực thu, đâu là thuế gián thu. (ảnh 1)

Em hãy xác định đâu là thuế trực thu, đâu là thuế gián thu.

Xem đáp án

- Thuế trực thu: Thuế thu nhập cá nhân

- Thuế gián thu: Thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường

Câu 5:

Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi. - Thuế đóng vai trò như thế nào? - Theo em, vì sao Nhà nước phải thu thuế? (ảnh 1)

- Thuế đóng vai trò như thế nào?

- Theo em, vì sao Nhà nước phải thu thuế?

Xem đáp án

- Vai trò của thuế:

+ Là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.

+ Hỗ trợ và đầu tư cho các lĩnh vực: văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, quốc phòng, an ninh,…

+ Công cụ điều tiết nền kinh tế, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững.

- Nhà nước phải thu thuế vì thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.


Câu 6:

Em hãy đọc trường hợp sau và nhận xét về hành vi thực hiện pháp luật về thuế của anh A.

Em hãy đọc trường hợp sau và nhận xét về hành vi thực hiện pháp luật về thuế của anh A. (ảnh 1)
Xem đáp án

- Anh A đã không nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Hành vi của anh A đã vi phạm Luật quản lí thuế của Nhà nước khi chưa nộp tiền thuế đầy đủ, đúng hạn.


Câu 7:

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao? (ảnh 1)
Xem đáp án

- Ý kiến a - Em đồng tình với ý kiến trên vì đây là quyền của công dân về thuế được quy định tại Luật Quản lí thuế.

- Ý kiến b - Em không đồng tình với ý kiến trên vì đây là quyền không phải trách nhiệm: các doanh nghiệp có quyền được yêu cầu cơ quan quản lí thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

- Ý kiến c - Em không đồng ý với ý kiến trên vì đây là trách nhiệm không phải quyền của các cá nhân trong việc chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lí thuế, công chức quản lí thuế theo quy định của pháp luật.

- Ý kiến d - Em đồng tình với ý kiến trên vì đây là trách nhiệm của công dân về thuế được quy định tại Luật Quản lí thuế.

- Ý kiến đ - Em không đồng tình với ý kiến trên vì thuế bảo vệ môi trường là thuế gián thu.

- Ý kiến e - Em đồng tình với ý kiến này vì thông qua các quy định của pháp luật thuế, Nhà nước chủ động can thiệp đến cung - cầu của nền kinh tế. Sự tác động của Nhà nước để điều chỉnh cung - cầu của nền kinh tế một cách hợp lý sẽ có tác động lớn đến sự ổn định và tăng trưởng kinh tế, theo đó kiềm chế được lạm phát, giúp ổn định giá cả. Bằng các quy định của pháp luật thuế, Nhà nước tác động tích cực đến cung - cầu của nền kinh tế trong tất cả các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.


Câu 8:

Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi. - Em có nhận xét gì về hành vi của Công ti A trong trường hợp trên? - Em đồng tình hay không đồng tình với cách xử lí của Chi cục? Vì sao? (ảnh 1)

- Em có nhận xét gì về hành vi của Công ti A trong trường hợp trên?

- Em đồng tình hay không đồng tình với cách xử lí của Chi cục? Vì sao?

Xem đáp án

- Hành vi của Công ti A là hành vi vi phạm Luật Quản lí thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Công ti A đã không trung thực trong việc khai thuế một cách chính xác khi đã khai nhập ít hơn số lượng cũng như giá trị của lô hàng.

- Em đồng tình với cách xử lí của Chi cục vì đã nhanh chóng tiến hành kiểm tra lô hàng của Công ti A và tiến hành xử phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật.


Câu 9:

Em hãy nhận xét hành vi thực hiện pháp luật về thuế của chủ thể kinh tế trong các trường hợp dưới đây:

Em hãy nhận xét hành vi thực hiện pháp luật về thuế của chủ thể kinh tế trong các trường hợp dưới đây: (ảnh 1)
Xem đáp án

*Trường hợp 1: Doanh nghiệp N đã có hành vi vi phạm Luật Quản lí thuế theo quy định của pháp luật hiện hành khi đã chậm đóng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế giá trị gia tăng và thuế xuất nhập khẩu.

*Trường hợp 2: Anh A đã thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình trong Luật Quản lí thuế khi đã nộp thuế thu nhập cá nhân đầy đủ và đúng hạn cho cơ quan thuế ở địa phương.

*Trường hợp 3: Chị B đã có hành vi vi phạm Luật Quản lí thuế theo quy định của pháp luật hiện hành khi chưa thực hiện đăng kí thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

*Trường hợp 4: Công ti M đã chưa thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình trong Luật Quản lí thuế khi không công bố công khai các thông tin về thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng.


Câu 10:

Em hãy lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thuế trực thu và thuế gián thu. Lấy ví dụ minh họa.

Xem đáp án

*Giống nhau:

- Là một trong những phương thức thu thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

- Đều là một nguồn điều tiết vào thu nhập của các cá nhân, tổ chức trong xã hội.

 

- Người chịu thuế là người phải đều phải trích một phần tài sản để chuyển cho ngân sách Nhà nước mà không thể khước từ hoặc trì hoãn, hay nói cách khác bản chất của hai hình thức thu thuế này đều mang tính chất bắt buộc.

*Khác nhau:

Tiêu chí

Thuế trực thu

Thuế gián thu

Mức độ tác động vào nền kinh tế

Ít tác động vào giá cả thị trường (vì thường đánh vào kết quả kinh doanh, kết quả thu nhập sau một kỳ kinh doanh)

Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường (vì thuế được cộng vào giá bán hàng hóa dịch vụ)

Mức độ quản lý

Khó thu; dễ trốn thuế nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt; nhà nước không kiểm soát được thu nhập thực tế của người nộp thuế.

Dễ thu thuế vì được cầu thành giá bán hàng hóa, dịch vụ; người tiêu dùng nếu trình độ dân trí chưa cao thì không thấy được.

Ưu điểm

Đảm bảo công bằng giữa những người chịu thuế.

Dễ dàng cho cơ quan thuế thu thuế.

Nhược điểm

Khó thu thuế.

Khó bảo đảm công bằng giữa những người nộp thuế.

Phương thức điều tiết

Thu nhập của các đối tượng chịu thuế.

Thông qua giá bán hàng hóa dịch vụ.

- Ví dụ 1: Đối với thuế trực thu áp dụng cho thuế thu nhập cá nhân: Nếu một công ty sản xuất hoạt động với doanh thu 1 triệu đô la, 500.000 đô la là chi phí bán hàng và 100.000 đô la là tổng chi phí hoạt động, thu nhập trước lãi, thuế, khấu hao (EBITDA) sẽ là 400.000 đô la. Nếu công ty không có nợ, khấu hao, và có thuế suất doanh nghiệp là 35%, thuế trực thu của nó sẽ là $ 140.000, có nguồn gốc là: ($ 400,000 x 0,35) = $ 140,000.

- Ví dụ 2: Đối với thuế gián thu: Trong đó thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào các mặt hàng, dịch vụ khác nhau thuộc hàng hóa phải chịu thuế. Cụ thể các loại hàng hóa, dịch vụ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 như sau: bia; rượu; xì gà, thuốc lá điếu và chế phẩm khác được tạo ra từ cây thuốc lá với mục đích sử dụng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; tàu bay, du thuyền; các loại xe như xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh mà có dung tích xi lanh trên 125cm3,…


Bắt đầu thi ngay