Bài tập Tuần 13: Có chí thì nên có đáp án
-
269 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy đọc bài “Người tìm đường lên các vì sao” trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1, trang 125 và trả lời các câu hỏi sau:
Ngay từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki đã ước mơ điều gì?
Đáp án A
Câu 3:
Làm thế nào để Xi-ôn-cốp-xki có nhiều tiền mua sách và các dụng cụ thí nghiệm phục vụ việc nghiên cứu của mình?
Đáp án B
Câu 5:
Điền l hoặc n vào chỗ trống:
….ói ….ời thì giữ ….ấy ….ời
Đừng như con bướm đậu rồi ….ại bay.
Nói lời thì giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
Câu 6:
a) Ghi lại 1 từ đồng nghĩa với từ “quyết chí”
b) Ghi lại 5 từ trái nghĩa với từ “quyết chí” (biết rằng có 3 từ có tiếng “chí” và 2 từ có tiếng “nản”)
a) quyết tâm, ….
b) nản chí, nhụt chí, thoái chí, chán nản, nản lòng, …
Câu 7:
Gạch dưới 3 câu hỏi có trong đoạn sau và ghi vào bảng theo mẫu:
(1) Chợt bé Chuối để ý đến một bác có thân người bù xù, đầy những gai góc tua tủa.
(2) Bé Chuối thấy ngộ quá liền hỏi mẹ:
(3) - Mẹ ơi, cái bác gì bù xù, đầy những gai nhọn, lại đứng chắn ngang lối vào góc vườn nhà mình, hở mẹ?
(4) - À, đó là bác bồ kết, con ạ!
(5) Bồ kết là thế nào cơ hả mẹ?
(6) Sao mình bác ấy mọc nhiều gai thế?
Câu hỏi |
Câu hỏi của ai |
Để hỏi ai |
Từ nghi vấn |
Câu số …. |
|
|
|
Câu số …. |
|
|
|
Câu số …. |
|
|
|
Câu hỏi |
Câu hỏi của ai |
Để hỏi ai |
Từ nghi vấn |
Câu số (3) |
Bé Chuối |
Mẹ |
Gì, hở |
Câu số (5) |
Bé Chuối |
Mẹ |
Thế nào, hả |
Câu số (6) |
Bé Chuối |
Mẹ |
sao |
Câu 8:
Chọn một câu chuyện trong SGK Tiếng Việt nói về đề tài “thật thà, trung thực” trong đời sống. Ví dụ: Ba lưỡi rìu (SGK Tiếng Việt 4), Ai ngoan sẽ được thưởng (SGK Tiếng Việt 2...). Hãy cho biết:
(1) Nhân vật trong câu chuyện là ai?
Tên câu chuyện: Ai ngoan sẽ được thưởng (Tiếng Việt 2 tập 2, trang 100)
(1) Câu chuyện có các nhân vật: Bác Hồ, em Tộ và các bạn nhỏ
Câu 9:
- Bác Hồ (hiền từ, rất yêu thương và quan tâm đến các cháu nhỏ): đến thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa... của các cháu; trò chuyện vui vẻ và chia kẹo cho các cháu; khen ngợi em Tộ biết nhận lỗi.
- Em Tộ (thật thà, trung thực): không dám nhận kẹo của Bác vì biết mình có lỗi không vâng lời cô.
Câu 10:
Ý nghĩa câu chuyện là gì?
Câu chuyện có ý nghĩa: Tính thật thà, trung thực thật đáng quý.
Câu 11:
Cách mở đầu và kết thúc câu chuyện như thế nào?
Cách mở đầu và kết thúc của câu truyện:
- Mở bài theo cách trực tiếp (kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện).
- Kết thúc theo cách không mở rộng (chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm).