Bài tập Tuần 18: Ôn tập cuối học kì 1 có đáp án
-
244 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vẽ trứng (từ Sau nhiều năm khổ luyện đến thời đại Phục hưng)
Trả lời câu hỏi: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xin thành đạt như thế nào?
Vẽ trứng (từ Sau nhiều năm khổ luyện đến thời đại Phục hưng)
Trả lời câu hỏi: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã đạt được thành công:
- Trở thành nhà danh họa kiệt xuất.
- Các tác phẩm của ông được trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới.
- Là niềm tự hào của toàn nhân loại.
Câu 2:
Văn hay chữ tốt (từ lá đơn viết lí lẽ rõ ràng đến viết chữ sao cho đẹp)
Trả lời câu hỏi: Sự việc gì xảy ra đã làm cho Cao Bá Quát phải ân hận?
Văn hay chữ tốt (từ lá đơn viết lí lẽ rõ ràng đến viết chữ sao cho đẹp)
Trả lời câu hỏi: Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì.
Câu 3:
Cánh diều tuổi thơ (từ Ban đêm đến bay đi diều ơi! Bay đi!)
Trả lời câu hỏi: Thứ mà cháy mãi lên trong tâm hồn của những đứa trẻ là gì?
Cánh diều tuổi thơ (từ Ban đêm đến bay đi diều ơi! Bay đi!)
Trả lời câu hỏi: Thứ mà cháy mãi lên trong tâm hồn của những đứa trẻ là khát vọng.
Câu 4:
Kéo co (từ Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, đến những chàng trai thắng cuộc)
Trả lời câu hỏi: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệtKéo co (từ Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, đến những chàng trai thắng cuộc)
Trả lời câu hỏi: Điều đặc biệt trong cách chơi kéo co của làng Tích Sơn đó là:
- Cuộc thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng.
- Số người của mỗi bên không hạn chế.
- Có khi có giáp thua keo đầu, keo sau trai tráng kéo tới đông hơn nên lại chuyển bại thành thắng.
Câu 5:
Trong quán ăn “Ba Cá Bống” (từ Biết là Ba-ra-ba và Đu-rê-ma đến sợ tái xanh cả mặt)
Trả lời câu hỏi: Bu-ra-ti-nô đã làm cách nào khiến hai tên ba-ra-ba và Đu-rê-ma phải giật mình sợ hãi?
Trong quán ăn “Ba Cá Bống” (từ Biết là Ba-ra-ba và Đu-rê-ma đến sợ tái xanh cả mặt)
Trả lời câu hỏi: Để buộc lão Ba-ra-ba nói ra điều bí mật, chú bé gỗ chui vào một cái bình bằng đất, đợi lão uống rượu say, từ trong bình hét lên: Kho báu ở đâu nói ngay khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ đã nói ra điều bí mật.
Câu 6:
Niềm tin
Một trận động đất xảy ra tại một trường học ở Mĩ. Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau động đất làm cha mẹ học sinh bật khóc vì tuyệt vọng.
Trong khi đội cứu hộ cố gắng cứu các em bé trong những lớp học ít bị đổ nát, một người đàn ông cứ xông vào nơi nguy hiểm như con thiêu thân. Những bức tường có thể sập xuống bất kì lúc nào, ông luôn miệng gọi tên con. Mọi người lo sợ ông phát cuồng vì mất con, làm cản trở công việc của những người cứu hộ nên đã khuyên ông ra ngoài, nhưng ông nói: “Tôi đã hứa với Pôn rằng lúc nào tôi cũng ở bên con, cho dù bất cứ chuyện gì xảy ra”.
Khi đội cứu hộ bắt đầu dùng tay và cho rằng họ đã cứu hết những người bị nạn ra khỏi đống gạch thì ông vẫn kiên nhẫn tìm kiếm. Bỗng ông nghe tiếng gọi thật yếu ớt ngắt quãng vọng lên từ đâu đó: “Bố ơi! Chúng con đây nè”. Ông điên cuồng đào bới, mọi người xung quanh vội chạy đến hỗ trợ. Như một phép lạ, dưới đống gạch đổ nát là một khoảng trống. Trong đó, gần hai chục đứa trẻ đang nhìn ông với ánh mắt đợi chờ. Ông lần lượt kéo từng đứa trẻ lên, và Pôn, con trai ông là người lên sau cùng.
Trong vòng tay của bố, cậu bé nói trong nước mắt: “Con biết bố không bao giờ bỏ con mà. Các bạn không tin con và sợ lắm nên con chờ bố đến và để các bạn ra trước vì bố sẽ không bao giờ bỏ con đâu!”
(Theo "Những hạt giống tâm hồn")
Vì sao sau trận động đất, bố của Pôn xông vào như con thiêu thân để cứu con?
Đáp án C
Câu 8:
Vì sao khi được cứu, Pôn nhường các bạn lên trước, khi mình ra cuối cùng?
Đáp án C
Câu 10:
Gạch dưới các danh từ trong câu sau:
Ông lần lượt kéo từng đứa trẻ lên, và Pôn, con trai ông là người lên sau cùng.
Ông (2 lần), đứa trẻ, Pôn, con trai, người.
Câu 11:
Gạch dưới 5 động từ trong câu sau:
Trong khi đội cứu hộ cố gắng cứu các em bé trong những lớp học ít bị đổ nát, một
người đàn ông cứ xông vào nơi nguy hiểm như con thiêu thân.
Cứu hộ, cố gắng, cứu, đổ nát, xông vào.
Câu 12:
Trong câu “Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau động đất làm cha mẹ học sinh bật khóc vì tuyệt vọng”, bộ phận nào là chủ ngữ?
Đáp án C
Câu 13:
Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau:
Mục đích |
Câu hỏi |
a) Để khen ngợi |
|
b) Để đề nghị, yêu cầu |
|
c) Để phủ định |
|
a) Cây bút này thật đẹp phải không cậu?
b) Cậu có thể cầm giúp tớ cái cặp một chút xíu được không?
c) Cậu không làm bài tập về nhà phải không?
Câu 14:
Hãy tả một đồ vật mang lại cho em nhiều cảm xúc thú vị.
Bài văn tả cây bút máy
Trong ngày sinh nhật lần thứ mười, em được mẹ tặng cho món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. Đó là cây bút máy mà em hằng mong ước.
Ôi! Trông cây bút máy này mới đẹp làm sao! Cây bút nhỏ nhắn, dài khoảng một gang tay em. Thân bút tròn, thon thon như ngón tay. Nắp bút bằng kim loại, được mạ kềnh sáng loáng. Thân bút nhỏ hơn, bằng nhựa màu đen, trơn bóng, càng về sau thon lại như búp măng non. Trên thân bút nổi bật dòng chữ "Bút mài nét thanh nét đậm". Mở nắp bút ra, em thấy chiếc ngòi nho nhỏ, xinh xinh, sáng lấp lánh, phía dưới ngòi là cục than màu đen để điều hoà mực. Khi bơm mực, em mở thân bút ra, xoay thanh bơm theo chiều kim đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su, sau nhiều ngày nhịn đói bỗng được một bữa no nê. Trong ruột gà có một ống nhỏ hơn que tăm để dẫn mực. Hôm mới dùng chiếc bút lần đầu, nét chữ em còn vương vướng. Nhưng chỉ vài hôm sau là ngòi bút viết thật êm, nét chữ thanh đậm. Khi ngòi bút chạy trên giấy thì nét chữ của em trở nên mềm mại, duyên dáng, trông thật là đẹp. Em rất sung sướng ngắm mãi dòng chữ của mình. Từ nay em tha hồ luyện viết chữ đẹp.
Em thầm cảm ơn mẹ đã tặng cho em món quà kì diệu này! Hằng ngày, ở trường cũng như ở nhà, cây bút là người bạn thân thiết nhất của em. Mỗi khi làm xong công việc của mình là cây bút được nằm gọn trong chiếc hộp, ngủ một giấc ngon lành.