Chiến dịch Việt Bắc thu - đông và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện (Có đáp án)
Chiến dịch Việt Bắc thu - đông và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện (Có đáp án)
-
577 lượt thi
-
22 câu hỏi
-
22 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
“Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” là chỉ thị của Trung ương Đảng trong chiến dịch nào?
Đáp án B
Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, khi quân Pháp vừa tiến công Việt Bắc, Trung ương Đảng đã có chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.
Câu 2:
Khi quân Pháp vừa tiến công Việt Bắc trong thu - đông năm 1947, Đảng ta đã ra chỉ thị nào?
Đáp án C
Khi Pháp vừa tiến công lên Việt Bắc, Đảng ta đã có chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.
Câu 3:
Mục tiêu cơ bản của cuộc tiến công lên Việt Bắc của thực dân Pháp cuối năm 1947 là
Đáp án C
Tháng 3-1947, Chính phủ Pháp cử Bô lae làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, thực hiện kế hoạch tiến công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Nam, nhanh chóng kết thúc chiến tranh
Câu 4:
Hướng tiến công từ Lạng Sơn theo Đường số 4 đánh lên Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn theo đường số 3, bao vây Việt Bắc ở phía Đông và phía Bắc do binh đoàn nào của quân đội Pháp đảm nhiệm?
Đáp án B
Ngày 7-10-1947, binh đoàn bộ binh do Bôphơrê chỉ huy từ Lạng Sơn theo Đường số 4 đánh lên Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn theo đường số 3, bao vây Việt Bắc ở phía Đông và phía Bắc
Câu 5:
Binh đoàn nào của quân đội Pháp đảm nhận nhiệm vụ đổ bộ bất ngờ, đánh chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới?
Đáp án C
Sáng sớm ngày 7-10-1947, binh đoàn quân dù do Sôvanhắc chỉ huy đổ quân xuống chiếm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợ Mới
Câu 6:
Binh đoàn hỗn hợp bộ binh và thủy quân lục chiến của thực dân Pháp từ Hà Nội đi ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, Chiêm Hóa đã tạo ra một gọng kìm bao vây Việt Bắc từ hướng nào?
Đáp án B
Ngày 9-10-1947, một binh đoàn hỗn hợp bộ binh và thủy quân lục chiến từ Hà Nội đi ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, Chiêm Hóa, đánh vào Đài Thị đã tạo ra một gọng kìm bao vây Việt Bắc từ phía Tây
Câu 7:
Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, ở mặt trận hướng Tây, những trận phục kích tiêu biểu của quân dân Việt Nam trên sông Lô là
Đáp án A
Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, ở mặt trận hướng Tây, quân dân Việt Nam đã phục kích đánh địch nhiều trận trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô của địch
Câu 8:
Ngày 19-12-1947, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
Đáp án B
Sau hơn hai tháng, chiến dịch Việt Bắc thu - đông đã kết thúc thắng lợi bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19-12-1947
Câu 9:
Âm mưu của Pháp sau thất bại ở Việt Bắc năm 1947 là
Đáp án A
Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”, thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
Câu 10:
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông (1947) là
Đáp án B
Mục tiêu cơ bản của cuộc tiến công lên Việt Bắc của thực dân Pháp là nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Tuy nhiên, thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”; buộc địch phải bị động chuyển sang “đánh lâu dài”.
Câu 11:
Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là
Đáp án C
Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947). Vì đây là lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bộ đội chủ lực Việt Nam phản chống lại cuộc tấn công quy mô lớn của thực dân Pháp
Câu 12:
Con đường nào được mệnh danh là “con đường chết” của thực dân Pháp trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?
Đáp án A
Ở mặt trận hướng đông, quân dân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là trận phục kích ở đèo Bông Lau (30-10), đánh trúng đoàn xe cơ giới của địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng của chúng. Đường số 4 trở thành “con đường chết”, địch ở vào thế bị động
Câu 13:
Chính sách “dùng người Việt đánh Việt", "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” được thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam vào thời điểm nào?
Đáp án D
Chính sách “dùng người Việt đánh Việt", "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” được thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam vào thời điểm sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947, khi Pháp thất bại trong chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” và buộc phải chuyển sang “đánh lâu dài” với ta.
Câu 14:
Lối đánh nào được quân dân Việt Nam sử dụng trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947?
Đáp án A
Lối đánh được quân dân Việt Nam sử dụng trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 là đánh du kích. Trong buổi đầu cuộc kháng chiến, so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch còn có sự chênh lệch lớn nên phải đánh du kích, giữ gìn chủ lực.
Câu 15:
Chiến thuật mà thực dân Pháp sử dụng trong cuộc tấn công lên Việt Bắc cuối năm 1947 là
Đáp án C
Chiến thuật mà thực dân Pháp sử dụng trong cuộc tấn công lên Việt Bắc cuối năm 1947 là tạo ra hai gọng kìm kẹp chặt Việt Bắc:
- Gọng kìm thứ nhất là sự phối hợp giữa binh đoàn dù và binh đoàn bộ binh, bao vây Việt Bắc ở phía đông và phía bắc.
- Gọng kìm thứ hai là binh đoàn hỗn hợp bao vây Việt Bắc ở phía Tây
Câu 16:
Loại quả nào đã được quân dân ta sử dụng như một loại vũ khí trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?
Đáp án A
Để dụ địch vào trận địa mai phục trên sông Lô, trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, quân dân ở Đoan Hùng đã sử dụng những quả bưởi sơn đen giả làm thủy lôi.
Câu 17:
Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?
Đáp án C
Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947 là đồng chí Võ Nguyên Giáp. Sau chiến dịch này, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã được thăng hàm đại tướng khi mới 37 tuổi.
Câu 18:
Thắng lợi quân sự nào trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp?
Đáp án D
Chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 đã làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài” với ta
Câu 19:
Mục tiêu chiến lược và quan trọng nhất của Pháp khi mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc (1947) là
Đáp án D
Mục tiêu chiến lược và quan trọng nhất của Pháp khi mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc (1947) nhằm đánh phá các căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta, trệt đường liên lạc quốc tế của ta
Câu 20:
Chiến dịch Việt Bắc – Thu đông năm 1947 thắng lợi đã
Đáp án C
Chiến dịch Việt Bắc – Thu đông năm 1947 thắng lợi đã đưa cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới.
Các đáp án B, D là kết quả của cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
Đáp án A: Chiến dịch Việt Bắc 1947 chưa phá vỡ được thế bao vây cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ Việt Bắc
Câu 21:
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 là
Đáp án A
- Đáp án A đúng vì với chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 của ta, Pháp buộc phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài theo cách đánh của ta.
- Đáp án B loại vì đây mới là chiến dịch phản công lớn đầu tiên nên việc giành thắng lợi chưa chứng tỏ khả năng quân và dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp.
- Đáp án C loại vì đây là kết quả của chiến dịch.
- Đáp án D loại vì sự trưởng thành của quân đội phải trải qua thời gian dài với việc chiến đấu chống các kế hoạch chiến tranh của Pháp.
Câu 22:
Thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 có ý nghĩa gì?
Đáp án A
Thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 đã làm thất bại chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp, bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc.