Đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 - Phần Lý có đáp án (Đề 3)
-
986 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tìm từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống đã được đánh số trong các câu dưới đây.
a) Một gàu nước chuyển động thẳng đứng nhanh dần từ dưới giếng lên phía trên nhờ một sợi dây buộc vào nó là do lực căng của sợi dây tác dụng lên vật … (1)… trọng lực tác dụng lên vật.
a) Một gàu nước chuyển động thẳng đứng nhanh dần từ dưới giếng lên phía trên nhờ một sợi dây buộc vào nó là do lực căng của sợi dây tác dụng lên vật lớn hơn trọng lực tác dụng lên vật.
Câu 2:
b) Một chiếc ghế đệm có tính chất … (2) … Nên khi có người ngồi trên nó, mặt ghế bị … (3)… Nó đã bị biến dạng, khi không có ai ngồi mặt ghế lại về hình dạng ban đầu. Biến dạng đó gọi là …(4)….
b) Một chiếc ghế đệm có tính chất đàn hồi. Nên khi có người ngồi trên nó, mặt ghế bị lõm xuống. Nó đã bị biến dạng, khi không có ai ngồi mặt ghế lại về hình dạng ban đầu. Biến dạng đó gọi là biến dạng đàn hồi.
Câu 3:
Ba khối kim loại đồng, sắt, nhôm có cùng khối lượng 2kg. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?
Đáp án đúng là: D
Trọng lượng vật = 10 x khối lượng vật
Ba vật có khối lượng như nhau nên trọng lượng của ba vật như nhau.
Câu 4:
Một vật đang đứng yên thì chịu tác dụng của hai lực F1, F2 (hình dưới). Trong trường hợp nào vật vẫn tiếp tục đứng yên?
Đáp án đúng là: B
Một vật đứng yên khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vẫn tiếp tục đứng yên. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào một vật, cùng phương, ngược chiều và bằng độ lớn.
Câu 5:
Một lò xo có độ dài ban đầu là 12 cm. Khi treo một vật có trọng lượng 10N, độ dài của nó là 20 cm. Nếu độ dài của lò xo là 28 cm thì trọng lượng của vật là bao nhiêu?
Dựa vào: độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tăng tỉ lệ với khối lượng của vật được treo vào lò xo.
Độ dãn của lò xo khi treo vật P1 = 10N là
Khi độ dài của lò xo là 28 cm thì lúc đó lò xo dãn một đoạn là
Do vậy, trọng lượng của vật treo lên lò xo lúc này cũng tăng gấp hai lần.
Tức là P2 = 2. P1 = 2 . 10 = 20 N
Câu 6:
Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung phù hợp ở cột bên phải.
1. Lực ma sát |
a) sinh ra khi một vật lăn trên mặt một vật khác. |
2. Ba loại lực ma sát |
b) là ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ. |
3. Lực ma sát trượt |
c) có thể có hại hoặc có ích |
4. Lực ma sát lăn |
d) sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác. |
5. Lực ma sát nghỉ |
e) giữ cho vật không bị trượt. |
1 – c
Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích.
2 – b
Ba loại lực ma sát là ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ.
3 – d
Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
4 – a
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên mặt một vật khác.
5 – e
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không bị trượt.
Câu 7:
Trong những trường hợp dưới dây, trường hợp nào đã làm biến đổi chuyển động của vật?
Đáp án đúng là: B
A, C cả hai trường hợp đều chạy với tốc độ không thay đổi.
B – tốc độ của chiếc xe nôi tăng dần.
Câu 8:
Lực do một chiếc búa đóng đinh vào tường (hình bên) có độ lớn 25N. Hãy biểu diễn lực này, lấy tỉ xích 0,5cm ứng với 5N.
Lực do một chiếc búa đóng đinh vào tường có đặc điểm:
+ Điểm đặt: tại đầu đinh
+ Phương vuông góc với mặt tường
+ Chiều: từ ngoài vào trong tường
+ Độ lớn: 5N ứng với 5 đoạn
Câu 9:
Chọn câu đúng khi nói về lực ma sát.
Đáp án đúng là D
A đúng vì lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
B đúng vì một vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động thì cần tác dụng lực kéo lớn hơn lực ma sát nghỉ.
C đúng vì lực ma sát nghỉ giúp vật đứng yên, lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt vật khác.
Câu 10:
Một con ngựa kéo một cái xe có khối lượng 900kg chuyển động với tốc độ không đổi trên mặt đường nằm ngang. Tính lực kéo của ngựa? Biết lực ma sát chỉ bằng 0,2 lần trọng lượng của xe.
Trọng lượng của xe là
900. 10 = 9000 N
Độ lớn của lực ma sát là
Fms = 0,2 . P = 0,2 . 9000 = 1800 N
Các lực tác dụng vào xe theo phương ngang là lực ma sát và lực kéo
Mà xe chuyển động với tốc độ không đổi nên độ lớn của lực ma sát bằng độ lớn của lực kéo.
Vậy ta có lực kéo của ngựa bằng 1800 N.