Đề thi giữa kì 2 Sinh học 7 có đáp án (Đề 2)
-
1019 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 5:
Cho các loài động vật sau đây, có bao nhiêu loài có hai vòng tuần hoàn?
(1) Cá
(2) Ếch
(3) Bò sát
(4) Chim
(5) Thú
(6) Chân khớp
(7) Ruột khoang
Chọn A
Câu 6:
So với ếch nhái thì thằn lằn đẻ ít trứng hơn, vậy có thể nói thằn lằn kém tiến hóa so với ếch nhái không?
Đáp án
- Thằn lằn không đẻ nhiều trứng vì quá trình thụ tinh xảy ra ở trong cơ thể con cái, trứng đẻ ra được chôn dưới hốc đất nên ít bị tấn công. Con non có thể tự kiếm ăn sau khi nở. Còn ếch thụ tinh ngoài nên cần đẻ nhiều trứng để tăng khả năng cá thể con được sinh ra.
- So với ếch nhái thì thằn lằn tiến hóa hơn vì tỉ lệ trứng được thụ tinh và nở thành con cao hơn.
Câu 7:
Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc. Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ.
Đáp án
- Đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc
+ Thú móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.
+ Thú móng guốc di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng và chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bao bọc mới chạm đất, nên diện tích tiếp xúc với đất hẹp.
Bộ Guốc chẵn Bộ Guốc lẻ
- Đại diện: Lợn, bò, hươu
- Gồm thú móng guốc có hai ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống đàn, có loài ăn tạp (lợn), ăn thực vật, nhiều loại nhai lại có dạ dày túi như trâu, bò. - Đại diện: Tê giác, ngựa
- Gồm thú móng guốc có 3 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật không nhai lại, không có sừng, sống đàn (ngựa), có sừng, sống đơn độc (tê giác có 3 ngón).
Câu 8:
Rắn độc có thể gây hại cho con người vì nếu bị rắn độc cắn có thể dẫn đến tử vong, vậy theo em có nên giết hết rắn hay không?
Đáp án
Rắn độc có thể gây hại cho con người nhưng chúng ta không nên giết hết rắn vì rắn là loài thiên địch có lợi cho nhà nông. Rắn bắt chuột giữ mùa màng không bị chuột phá hại.