IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên Đề thi KHTN 6 Giữa học kì 1 có đáp án

Đề thi KHTN 6 Giữa học kì 1 có đáp án

Đề thi KHTN 6 Giữa học kì 1 có đáp án

  • 1158 lượt thi

  • 23 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực lịch sử loài người.

Lưu ý: Khoa học tự nhiên bao gồm một số lĩnh vực chính như:

- Vật lí học: Nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi năng lượng.

- Hóa học: Nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng.

- Sinh học hay sinh vật học: Nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường.

- Khoa học trái đất: Nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó.

- Thiên văn học: Nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời.


Câu 2:

Theo em, việc nghiên cứu sản xuất vacxin phòng Covid 19 thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án A

Việc nghiên cứu sản xuất vacxin phòng Covid 19 thể hiện vai trò bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.


Câu 3:

Cách sử dụng kính lúp cầm tay là

Xem đáp án

Đáp án C

Cách sử dụng kính lúp cầm tay là: Để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách sao cho nhìn rõ vật.


Câu 4:

Nếu không may bị hoá chất rơi vào cơ thể hoặc quần áo thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải: Cởi bỏ phần quần áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.  

- Cởi bỏ quần áo dính hóa chất trước khi lượng hóa chất dính trên áo bám được vào da gây bỏng. 

- Xả tay dưới vòi nước giúp một phần lượng hóa chất bám trên tay trôi theo dòng nước, không để bám vào da gây bỏng.


Câu 5:

Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn kính hiển vi quang học. Vì tế bào thực vật có kích thước rất nhỏ mà mắt thường và độ phóng đại của kính lúp cầm tay không thể nhìn thấy được.


Câu 6:

Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành ta phải đảm bảo tất cả các biện pháp:

- Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.

- Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.

- Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.


Câu 7:

Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào.

 Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào.C. Cân.D. Kính lúp. (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án C

Để đo khối lượng của một vật ta dùng cân.

Thước đo dùng để đo chiều dài của vật.

Kính hiển vi và kính lúp dùng để quan sát nhưng vật nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được.


Câu 8:

Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:

Xem đáp án

Đáp án A

Thước trên có giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.

Lưu ý:

- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.


Câu 9:

Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để

Xem đáp án

Đáp án A

Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.


Câu 10:

Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:

Xem đáp án

Đáp án C

Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây (second), kí hiệu là s.


Câu 11:

Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là:

Xem đáp án

Đáp án A

Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt, nhiệt độ của nước đang sôi là 100oC.


Câu 12:

Nhiệt kế (thường dùng) hoạt động dựa trên

Xem đáp án

Đáp án B

Nhiệt kế thường dùng là nhiệt kế thủy ngân (thủy ngân là chất lỏng).

⇒ Nhiệt kế (thường dùng) hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt của chất lỏng.


Câu 13:

Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào?

Xem đáp án

Đáp án C

Tế bào trên là tế bào nhân thực, vật chất di truyền được chứa trong nhân hoàn chỉnh (nhân có màng nhân bao bọc) → Mũi tên đang chỉ vào nhân của tế bào.


Câu 14:

Thành phần chỉ có trong tế bào thực vật là

Xem đáp án

Đáp án D

- Tế bào thực vật có chứa lục lạp, giúp tế bào có thể tiến hành quang hợp tự tổng hợp chất hữu cơ.

- Nhân, tế bào chất, màng sinh chất là các thành phần cơ bản có ở tất cả các loại tế bào nhân thực (cả ở tế bào động vật và thực vật).


Câu 15:

Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia một lần tạo thành số tế bào con là

Xem đáp án

Đáp án C

Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia một lần tạo thành 2 tế bào con. Các tế bào con có vật chất di truyền giống nhau và giống tế bào mẹ.


Câu 16:

Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là

Xem đáp án

Đáp án C

- Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là có nhân và các bào quan có màng.

- Còn tế bào nhân sơ chỉ có vùng nhân (vật chất di truyền không được bao bọc trong màng nhân) và không có các bào quan có màng bao bọc.


Câu 17:

Sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo từ

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể, sinh vật được phân chia thành 2 nhóm: sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào. Trong đó, sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo từ 1 tế bào còn sinh vật đa bào là sinh vật được cấu tạo từ nhiều tế bào.


Câu 18:

Các cấp độ cấu trúc của cơ thể lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án B

Các cấp độ cấu trúc của cơ thể lần lượt là tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể. Trong đó:

- Nhiều tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau sẽ tạo thành mô.

- Nhiều mô cùng thực hiện một chức năng sẽ tạo thành cơ quan.

- Nhiều cơ quan cùng thực hiện một chức năng sẽ tạo thành hệ cơ quan.

- Cơ thể sinh vật bao gồm tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể hoạt động phối hợp với nhau, đảm bảo sự tồn tại, lớn lên và sinh sản của cơ thể.


Câu 19:

Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Giới Thực vật gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp.


Câu 20:

Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự: Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.

- Các loài có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một chi (giống).

- Các chi (giống) có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một họ.

- Các họ có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một bộ.

- Các bộ có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một lớp.

- Các lớp có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một ngành.

- Các ngành có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một giới.


Câu 22:

a. Nêu cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần?

b. Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở điểm nào?

c. Vì sao cơ thể thực vật không có bộ xương như động vật nhưng vẫn đứng vững?

Xem đáp án

a. Cấu tạo của tế bào thực vật gồm:

- Thành tế bào: giúp tế có hình dạng nhất định.

- Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào.

- Chất tế bào : có chứa các bào quan (không bào, lục lạp, ti thể,…) và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.

- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

b. Khác với tế bào động vật, tế bào thực vật có thêm không bào trung tâm, thành tế bào và lục lạp (bào quan quang hợp).

c. Cơ thể thực vật không có bộ xương như động vật nhưng vẫn đứng vững vì: Tế bào thực vật có thành tế bào. Thành tế bào thực vật được tạo nên từ một chất rất bền gọi là cellulose, đóng vai trò bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. giúp thực vật có thể đứng vững.


Câu 23:

Cho một số sinh vật sau: cây khế, con gà, con thỏ, con cá.

a. Em hãy xác định các đặc điểm giống và khác nhau ở những sinh vật trên.

b. Dựa vào các đặc điểm trên hãy xây dựng khoá lưỡng phân để phân chia các sinh vật trên thành từng nhóm?

Xem đáp án

a. Các đặc điểm giống và khác nhau ở những sinh vật trên:

Đặc điểm

Sinh vật

Khả năng di chuyển

Môi trường sống

Số chân

Cây khế

Không

Cạn

-

Con gà

Cạn

Hai chân

Con thỏ

Cạn

Bốn chân

Con cá

Nước

-

b. Xây dựng khoá lưỡng phân để phân chia các sinh vật trên thành từng nhóm:

Các bước

Đặc điểm

Tên sinh vật

1a

1b

Không có khả năng di chuyển

Cây khế

Có khả năng di chuyển

(Đi tới bước 2)

2a

2b

Sống dưới nước

Con cá

Sống trên cạn

(Đi tới bước 3)

3a

3b

Có 2 chân

Con gà

Có 4 chân

Con thỏ


Bắt đầu thi ngay