Thứ sáu, 26/04/2024
IMG-LOGO

Bài 32: Phong trào Tây Sơn

  • 14463 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Quan sát hình, hãy nêu những hiểu biết của em về nhân vật lịch sử đó.

Xem đáp án

- Quang Trung - Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

- Người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.

- Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài, ngoài ra ông còn là nhà chính trị sáng suốt.

- Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ.


Câu 2:

Đọc thông tin, hãy cho biết tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII

Xem đáp án

* Nhân dân mâu thuẫn sâu sắc với chế độ phong kiến, là dấu hiệu báo trước cuộc đấu tranh lớn giáng vào tập đoàn phong kiến họ Nguyễn Đàng Trong.

* Tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII:

- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, mục nát.

- Tệ mua quan, bán tước.

- Quan lại, cường hào áp bức, bóc lột nhân dân, ăn chơi xa xỉ.

- Tập đoàn Trương Phúc Loan nắm mọi quyền hành, lũng đoạn triều đình.

- Đời sống nhân dân cơ cực.

- Ruộng đất bị cường hào chiếm.

- Thuế má nặng nề


Câu 3:

Đọc thông tin, kết hợp quan sát lược đồ hãy:

- Xác định trên lược đồ nơi bùng nổ và địa bàn hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn trong những năm đầu khởi nghĩa

- Giải thích vì sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ lúc đầu

- Nêu mục đích ban đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn

Xem đáp án

- Xác định trên lược đồ nơi bùng nổ và địa bàn hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn trong những năm đầu khởi nghĩa:

- Năm 1771 vùng hoạt động là Tây sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai) sao đó khi lực lượng đã mạnh, mở rộng hoạt đông xuống Tây sơn hạ đạo và lập căn cứ ở Kiên Mĩ, tiến xuồng đồng bằng

- Sở dĩ nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu bởi vì:

    + Thứ nhất, xã hội chúng ta lúc bấy giờ đang vô cùng mục nát, đời sống nhân dân ngày càng nghèo khổ, cơ cực. Chính điều đó đã làm cho lòng căm thù và oán hận đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng nâng cao, họ sẵn sàng đứng lên bất cứ lúc nào để đánh đổ chính quyền.

    + Thứ hai, nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.

=> Chính hai lí do đó đã khiến cho nhân dân ta hắng hái tham gia vào nghĩa quân Tây Sơn để đánh đổ chính quyền nhà Nguyễn.

- Mục đích ban đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn:

- Mục đích là để lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong=>phục hổi đất nước hưng thịnh,phát triển, nhân dân không bị áp bức, bóc lột mà thay vào đó là cuộc sống tốt đẹp hơn


Câu 4:

Đọc thông tin, kết hợp quan sát lược đồ hãy:

- Cho biết vì sao quân Tây Sơn phải hòa hoãn với quân Trịnh

- Trình bày diễn biến chính quá trình nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn trên lược đồ

Xem đáp án

- Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh vì: Lúc bấy giờ, nghĩa quân Tây Sơn đang rơi vào tình thế bất lợi.

- Ở phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Biết được đội quân của mình

- Diễn biến chính quá trình nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn trên lược đồ:

    + Tháng 9-1773 Tây Sơn chiếm phủ Quy Nhơn .

    + 1774 Tây Sơn kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận và ở vào thế bất lợi , phía bắc có quân Trịnh và phía nam có quân Nguyễn => Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hoãn với Họ Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn .

    + Năm 1776-1783, nghĩa quân 4 lần tiến đánh Gia Định

    + Năm 1777, Chúa Nguyễn Phúc Thuần bị bắt ,Nguyễn Phúc Ánh (13t) trốn sang Xiêm cầu viện

=> Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ


Câu 5:

Đọc thông tin quan sát lược đồ hãy:

- Cho biết tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền (từ Rạch Gầm đến Xoài Mứt) làm trận địa quyết chiến quân Xiêm

- Trình bày diễn biến trận rạch Gầm-Xoài Mút trên lược đồ ( hình 4)

- Nêu ý nghĩa trận Rạch Gầm-Xoài Mút

Xem đáp án

- Sở dĩ, Nguyễn Huệ lại chọn khúc sông này là bởi vì đây là một khúc sông có địa hình rất tốt cho mai phục và ẩn nấp binh sĩ, hai bên bờ có cấy cối rậm rạp thuận lợi cho việc đặt phục binh, dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục để tiêu diệt địch.

- Diễn biến trận rạch Gầm-Xoài Mút:

    + Giữa năm 1784,5 vạn quân Xiêm tiến vào nước ta.

    + 2 vạn quân thuỷ lên Rạch Giá ( kiên Giang)

    + 3 vạn quân bộ qua Chân Lạp tiến vào cần thơ

    + 1/1785, Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định, chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến

    + 19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục.Quân ta đồng loạt xông thẳng vào đội hình của địch.Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết,Nguyễn Anh thoát chết,sang Xiêm lưu vong.

- Ý nghĩa trận rạch Gầm-Xoài Mút:

    + Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

    + Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm

    + Đưa phong trào bước vào một thời kì mới


Câu 6:

Đọc thông tin, hãy:

- Trình bày diễn biến sự kiện quân Tây Sợn lật đổ chính quyền họ Trịnh

- Cho biết điều gì giúp quân Tây Sơn lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn Trịnh và Lê

Xem đáp án

- Diễn biến sự kiện quân Tây Sợn lật đổ chính quyền họ Trịnh

    + Tháng 6 – 1786, Nguyễn Huệ tấn công hạ thành Phú Xuân=> Quân Trịnh thất bại nhanh chóng

    + Sau đó, thừa thắng xông lên tiến thẳng ra Đàng Ngoài với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh", kêu gọi nhân dân hưởng ứng

    + 21/07/ 1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị nhân dân bắt nộp giao cho nghĩa quân Tây Sơn, giao quyền cho vua Lê.

=> Quân Tây Sơn đã lật đổ được các tập đoàn phong kiến Trịnh phong kiến thối nát

- Có hai yếu tố quan trọng giúp đội quân Tây Sơn lật đổ được chính quyền. Đó là:

    + Do hợp với lòng dân, từ khi nổ ra khởi nghĩa đến nay, quân Tây Sơn luôn nhận được sự ủng hộ hết lòng của quần chúng nhân dân.

    + Có Nguyễn Huệ là một vị lãnh đạo tài giỏi, không chỉ về giỏi về chiến thuật đánh giặc mà còn là gioải trong việc phục vụ các tầng lớp sĩ phu.


Câu 7:

Đọc thông tin, kết hợp quan sát lược đồ, hãy:

- Nêu ý nghĩa của sự kiện Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (12-1788) ngay trước khi tiến đánh quân Thanh

- Giải thích vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu (1789)

- Trình bày diễn biến chính cuộc chiến đấu chống quân Thanh của nhân dân ta cuối thế kỉ XVIII trên lược đồ

Xem đáp án

- Tháng 12 năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc, đến Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân. Việc Nguyễn Huệ lên ngôi vua đã khẳng định quyền tự chủ, độc lập của dân tộc đối với quân xâm lược. Bên cạnh đó còn tập hợp được lòng dân, tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc, khẳng định nền tự chủ tự cường của dân tộc ta,như một lời đe dọa với nước nhà Thanh

- Vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu vì ông cho rằng, quân Thanh mới chiếm được Thăng Long dễ dàng nền còn chủ quan, kiêu ngạo. Chính vì vậy, vào dịp tết quân Thanh lơ là đón tết không đề phòng nên quân ta tiến hành đánh chiếm làm cho địch bị bất ngờ và khó trở tay kịp, giảm tối thiểu tổn thất cho ta

- Diễn biến cuộc đánh phá quân Thanh (1789)

    + Tháng 11/ 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế niên hiệu: Quang Trung

    + Thần tộc tiến quân ra Bắc đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân mở cuộc duyệt binh lớn.

    + Tới Thanh Hóa tiếp tục tuyển quân

    + Ra Tam Điệp mở tiệc khao quân và tuyên bố “ Nay hãy ăn tết trước, đến sang Xuân vào Thăng Long mồng 7 sẽ mở tiệc lớn”.

    + Từ Tam Hiệp vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc:

- Đạo chủ lực: Do Quang Trung trực tiếp chỉ huy tiến thẳng hướng Thăng Long.

- Đạo thứ hai, thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm bộ cho đạo quân chủ lực.

- Đạo thứ tư tiến ra Hải Phòng

- Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của địch.

    + Đêm 30 tết, vượt sông Đáy tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu

    + Đêm mồng 3 tết, tiến vây thành Hà Nội

    + Ngày 5 tết đánh phía Nam Ngọc hồi -> diệt gần như toàn bộ quân địch.

    + Sáng 5 tết đạo quân của Đô Đốc Long tấn công đồn Khương Thượng, Đống Đa => Quân Tây Sơn giáp chiến thiêu cháy doanh trại giặc Sầm Nghi Đống tự tử.

=> Kết quả: quét sạch 29 vạn quân thanh


Câu 8:

Đọc thông tin, hãy nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII

Xem đáp án

* Nguyên nhân thắng lợi

- Được nhân dân nhiệt tình ủng hộ

- Quang Trung, bộ chỉ huy lãnh đạo tài tình

* Ý nghĩa:

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến (Nguyễn – Trịnh – Lê)

- Lập lại thống nhất đất nước (xóa bỏ chia cắt).

- Đánh đuổi ngoại xâm (Thanh – Xiêm).


Câu 9:

Đọc thông tin hãy:

- Trình bày những chính sách của vua Quang Trung nhằm phục hồi phát triển kinh tế ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc

- Cho biết việc ban bố Chiếu lập học thể hiện hoài bão gì của vua Quang Trung

- Nêu những điểm nổi bật trong chính sách quốc phòng, ngoại giao của vua Quang Trung

Xem đáp án

* Để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc, đưa đất nước thoát khỏi khó khăn khi vừa lên ngôi vua Quang Trung đã có những chính sách:

- Về kinh tế:

    + Nông nghiệp:

- Ban hành chiêu khuyến nông

- Giảm tô thuế

=>Mùa màng trở lại phong đăng. Cảnh thái bình đã trở lại.

    + Công thương nghiệp:

- Giảm thuế

- Mở cửa ải thông thương chợ búa khiến cho hàng hóa không ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân.

=>Hàng hóa lưu thông không bị ngưng đọng. Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

- Về văn hóa

    + Ban bố Chiếu lập học.

    + Dùng chữ Nôm lám chữ viết thức của nhà nước.

    + Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, làm tài liệu học tập.

Theo Quang Trung: “Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”. Như vậy, thông qua chiếu lập học nói lên hoài bão của Quang Trung là coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân tài để đóng góp xây dựng cho đất nước.

Những điểm nổi bật trong chính sách quốc phòng, ngoại giao của vua Quang Trung:

- Quốc phòng:

    + Thi hành chế độ quân địch

    + Củng cố quân đội về mọi mặt

    + Chế tạo chiến thuyền lớn…

- Ngoại giao:

    + Quan hệ mềm dẻo với nhà Thanh nhưng cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia => Nâng cao uy tín, vị thế của Quang trung và Đại Việt.


Câu 10:

Điền nội dung sự kiện cho phù hợp với thời gian trong bảng sau về phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII

Thời gian Sự kiện
Năm 1771  
Năm 1773  
Năm 1777  
Năm 1785  
Năm 1786  
Năm 1788  
Năm 1788  

 

Xem đáp án
Thời gian Sự kiện
Năm 1771 Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ do ba anh em : Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.
Năm 1773 Nghĩa quân Tây Sơn đã kiếm soát được phần lớn phủ Quy Nhơn, hạ được phủ thành.
Năm 1777 Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Năm 1785 Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm- Xoài Mút
Năm 1786 Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc, lật đổ chính quyền chúa Trịnh.
Năm 1788 Cuối năm, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy binh lính tiến ra Bắc.
Năm 1788 Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh.

Câu 11:

Phong trào Tây Sơn có những đóng góp lớn nào cho lịch sử nước ta nửa sau thế kỉ XVIII? Đóng góp nào lớn nhất? Vì sao?

Xem đáp án

- Những cống hiến đóng góp to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 – 1789:

    + Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

    + Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

    + Mở ra thời kì vàng son trong lịch sử nước ta, cuộc sống của người dân ấm no sung sướng, có nhiều quyền lợi và đất

Đóng góp nào của phong trào Tây sơn cũng quan trọng bởi sau tất cả những khốn khổ mà nhân dân phải chịu thì việc lật đổ chính quyền trong nước, bảo vệ đất nước trước kẻ thù xâm lăng mở ra thời kì tươi sáng mới cho dân tộc chính là mục đích mà phong trào Tây Sơn nói đến, là đóng góp quan trọng có ý nghĩa trọng đại đối với vận mệnh cả một dân tộc


Câu 12:

Theo em, chính sách về kinh tế, văn hóa-xã hội và ngoại giao của vua Quang Trung để lại bài học gì cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay

Xem đáp án

*Những chính sách về kinh tế văn hóa xã hôị và ngoại giao của vua Quang Trung để lại bài học cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay:

- Về phục hồi nền kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc bằng cách

    + Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.

    + Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.

    + Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

    + Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

- Về quốc phòng, ngoại giao:

    + Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.

    + Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt,


Câu 13:

Trong khu vực mà em sinh sống có tượng đài, đền thờ, đường phố, trường học nào mang tên Quang Trung, Nguyễn Huệ, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp,...? giải thích cho người thân ý nghĩa của việc đặt tên đó?

Xem đáp án

VD: trường tiểu học Quang Trung là ngôi trường vinh dự mang tên người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Việc đặt tên như vậy có ý nghĩa: khắc ghi công ơn, nhỡ mãi những đóng góp của Vua Quang Trung trong công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước, tránh cho đất nước bị chia cắt, chiến tranh, bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ dân tộc, tạo sự hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.


Câu 14:

Tìm hiểu về nghệ thuật "đánh nhanh, giải quyết nhanh" và trọng dụng nhân tài của vua Quang Trung

Xem đáp án

* Nét đặc sắc của nghệ thuật “đánh nhanh giải quyết nhanh”, được thể hiện trên một số vấn đề cơ bản sau:

- Thứ nhất là, lựa chọn thời cơ tiến công chính xác và tổ chức hành quân thần tốc. Trên cơ sở nghiên cứu, nắm chắc tình hình các mặt, nhất là ý đồ xuất quân vào ngày mồng 06 tháng Giêng của địch, Nguyễn Huệ đã hạ quyết tâm chiến lược chủ động đại phá quân Thanh, giải phóng Thăng Long trước khi địch hành động. Đây cũng là thời điểm vào đúng dịp tết Nguyên Đán Kỷ Dậu 1789, khi mà quân địch đã và đang phạm một sai lầm nghiêm trọng - tự tước đi quyền chủ động tiến công sang thế bị động - phòng ngự tạm thời; tư tưởng lại hết sức chủ quan, mất cảnh giác, kỷ luật lỏng lẻo. Chính vì mải vui ngày Tết, say sưa với chiến thắng ban đầu, quân lính Mãn Thanh “bỏ cả đội ngũ, đi lại lang thang, không còn kỷ luật gì cả. Có kẻ đi ra khỏi thành đến 10 dặm để kiếm củi, có kẻ đi đến các chợ búa dân gian để buôn bán, hằng ngày tối đi sớm về xem như việc bình thường”, còn bọn quan tướng thì “ngày ngày chơi bời tiệc tùng, không hề để ý đến việc quân”2. Như vậy, lựa chọn thời cơ chiến lược tiến công tiêu diệt quân Thanh của Nguyễn Huệ vào dịp này là quyết định táo bạo, chính xác, thể hiện tư duy quân sự và khả năng nhận định tình hình sắc sảo, tận dụng triệt để điều kiện, thời cơ có lợi, chín muồi nhất, khoét sâu vào điểm yếu, sơ hở của địch để tạo ra yếu tố bất ngờ trong tác chiến.

- Một vấn đề quan trọng nữa là tạo ra bất ngờ lớn cho quân Mãn Thanh, đó là việc tổ chức hành quân thần tốc của quân đội Tây Sơn. Theo sử chép, sau khi nắm được tình hình ở Bắc Hà, chỉ trong 04 ngày (từ ngày 22 đến ngày 26-12-1788), Nguyễn Huệ đã xuất quân cơ động từ Huế đến Nghệ An. Tại đây, quân Tây Sơn dừng lại 10 ngày để tuyển mộ binh sĩ, dò xét tình hình địch, soát xét lại phương lược lần cuối và chuẩn bị thêm lương thảo; đồng thời, thảo thư “giả hàng” gửi Tôn Sĩ Nghị để kích động thêm sự kiêu ngạo của hắn. Sau đó, Đại quân hành quân ngay ra Thanh Hóa tiếp tục bổ sung quân, tổ chức lễ “Thệ sư” kêu gọi tướng sĩ, binh lính đoàn kết một lòng, quyết tâm tiêu diệt giặc. Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào giải đáp thỏa đáng việc làm thế nào mà chỉ trong vòng 04 ngày đêm, Đại quân của Nguyễn Huệ đã vượt qua một chặng đường dài trên ba trăm cây số, từ Phú Xuân (Huế) ra Nghệ An. Do chỉ bàn về mục đích hành quân thần tốc để tạo bất ngờ cho hành động tác chiến nên chúng tôi không đi sâu lý giải vấn đề này, mà chỉ nghiêng về khả năng: đường hành quân cơ động lực lượng thần tốc của Nguyễn Huệ từ Phú Xuân ra Nghệ An là bằng cả đường bộ (Đường Thiên Lý) và đường biển. Đường bộ dành cho kỵ binh, đường thủy dành cho tượng binh, pháo binh và bộ binh (chủ yếu là khung chỉ huy, còn quân lính thì ra Nghệ An, Thanh Hóa tuyển mộ). Còn đoạn đường từ Nghệ An ra Thanh Hóa, Biện Sơn - Tam Điệp dài 180 km, 10 vạn bộ binh Tây Sơn “tiến quân đi gấp ngày đêm”, mất từ 07 đến 10 ngày vượt qua đoạn đường này là hợp lý. Tài nghệ kết hợp giữa hành quân thần tốc với xây dựng, mở rộng lực lượng của Nguyễn Huệ bảo đảm cho quân đội Tây Sơn vừa tạo ra thời cơ có lợi, vừa gây bất ngờ ngoài khả năng dự tính của địch cả về thời gian, không gian, lực lượng.

- Thứ hai là, tiến công với tốc độ cao. Chỉ có tiến công với tốc độ cao và đảm bảo tốc độ cao trong suốt quá trình tác chiến mới có thể phát huy tối đa yếu tố bất ngờ. Nhìn lại Chiến thắng Xuân Kỷ Dậu 1789 thấy rằng, yếu tố có ý nghĩa quyết định tạo bất ngờ liên tiếp cho địch là tốc độ tiến công như vũ bão của quân Tây Sơn. Đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân, tức đêm giao thừa tết Nguyên Đán, đạo chính binh của Nguyễn Huệ bí mật vượt sông Gián Thủy, tập kích bất ngờ đồn Gián Khẩu, một đồn tiền tiêu của giặc do quân của Lê Chiêu Thống trấn giữ, tướng nhà Lê là Hoàng Phùng Tứ bỏ chạy. Nguyễn Huệ cho quân theo hướng sông Thanh Quyết đẩy nhanh tốc độ cơ động tiến công. Do có sự kết hợp chặt chẽ vừa đuổi bắt toán quân Thanh do thám, vừa tiến công tiêu diệt lần lượt các đồn giặc trên đường tiến quân, nên khi quân Tây Sơn bắt sống toàn bộ quân Thanh do thám ở Phú Xuyên (Hà Tây cũ) cũng là lúc các đồn tiền tiêu của giặc ở xa Thăng Long đều bị triệt hạ hoàn toàn. Vì vậy, các đồn giặc từ Hà Hồi trở lên Thăng Long không biết tin tức gì về cuộc tiến công của quân Tây Sơn. Nửa đêm mồng 03 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (tức ngày 28-01-1789), quân Tây Sơn đã vây chặt đồn Hà Hồi. Với khả năng tiến công tốc độ cao của quân Tây Sơn đã tạo nên yếu tố bất ngờ lớn, làm cho quân Thanh trong đồn Hà Hồi giật mình hoảng sợ, không dám chống cự, lũ lượt ra hàng. Tiếp đó, trước sự “xuất quỷ, nhập thần” của quân Tây Sơn “tướng ở trên trời xuống, quân ở dưới đất chui lên”3, giặc ở Ngọc Hồi hoảng loạn, vội vã cấp báo với chủ tướng Tôn Sĩ Nghị. Chúng đâu biết rằng, trên hướng Tây, cánh quân vu hồi do Đô đốc Long chỉ huy đã phối hợp chặt chẽ với sự nổi dậy của nhân dân địa phương tiến hành “trận Rồng lửa” san bằng đồn Khương Thượng, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống bẽ bàng, đành thắt cổ tự tử ở Loa Sơn. Từ đây, bằng khả năng cơ động nhanh, lực lượng kỳ binh Tây Sơn nhanh chóng đánh chiếm các đồn Yên Quyết, Nam Đồng; đồng thời, tổ chức thọc sâu đánh thẳng vào trung tâm đầu não của địch - cung Tây Long, trước sự ngỡ ngàng, hốt hoảng của chủ tướng giặc. Tôn Sĩ Nghị “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”4 cùng một toán kỵ binh vượt cầu phao sông Nhị Hà nhằm hướng Bắc tháo chạy.

- Như vậy, với sách lược đánh nhanh, giải quyết nhanh, Quang Trung đã thực hiện tiến công mãnh liệt, tốc độ cao, làm cho quân địch liên tiếp bất ngờ cả về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và lâm vào tình trạng luôn bị động đối phó, tinh thần suy sụp, hoang mang tột độ, rụng rời liên miên, đồn trại tan rã từng mảng, dẫn đến thất bại hoàn toàn.

- Thứ ba là, sử dụng vũ khí cải tiến, tăng cường hỏa lực mạnh trong đánh địch. Kinh nghiệm chiến tranh cho thấy, để tạo bất ngờ cho đối phương, các bên tham chiến đều cố gắng giữ bí mật về ý định tác chiến, phương tiện chiến tranh, nhất là việc sử dụng các loại vũ khí mới đúng thời điểm, nhằm tăng hiệu suất chiến đấu, làm cho đối phương lúng túng đối phó. Trong chiến dịch giải phóng Thăng Long, vũ khí, trang bị của quân Tây Sơn không có gì là bí hiểm đối với quân Thanh, nhưng Nguyễn Huệ đã biết nhằm vào sở trường của quân đội mình để phát triển, cải tiến vũ khí, trang bị. Trong từng trận đánh, họ đều phát huy tối đa tính năng, tác dụng của các loại vũ khí để tiêu diệt địch, bảo vệ lực lượng chiến đấu.


Bắt đầu thi ngay