Thứ sáu, 29/03/2024
IMG-LOGO

Bài 33: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

  • 14031 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc thông tin, quan sát lược đồ, hãy trình bày nét chính về tình hình chính trị nước ta đầu thế kỉ XIX

Xem đáp án

* Tình hình chính trị nước ta đầu thế kỉ XIX:

- Hành chính:

    + Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn; năm 1806, lên ngôi hoàng đế.

    + Chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

- Luật pháp:

    + Vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương.

    + Năm 1815 , nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long)

- Quân đội:

    + Bao gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.


Câu 2:

Đọc thông tin hãy:

- Nêu nhận xét của em về công cuộc khai hoang dưới thời Nguyễn

- Giải thích vì sao diện tích canh tác được tăng thêm nhưng vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong

- Đánh giá về thủ công nghiệp nước ta nửa đầu thế kỉ XIX

- Nhận xét chung về tình hình kinh tế nước ta nửa đầu thế kỉ XIX

Xem đáp án

- Nhận xét của em về công cuộc khai hoang dưới thời Nguyễn: Các vua Nguyễn rất chú trọng đến việc khai hoang mở rộng diện tích canh tác.

- Sau nhiều năm chiến tranh, nông nghiệp nước ta sa sút nghiêm trọng. Các vua rất chú ý đến việc khai hoang.

- Điều đó đã giúp cho diện tích đất canh tác tăng lên, giải quyết việc làm cho dân nghèo.

- Diện tích canh tác được tăng thêm nhưng vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong vì lúc bấy giờ nhân dân bị bọn địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất.

- Đánh giá về thủ công nghiệp nước ta nửa đầu thế kỉ XIX:

    + Tình hình thủ công nghiệp ta thời Nguyễn ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển.

    + Nhiều làng thủ công nổi tiếng khắp nước như: Bát Tràng (Hà Nội), đúc đồng Ngũ Xã (hà Nội), dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội)….

    + Những hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thợ thủ công nghiệp phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.

- Nhận xét chung về tình hình kinh tế nước ta nửa đầu thế kỉ XIX: Từ giữa thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp đang ráo riết mở rộng việc xâm chiếm nước ta thì nhà Nguyễn vẫn thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu.

- Việt Nam rơi vào khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng.

- Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.

- Xã hội: đời sống nhân dân khốn khổ, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi.


Câu 3:

Đọc thông tin, quan sát lược đồ hãy:

- Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn nửa đầu thế kỉ XIX theo nội dung: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa bàn hoạt động, ý nghĩa

- Nêu nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX ( nguyên nhân, mục tiêu, lưc lượng tham gia, quy mô)

Xem đáp án

- Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn nửa đầu thế kỉ XIX theo nội dung: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, địa bàn hoạt động, ý nghĩa

Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Địa bàn hoạt động Ý nghĩa
Phan Ba Vành Năm 1821-1827 Trà Lũ(Nam Định) Góp phần làm lung lay triều đình nhà Nguyễn.
Nông Văn Vân Năm 1833-1835 Miền núi phía Bắc
Lê Văn Khôi Năm 1833-1835 Nam Kì
Cao Bá Quát Năm 1854-1856 Hà Nội

- Nêu nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX ( nguyên nhân, mục tiêu, lưc lượng tham gia, quy mô)

Nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX
Nguyên nhân: Đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng khổ cực vì địa chủ chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề. Nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi.
Mục tiêu: Chống lại phong kiến nhà Nguyễn.
Lực lượng tham gia: Nhiều tầng lớp nhân dân.
Quy mô: Rộng khắp cả nước, từ bắc chí nam, từ miền ngược đến miền xuôi.

Câu 4:

Đọc thông tin kết hợp với quan sát hình, hãy:

- Nêu một số tác gỉa và tác phẩm văn học tiêu biểu ở cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX

- Trình bày những hiểu biết của em về nghệ thuật dân gian

- Nêu một số thành tựu về khoa học-kĩ thuật ở nước ta ở cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX

Xem đáp án

* Một số tác gỉa và tác phẩm văn học tiêu biểu ở cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX:

- Truyện Kiều của Nguyễn Du - phản ảnh bất công và tội ác của xã hội phong kiến .

- Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm của bà Đòan thị Điểm : bênh vực phụ nữ, đề cao nhân phẩm và vẻ đẹp của người phụ nữ.

- Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều .

- Thơ của Bà Huyện Thanh Quan : ca ngợi phong cảnh thiên nhiên, thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà

- Thơ Hồ Xuân Hương châm biếm , đả kích sâu cay, chĩa mũi nhọn vào thói hư tật xấu của xã hội đương thời , bênh vực quyền sống của người phụ nữ,

- Thơ của Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, truyện Nôm khuyết danh .

* Những hiểu biết về nghệ thuật dân gian:

- Phát triển phong phú và đa dạng

- Văn nghệ dân gian: tuồng, chèo, làn điệu quan họ,...

- Tranh dân gian: đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước: tranh Đánh vật, Chăn trâu thổi sáo, tranh đông hồ Bắc Ninh

- Kiến trúc nghệ thuật độc đáo đặc sấc, tôn vinh, cao quý vô cùng tinh tế.

- Xuất hiện thêm nhiều nghệ thuật tạc tượng tài hoa.

*Nêu một số thành tựu về khoa học-kĩ thuật ở nước ta ở cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX

- Về khoa học:

    + Nhiều nhà bác học và những tác giả tiêu biểu như: Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú , Trịnh Hoài Đức, Lê Hữu Trác,... cùng với các tác phẩm nổi tiếng: Đại Việt thông sử, Phủ Biên Tạp Lục, Đại Việt Sử kí tiền biên, Hải thượng y tông tâm lĩnh,...

- Về kĩ thuật

    + Thế kỉ XVIII, thợ thủ công nước ta đã học và chế tạo được súng, đồng hồ, kính thiên lí, đóng thuyền lớn, mãy xẻ gỗ…

    + Năm 1839, đóng được tàu thủy chạy bằng hơi nước.

=>Tài năng thợ thủ công nước ta.


Câu 5:

Qua những chính sách của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX về kinh tế, chính trị, ngoại giao, hãy nêu nhận xét của em về chính sách đó

Xem đáp án

Nhận xét về những chính sách của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX về

*Kinh tế:

- Nông nghiệp :

    + Ưu điểm :

      • Nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.

      • Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.

    + Hạn chế:

      • Ruộng đất của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.

      • Kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn: lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.

- Thủ công nghiệp :

    + Ưu điểm :

      • Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.

      • Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.

    + Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.

- Thương nghiệp :

    + Ưu điểm : Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.

    + Hạn chế:

      • Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.

      • Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi

* Chính trị:

- Hành chính:

    + Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn; năm 1806, lên ngôi hoàng đế.

    + Chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.

- Quân đội

    + Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông": khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân ; khi hoà bình thì thay phiên nhau về làm ruộng.

    + Quân đội có hai bộ phận chính : quân ở triều đình và quân ở các địa phương; bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh. Vũ khí có đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hoả đồng, hoả pháo.

    + Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.

- Luật pháp

    + Bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

    + Luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).

*Ngoại giao:

- Đối với các nước phương Tây, mặc dù họ vẫn đến buôn bán ở các hải cảng, nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng quy định. Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “ bế quan tỏa cảng”.


Câu 6:

Vì sao cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX đều thất bại?

Xem đáp án

- Cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX đều thất bại là do: các cuộc khởi nghĩa chỉ xảy ra rải rác không liên kết kết hợp để tạo nên một lực lượng hùng hậu nen nên dễ bị nhà Nguyễn đàn áp


Câu 8:

Tìm hiểu về Nguyễn Công Trứ và việc thành lập các huyện Tiền Hải ( Thái Bình) , Kim Sơn (Ninh Bình)

Xem đáp án

Sưu tầm:

- Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) quê tại xã Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, là dòng dõi quan lại triều Lê cũ, ông sớm được đào luyện trong khuôn khổ của ý thức hệ phong kiến, đề cao thuyết quân thần của Nho giáo.

- Năm 1819, khi đã 41 tuổi, ông mới đỗ Giải nguyên ở trường thi hương trấn Nghệ An. Từ đây bắt đầu thời kỳ làm quan đầy sóng gió của ông. Ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ quân sự, kinh tế tới thi ca. Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thư, tổng đốc; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền ba bốn cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú,… Năm Tự Đức thứ nhất 1847 ông nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên. Ông đúng là một vị quan văn - võ song toàn đã đóng góp nhiều công lao cho đất nước.

- Tiền Hải là vùng đất trẻ, mới được bồi đắp. Lịch sử hình thành huyện Tiền Hải chỉ thực sự rõ nét từ thời nhà Nguyễn, khi Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ năm 1828 đưa dân đến khai hoang lấn biển lập nên các làng xã tại đây. Lúc đầu (năm 1828, 1832), Tiền Hải thuộc phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định (cũ), gồm 7 tổng, huyện lị đặt tại ấp Phong Lai. Tới năm 1891, nhập thêm hai tổng: Đại Hoàng (chuyển từ huyện Trực Định, tức huyện Kiến Xương ngày nay, sang) và Đông Thành (từ huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định), thành ra có 9 tổng và thuộc phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Nguyễn Công Trứ coi vùng đất mới Tiền Hải cùng với Kim Sơn (Ninh Bình) là những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu. Ngay ở tên gọi của 2 huyện này đã nói lên điều đó (Tiền Hải là biển bạc, Kim Sơn là rừng vàng - 2 khu vực ven biển này đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới). Là vùng đất trẻ, Tiền Hải không có nhiều những di sản văn hóa lâu đời. Song, từng là đất thiêng của cuộc khởi nghĩa nông dân Phan Bá Vành; ngoài ra có các di tích như đình Nho Lâm, đình Tiểu Hoàng, đình Tô hay lễ hội làng Thanh Giám cũng là những tài nguyên du lịch quý giá trên vùng đất này.

- Giới thiệu Truyện Kiều:

    + Truyện Kiều có nguồn gốc từ cuốn tiểu thuyết Trung Quốc là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy vậy, phán sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn. Ông đã chuyển thể sang truyện thơ lục bát bằng chữ Nôm. Nghệ thuật ngôn ngữ, xây dựng hình tượng nhân vật, tả cảnh, tả tinh... của Nguyễn Du đểu đạt tới trình độ điêu luyện.

    + Truyện Kiều đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận đau khổ của những con người bi áp bức, đặc biệt là bi kịch của người phụ nữ. Qua đó, tác giả thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi đau của con người và lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo. Đồng thời bày tò sự trân trọng đối với khát vọng tự do, hạnh phúc và khát vọng công lí, chính nghĩa.

- Tóm tắt nội dung Truyện Kiều:

    + Thuý Kiểu là người con gái tài sắc của một gia đình trung lưu nền nếp. Trong tiết Thanh minh, Thuý Kiểu tình cờ gặp Kim Trọng. Hai người nhanh chóng yêu nhau rổi hẹn ước thề nguyện. Bỗng dưng, Vương viên ngoại b| thằng bán tơ vu oan. Gia đỉnh tan nát, cha và em trai bi bắt bớ, đánh đập, Thuý Kiều đành phải bán minh chuộc cha rổi rơi vào lẩu xanh lán thứ nhất. ở. đó, nàng được Thúc Sinh bỏ tiền ra chuộc làm vợ lỗ, nhưng chẳng được bao lâu thì bị vợ cả là Hoạn Thư ghen ghét, đọa đày. Sóng gió cuộc đời đưa đẩy Kiều rơi vào lẩu xanh lần thứ hai. May mà nàng gặp người anh hùng Từ Hải và trở thành vợ chàng rổi được chàng giúp báo ân, báo oán. Bị Hổ Tôn Hiến dụ dỗ, Thuý Kiểu vô tinh đẩy Từ Hải vào chỗ chết nôn nàng đau đớn, ân hận nhảy xuổng sồng Tiền Đường tự tử. Vãi Giác Duyên cứu nàng, sau dó đưa vổ thảo am tu cùng. Kim Trọng cất công đi tìm Thuý Kiều. Nhở Giác Duyên mà cả gia đinh sum họp. Thuý Kiểu, Kim Trọng tái hợp trong nỗi niềm mừng mừng tủi tủi. Ai cũng muốn hai người nối lại tinh xưa, nhưng Thuý Kiểu đã quyết: Từ rày khốp của phòng thu, Chẳng tu thì cũng như tu mới là...


Bắt đầu thi ngay