- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề số 11
- Đề số 12
- Đề số 13
- Đề số 14
- Đề số 15
- Đề số 16
- Đề số 17
- Đề số 18
- Đề số 19
- Đề số 20
- Đề số 21
- Đề số 22
- Đề số 23
- Đề số 24
- Đề số 25
- Đề số 26
- Đề số 27
- Đề số 28
- Đề số 29
- Đề số 30
- Đề số 31
- Đề số 32
- Đề số 33
- Đề số 34
- Đề số 35
- Đề số 36
- Đề số 37
- Đề số 38
- Đề số 39
- Đề số 40
Bài 18: Các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thời Lý, Trần, Hồ (Thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XV)
-
17834 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh cho biết những thông tin đó gợi cho em nhớ đến những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm nào của dân tộc Việt Nam. Nêu những hiểu biết của em về cuộc kháng chiến đó
*Đọc thông tin khiến em gợi nhớ đến cuộc kháng chiến:
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống do Quách Qùy chỉ huy xâm lược nước ta .
- Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên do Trần Hưng Đạo chỉ huy đánh thắng quân giặc
*Một vài hiểu biết như:
- Nhân vật lịch sử liên quan : Lí Thường Kiệt làm chỉ huy, Tông Đản , Thân Cảnh Phúc Trần Hưng đạo, ...
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xảy ra vào tháng 10 - 1075 . Lí Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy, bộ chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống
- Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên dưới sự Trần Hưng Đạo chỉ huy đánh thắng quân giặc, cả 3 lần xâm lược lũ giặc đền thất bại thảm hại. Nhiều quân giặc bị ta giết chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cánh quân bộ của Thoát Hoan nhanh chóng rút về nước
Câu 2:
Đọc thông tin, kết hợp tiến công để phòng vệ:
- Nêu những âm mưu của nhà Tống khi xâm lược nước ta. Tại sao Lý Thường Kiệt chủ trương “tiến công trước để tự vệ”?
- Trình bày trên lược đồ cuộc tấn công vào châu Ung châu Khâm Khâm và châu Liêm của Lí Thường Kiệt. Em có nhận xét gì về nghệ thuật “tiến công trước để tự về” của Lý Thường Kiệt
*Những âm mưu của nhà Tống khi xâm lược nước ta:
Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn về đối ngoại, vì thế nhà Tống muốn dùng chiến tranh xâm lược để giải quyết những cuộc khủng hoảng trong nước, nhà Tống muốn dùng chiến công (nếu chiếm được Đại Việt) đế trấn áp phe đối lập trong triều, hai nước biên cương phía Bắc là Liêu – Hạ và các cuộc nổi dậy của nhân dân trong nước. Chúng âm mưu:
- Kích động Chăm – pa đánh lên
- Quấy rối biên giới, dụ dỗ tù trưởng dân tộc.
*Lý Thường Kiệt chủ trương “tiến công trước để tự vệ” là do muốn:
- Tiêu diệt lực lượng của nhà Tống, phá hủy, tiêu hao kho tàng lương thực, súng đạn mà nhà Tống chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.
- Tạo thế chủ động cho quân ta, làm trì hoãn cuộc xâm lược của nhà Tống.
*Diễn biến cuộc tấn công vào châu Ung châu Khâm Khâm và châu Liêm của Lí Thường Kiệt.:
- Tháng 10- 1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống
- Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung
- Đường bộ do Than cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi.
- Lí Thường Kiệt chỉ huy quân thuỷ đổ bộ vào Châu Liêm, châu Khâm
- Lý Thường kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.
- Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu tướng giặc phải tự tử.
=> Nhận xét về nghệ thuật “tiến công trước để tự vệ” của Lý Thường Kiệt: là một chủ trương độc đáo, sáng tạo tến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược. Thắng lợi này là một đòn phủ đầu, làm cho quân tống hoang mang, bị động
Câu 3:
Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:
- Cho biết sau khi chủ động tiến công vào đất Tống, Lý Thường Kiệt rút quân về nước và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ra sao.
- Trình bày cuộc kháng chiến chống Tống tại phòng tuyến Như Nguyệt theo lược đồ. Nêu kết quả, ý nghĩa lịch sử.
- Cho biết nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt từ năm 1075 đến năm 1077
- Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt đã:
+ Hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng.
+ Các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới Việt - Tống đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng.
+ Lý Thường Kiệt bố trí một lực lượng thủy binh đóng ở Đông Kênh do tướng Lý Kê Nguyên chỉ huy để chặn thủy binh địch.
+ Bộ binh được bố trí suốt dọc theo chiến tuyến sống Như Nguyệt. Đội quân chủ lực này do chính Lý Thường Kiệt chỉ huy và đồn trú tại khu vực Yên Phụ (Yên Phong - Bắc Ninh), cách bên Như Nguyệt vài ki lô mét.
- Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống trên sông Như Nguyệt:
+ Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Quỳ cho đóng bè 2 lần vượt sông, bị ta phản công đẩy lùi về bờ Bắc.
+ Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm thơ "Nam Quốc Sơn Hà".
+ Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh "Ai còn bàn đánh sẽ bị chém" và chuyển sang củng cố phong ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động.
+ Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to, tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.
=> Kết quả : Quân giặc “Mười phần chết đến năm sáu phần”, Quách Qùy chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.
*Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt:
+ Chặn giặc ở chiến tuyến Như nguyệt
+ Diệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động.
+ Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến
+ Giặc thua nhưng lại giảng hòa với giặc.
Câu 4:
Đọc thông tin kết hợp khai thác trên lược đồ, hãy:
- Trình bày tóm tắt diễn biến ba lần kháng chiến chống quân mông-Nguyên trên lược đồ.
- Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chến chống quân Mông-Nguyên xâm lược
- Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông cổ (1258)
+ Tháng 1-1258, ba vạn quân Mông cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quản giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ), rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy
+ Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống". Giặc vào kinh thành vắng lặng không một bóng người và không một chút lương thực. Chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực, lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy một tháng, lực lượng chúng bị tiêu hao dần.
+ Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố' Hàng Than, Hà Nội ngày nay). Ngày 29 - 1 - 1258, quân Mông cổ thua trận phải rút chạy về nước.
=> Kết quả: Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông cổ kết thúc thắng lợi.
- Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Mông cổ (1285):
+ Tháng 1/1285, Thoát Hoan cầm đầu 50 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta
+ Sau một vài trận đánh địch tại biên giới, quân ta đã tiến về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng, rút về Thiên Trường (Hà Nam) để thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.
+ Cùng thời điểm đó, Toa Đô dẫn quân từ Chăm-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa; quân Thoát Hoan mở cuộc tiến công xuống phía Nam để tiêu diệt quân ta, nhưng thất bại buộc phải rút về Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
+ Tháng 5/1285, lợi dụng thời cơ quân địch đang suy yếu, nhà Trần tổ chức phản công đánh tan quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, Chương Dương, Hàm Tử, Thăng Long.
=>Kết quả: 50 vạn quân giặc bị giết chết, phần còn lại tháo chạy về nước. Toa Đô bị chém đầu, Thoát Hoan chui ống đồng về nước.
- Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Mông cổ (1287-1288):
+ Tháng 12/1287, quân Nguyên tấn công Đại Việt. Cánh quân thứ nhất do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào Lạng Sơn, Bắc Giang và chiếm đóng Vạn Kiếp
+ Cánh quân thứ 2 là thủy quân do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến vào nước ta, ngược lên sông Bạch Đằng để phối hợp cùng Thoát Hoan
+ Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư cho quân mai phục đợi đoàn thuyền lương của địch, khi đoàn thuyền lương của địch đi qua bị quân ta từ nhiều phía đánh ra dữ dội.
*Tại sông Bạch Đằng:
+ Cuối tháng 1/1288, quân Thoát Hoan chiếm đóng Thăng Long nhưng rơi vào thế bị động, lòng quân hoang mang
+ Quân ta bố trí, mai phục ở sông Bạch Đằng
+ Tháng 4/1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi rút về theo đường sông Bạch Đằng. Quân ta nhử địch vào sâu trận khi thủy triều dâng cao; đến khi nước rút thì thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ hai bên bờ
=>Kết quả : Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân ta chiếm. Nhiều quân giặc bị ta giết chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Cánh quân bộ của Thoát Hoan nhanh chóng rút về nước -> Quân Nguyên thất bại thảm hại, đập tan mộng xâm lược Đại Việt, ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên kết thúc.
*Nét nổi bật :
+ Biết rút lui,tránh thế mạnh ban đầu của giặc tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng lực lượng,triệt để thực hiện" vườn không nhà trống",phát huy sức mạnh toàn dân tham gia chống giặc cứu nước.
+ Chờ thời cơ phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “ vườn không, nhà trống”, và dùng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng
Câu 5:
- Trình bày nguyên nhân lợi ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên
- Nêu những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên
*Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên:
- Sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần, được tất cả các tầng lớp nhân dân ủng hộ và tham gia kháng chiến
- Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần, tinh thần quyết chí hy sinh của toàn dân, toàn quân ta.
- Đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo
- Sự lãnh đạo tài tài của các vị tướng nhà Trần, đặc biệt là Trần Quốc Tuấn
*Ý nghĩa lịch sử ba lần kháng chiến chống quân mông nguyên
- Đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của quân Nguyên, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
- Ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Nguyên Mông đối với những nước khác
- Xây đắp truyền thống quân sự, viết nên một trang sử hào hùng cho quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
- Là bài học kinh nghiệm quý giá cho quá trình bảo vệ đất nước sau này của dân tộc ta.
*Những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên
- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ” khích lệ tướng sĩ chiến đấu hết mình vì đất nước quê hương
- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn
Câu 6:
Đọc thông tin, hãy:
- Trình bày diễn biến quá trình quân Minh xâm lược nước ta và cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ
- Giải thích vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng
*Diễn biến quá trình quân Minh xâm lược nước ta và cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ:
- 1/1406, nhà Minh huy động 20 vạn quân và hàng chục vạn dân phu do tướng Trương Phụ cầm đầu chia làm hai cánh tràn vào biên giới nước ta.
- Quân Minh tràn qua biên giới ở Lạng Sơn, nhà Hồ chống cự không được phải rút lui về bờ Nam sông Nhị (sông Hồng) và cố thủ ở thành Đa Bang (Ba Vì – Hà Nội).
- Cuối 1/1407, quân Minh chiếm thành Đa Bang rồi tràn xuống chiếm Đông Đô (Thăng Long), nhà Hồ lui về Tây Đô ( Thanh Hóa).
- Tháng 4/1407, quân Minh chiếm Tây Đô, nhà Hồ chạy về Hà Tĩnh, Hồ Qúy Ly bị bắt vào tháng 6/1407.
=> Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại.
*Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng là vì :
- Do đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ, đã không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệp quý giá mà trước đó nhà Trần đã thành công trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. Trong lúc đó, quân Minh đang mạnh mà quân nhà Hồ chỉ còn biết dựa vào các thành chống giặc.
- Những hạn chế trong các chính sách của Hồ Quý Lý làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh
Câu 7:
Hoàn thành phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Lập bảng niên biểu về cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075-1077) và ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên(thế kỉ XIII) theo nội dung sau:
Cuộc kháng chiến | Âm mưu của địch | Những thắng lợi quyết định | Người lãnh đạo |
---|---|---|---|
Kháng chiến chống quân Tống (1075-1077) | |||
Ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên(thế kỉ XIII) |
Cuộc kháng chiến | Âm mưu của địch | Những thắng lợi quyết định | Người lãnh đạo |
---|---|---|---|
Kháng chiến chống quân Tống (1075-1077) | Xâm lược Đại Việt để giải quyết khó khăn nội bộ. Âm mưu: Kích động Chăm – pa đánh lên Quấy rối biên giới, dụ dỗ tù trưởng dân tộc. |
Thành Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu Trên phòng tuyến sông Như Nguyệt |
Lý Thường Kiệt |
Ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên(thế kỉ XIII) | Biến nước ta thành 1 phần lãnh thổ của chúng, và vơ vét tài nguyên | Cuộc tổng tấn công ở Đông Bộ Đầu Trận ở Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kế, Vân Đồn Trận trên sông Bạch Đằng |
Trần Quốc Tuấn |
Câu 8:
Đường lối kháng chiến của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên có gì khác so với đường lối kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh
Nhà Trần | Nhà Hồ |
---|---|
-Biết dựa vào sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc, vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược. -Thực hiến kế sách "vườn không nhà trống" vừa đánh, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, khi có thời cơ thì tổng phản công giành thắng lợi quyết định. |
Không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệm của cha ông đi trước. |
Câu 9:
Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt trong các cuộc kháng chiến chống quân Xâm lược tổng đã được ông cha ta vận dụng trong các cuộc kháng chiến về sau như thế nào?
*Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt trong các cuộc kháng chiến chống quân Xâm lược tổng đã được ông cha ta vận dụng trong các cuộc kháng chiến về sau:
- Chủ động tiến công trước để tự vệ
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến
- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)
- Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công
- Khi kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa để giữ mỗi hữu nghị với các nước
Câu 10:
Bài học về sự đoàn kết vua tôi trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên có thể được vận dụng trong việc đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới biển, hải đảo hiện nay như thế nào
- Bài học về sự đoàn kết vua tôi trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên được vận dụng trong việc đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới biển, hải đảo hiện nay.
- Cụ thể như tinh thần đoàn kết, nguyện hi sinh tính mạng kháng chiến trường kì của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ cứu nước vô cùng gian nan, vất vả. Đó chính là minh chứng hùng hồn nhất cho tình đoàn kết dân tộc của con người Việt Nam ta
Câu 11:
Từ sau sự thất bại trong cuộc kháng chiến của nhà Hồ em rút ra được những bài học kinh nghiệm gì trong đấu tranh chống ngoại xâm?
- Phải lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh, dựa vào dân mà đánh giặc.
- Phải giải quyết vấn đề lục đục trong nội bộ, đừng để nó là điểm yếu dẫn đến những kết quả không mong muốn.
- Khi đánh giặc mạnh không nên đương đầu trực tiếp với giặc sẽ làm hao mòn lực lượng của ta và không rút lui cố thủ mà bảo toàn lực lượng chờ thời cơ phản công.
Câu 12:
Tìm hiểu thêm về các nhân vật và địa danh lịch sử sau:
1.Lý Thường Kiệt
2. Di tích phòng tuyến Như Nguyệt
3. Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng
1. Lý Thường Kiệt (Kỉ Mùi 1019 - Ất Dậu 1105)
Danh tướng, đại thần nhà Lý. Chính họ tên là Ngô Tuấn, tự Thường Kiệt, sau được ban theo họ vua, nên lấy tự làm tên và mang họ Lý, thành Lý Thường Kiệt. Lúc mất cũng có tên thụy là Quảng Châu, quê ở phủ Thái Hòa, thành Thăng Long (nay thuộc Hà Nội).
Ông tài gồm văn võ, năm 23 tuổi được bổ làm Hoàng môn chi hậu rồi tăng dần đến Thái úy. Trải ba triều Thái tông, Thánh tông, Nhân tông, ông dày công phục vụ đất nước trong việc phá Tống, bình Chiêm, xây dựng đất nước phồn vinh.
Lý Nhân tông xem ông như người em ruột (thiên tử nghĩa đệ), đến cả nhân dân, sĩ phu cũng đều cảm phục tài đức của ông.
Năm Ất Dậu 1105, ông mất, thọ 86 tuổi, được truy tặng Kiểm hiệu Thái úy Việt Quốc Công.
Trong năm 1077, nhân mấy mươi vạn quân Tống do tướng Quách Quì, Triệu Tiết kéo sang xâm lược nước ta, ông đánh chận giặc trên suốt phòng tuyến sông Cầu, và đang đêm cho người tâm phúc đọc vang một bài thơ do ông viết trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát (thuộc địa phận sông Như Nguyệt, khúc sông Cầu, huyện Yên Phong, lộ Bắc Giang, nay là huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Giang). Bài thơ như một bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
“Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”