IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Giải SBT KTPL 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân có đáp án

Giải SBT KTPL 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân có đáp án

Giải SBT KTPL 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân có đáp án

  • 80 lượt thi

  • 23 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Em hãy đặt tên cho mỗi hình ảnh dưới đây và cho biết sự cần thiết của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân.

Media VietJack
Xem đáp án

- Ảnh 1: Bảo hiểm y tế

- Ảnh 2: Tiết kiệm tiền mua vật dụng yêu thích.

- Ảnh 3: Tiết kiệm tiền mua nhà.

- Ảnh 4: Quyên góp từ thiện

- Ảnh 5: Học đại học, mua nhà.

- Ảnh 6: Đầu tư tiền. 

=> Sự cần thiết của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp bạn quản lý chi tiêu tiền hiệu quả, giúp bạn biết được tiền của mình đi về đâu, tiền được tiêu cho vấn đề gì, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân chưa chắc mang lại hiệu quả nhưng chắc chắn sẽ giúp bạn giám sát được dòng tiền của mình đã sử dụng.


Câu 2:

Em hãy liệt kê các loại kế hoạch tài chính cá nhân (theo thời gian thực hiện) và cho ví dụ cụ thể.

Loại kế hoạch tài chính cá nhân

Thời gian thực hiện

Ví dụ minh họa

1.

 

 

2.

 

 

3.

 

 

Xem đáp án

Loại kế hoạch tài chính cá nhân

Thời gian thực hiện

Ví dụ minh họa

1. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn

Dưới 3 tháng

Mua quà sinh nhật cho bản thân.

2. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn

Từ 3 - 6 tháng

Tiết kiệm để đăng ký một khóa học tiếng anh.

3. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn

Từ 6 tháng trở lên

Tiết kiệm để mua xe điện đi học.


Câu 3:

Em hãy cho biết ý nghĩa của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân trong các trường hợp dưới đây.

Trường hợp

Ý nghĩa

1. Chị H lập kế hoạch tiết kiệm tiền chi tiêu hằng tháng để mua bảo hiểm cho gia đình.

 

2. Gia đình bạn M thường xuyên lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng để cân đối thu chi trong gia đình.

 

3. Bạn K lập kế hoạch tiết kiệm tiền để mua một số dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho học tập của bản thân.

 

4. Bạn N lập kế hoạch tiết kiệm tiền chi tiêu và đi làm thêm để mua một chiếc máy tính xách tay.

 

Xem đáp án

Trường hợp

Ý nghĩa

1. Chị H lập kế hoạch tiết kiệm tiền chi tiêu hằng tháng để mua bảo hiểm cho gia đình.

Hành động của chị H giúp cho chị H quản lí được chi tiêu của mình.

2. Gia đình bạn M thường xuyên lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng để cân đối thu chi trong gia đình.

Gia đình bạn M làm như vậy để theo dõi được chi tiêu hằng tháng, tránh sự mất cân đối khi chi tiêu.

3. Bạn K lập kế hoạch tiết kiệm tiền để mua một số dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho học tập của bản thân.

Hành động của bạn K giúp cho bạn K mua được đồ dùng học tập, tạo điều kiện học tập tốt hơn.

4. Bạn N lập kế hoạch tiết kiệm tiền chi tiêu và đi làm thêm để mua một chiếc máy tính xách tay.

Bạn N lên kế hoạch tiết kiệm tiền để chi tiêu hợp lí, để mua máy tích xách tay


Câu 4:

Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về các loại kế hoạch tài chính cá nhân?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D


Câu 6:

Em hãy sắp xếp lại thứ tự các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân và yêu cầu cụ thể trong từng bước cho phù hợp.

Thứ tự các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân

Yêu cầu trong từng bước lập kế hoạch tài chính cá nhân

1. Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân cụ thể.

a. Căn cứ vào tình hình tài chính cá nhân hiện tại để có kế hoạch hợp lí nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

2. Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân

b. Các quy tắc cơ bản cần thực hiện như: tránh chi tiêu không kế hoạch, cân nhắc sự cần thiết của hàng hóa trước khi mua, lựa chọn tiêu dùng thông minh,...

3. Xác định tình hình tài chính hiện tại, thu và chi thường xuyên của cá nhân

c. Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn.

4. Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân.

d. Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân đặt ra phải cụ thể, phù hợp với khả năng, có dự kiến thời gian để hoàn thành.

Xem đáp án

- Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính cá nhân: Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân đặt ra phải cụ thể, phù hợp với khả năng, có dự kiến thời gian để hoàn thành.

- Xác định tình hình tài chính hiện tại, thu và chi thường xuyên của cá nhân: Căn cứ vào tình hình tài chính cá nhân hiện tại để có kế hoạch hợp lí nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

- Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân cụ thể: Các quy tắc cơ bản cần thực hiện như: tránh chi tiêu không kế hoạch, cân nhắc sự cần thiết của hàng hóa trước khi mua, lựa chọn tiêu dùng thông minh,...

- Tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân: Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi tình hình tài chính cá nhân thay đổi thì cần cập nhật thường xuyên, điều chỉnh để bản kế hoạch thực tế hơn.


Câu 7:

Để theo dõi và kiểm soát thu chi, mỗi cá nhân không nên thực hiện việc làm nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B


Câu 9:

b) Em hãy nhận xét cách xác định mục tiêu và cách thức thực hiện kế hoạch tài chính mà Huyền đặt ra.

Xem đáp án

b) Cách xác định mục tiêu và cách thức thực hiện kế hoạch tài chính mà Huyền đặt ra vô cùng hợp lí, chi tiết. Huyền đã dựa vào tình hình thực tế để lên kế hoạch tiết kiệm phù hợp với bản thân.


Câu 11:

b) Em hãy phân tích mối quan hệ giữa các loại kế hoạch tài chính cá nhân. Theo em, để đạt được những mục tiêu tài chính cá nhân đã đề ra, mỗi người cần tuân thủ kế hoạch tài chính cá nhân như thế nào?

Xem đáp án

b) Các loại kế hoạch tài chính cá nhân có mối quan hệ gắn kết, không rời xa nhau. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn sẽ là tiền đề để lập kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn và dài hạn. Để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân đã đề ra, mỗi người cần tuân thủ thực hiện đúng chi tiêu với bảng kế hoạch đề ra.


Câu 12:

Đọc các trường hợp dưới đây

Trường hợp 1. Bố bạn A là nhân viên của một khách sạn. Mấy năm trước, thu nhập của bố bạn A rất ổn định. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện dịch bệnh COVID-19 thu nhập của gia đình A giảm đáng kể. Sau vài tháng kinh doanh thua lỗ, khách sạn nơi bố của A làm việc đã sa thải gần hết nhân viên trong đó có bố của A. Đang là nguồn thu nhập chủ yếu trong gia đình, giờ đây bố của A phải tự xoay sở để nuôi gia đình và lo cho hai chị em A học hành. Tuy nhiên, do bố của A luôn biết tính toán, cân nhắc chi tiêu và có một phần quỹ tài chính dự phòng các biến cố nên cuộc sống hiện tại của gia đình A vẫn ổn định.

Trường hợp 2. Vợ chồng chị H kết hôn được 5 năm và có hai con nhỏ. Anh chị sống cùng bố mẹ chồng ở ngoại thành nhưng công việc ở trong nội thành nên anh chị dự định dùng số tiền tiết kiệm được mấy năm, để mua một căn chung cư gần nơi làm việc. Vợ chồng anh chị tính toán để mua được căn chung cư này sẽ phải dùng hết tiền tiết kiệm, xin ông bà nội hỗ trợ một phần, số còn lại sẽ vay ngân hàng và trả nợ dần. Vừa mới chuyển về nhà mới được một năm thì vợ chồng chị H quyết định rao bán căn nhà do bố chồng chị bị ung thư, không thể trả nợ vay ngân hàng và lo chi phí học hành cho hai con.

a) Các nhân vật trong thông tin trên đang gặp phải những vấn đề tài chính nào? 

Xem đáp án

a) Bố bạn A là nguồn thu nhập chủ yếu trong gia đình nhưng bị sa thải. Vợ chồng chị H gặp phải vấn đề tài chính là phải bán nhà, không thể trả nợ ngân hàng và lo chi phí học hành cho hai con.


Câu 13:

b) Vì sao bố của A vẫn có thể ổn định được cuộc sống gia đình mặc dù bị mất việc còn vợ chồng chị H không thể thực hiện được mục tiêu tài chính của mình?

Xem đáp án

b) Bố bạn A vẫn có thể ổn định được cuộc sống vì bố của A luôn biết tính toán, cân nhắc chi tiêu và có một phần quỹ tài chính dự phòng các biến cố. Còn vợ chồng chị H chưa biết cách chi tiêu, chưa có kế hoạch cụ thể khi biến cố xảy ra.


Câu 14:

c) Theo em, việc lập kế hoạch tài chính cá nhân có tầm quan trọng như thế nào.

Xem đáp án

c) Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân có tầm quan trọng: 

- Thứ nhất, đảm bảo tài chính cho bản thân và gia đình bạn.

- Thứ hai, giúp bạn chủ động tài chính trong mọi tình huống.

- Thứ ba, giúp bản thân không bị stress vì tài chính.

- Thứ tư, sớm đạt được những mục tiêu trong cuộc sống.


Câu 15:

Đọc thông tin

Một suy nghĩ phổ biến của không ít thanh niên Việt Nam là công dân sống ở các nước giàu, thu nhập cao sẽ dùng tiền rất thoải mái. Nếu có cơ hội đi nhiều nước hoặc được trò chuyện với những người làm ngành dịch vụ ở các khu vực chuyên phục vụ khách nước ngoài, bạn sẽ biết sự thật hoàn toàn khác. Điều khá thú vị ở các cường quốc hàng đầu là mọi thứ có khuynh hướng theo chiều ngược lại, hiện tượng tiêu xài hoang phí không phải là phổ biến.

Dù là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, nhưng những năm gần đây, Nhật Bản có tốc độ phát triển kinh tế không quá cao, thu nhập của lao động tăng không đáng kể. Nhận thức rõ điều đó, thanh thiếu niên các nước này có xu hướng tiết giảm chỉ tiêu thậm chí chỉ lùng sục mua những món hàng giảm giá. Sarumaru (26 tuổi) cho rằng việc mặc trên người những bộ đồ trị giá cả ngàn đô không thú vị bằng việc phối các kiểu quần áo rẻ tiền nhưng lại “hợp nhãn” với người đối diện. Sarumaru tin rằng việc hạn chế tối đa chi tiêu chắc chắn không ảnh hưởng đến sự tròn đầy, hạnh phúc trong cuộc sống.

Không chỉ thanh niên Nhật mà những cá nhân thuộc “thế hệ Millenials” (còn được gọi là “thế hệ Y", được sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến đầu năm 2000) tại Mỹ và nhiều quốc gia đã và đang phát triển dần có khuynh hướng sống tiết kiệm hẳn, sử dụng lại đồ cũ hơn là mua đồ mới. Việc mua xe hơi cũ, giường cũ, máy nghe nhạc và thậm chí váy cũ khá phổ biến. Giới trẻ Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung đã chọn lối sống tự chịu trách nhiệm về bản thân từ năm 18 tuổi. Việc dọn ra ngoài sống riêng có “điểm cộng” giúp họ tự do hơn, nhưng đánh đổi lại họ cũng phải làm việc cật lực, sớm dẻ sẻn từng đồng đề có tiền trả thuê nhà, mức học phí đại học ngày càng phình to (nhất là ở các trường tư)... Dĩ nhiên trước đó họ từng trải qua giai đoạn sống phung phí, chỉ có điều khi nhận thức được nâng cao thì hành vi, quyết định đã thay đổi theo hướng tích cực. Chẳng hạn như câu chuyện nước Mỹ là nơi sinh ra chuỗi đồ ăn nhanh và thức uống có ga, những thử từng "len lỏi" vào cuộc sống của người dân nơi đây, tựa như “hơi thở". Thế nhưng, khi nhiều người nhận thức tỉ lệ béo phì một phần vì thế mà gia tăng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, chuyện học hành mà còn các khía cạnh về tâm sinh lí,... họ đã chuyển biến về hành động. Một số bạn chọn tự nấu ăn và trồng các loại hoa, giúp khu vườn thêm đẹp và làm nước uống bổ dưỡng.

a) Em hãy nhận xét xu hướng chi tiêu của giới trẻ các nước trên thế giới được thể hiện trong thông tin trên.

Xem đáp án

a) Xu hướng chi tiêu của giới trẻ các nước trên thế giới:

- Ở Nhật Bản: thanh thiếu niên có xu hướng tiết giảm chỉ tiêu thậm chí chỉ lùng sục mua những món hàng giảm giá.

- Ở Mỹ và nhiều quốc gia khác: sử dụng lại đồ cũ, tự nấu ăn và trồng các loại hoa, giúp khu vườn thêm đẹp và làm nước uống bổ dưỡng.


Câu 16:

b) Em học được điều gì từ thói quen chi tiêu, cách tiết kiệm và tự chủ tài chính của giới trẻ các nước trên thế giới.

Xem đáp án

b) Bài học:

- Chỉ mua những đồ dùng cần thiết cho bản thân.

- Hạn chế đồ ăn nhanh, thức uống có ga.

- Sống tự lập để tự chủ về cuộc sống, có ý thức trong việc tiết kiệm, không chi tiêu phung phí.


Câu 18:

b) Em hãy giúp Hằng giải đáp những băn khoăn và gợi ý cách để có thể tăng thu nhập phù hợp với độ tuổi học sinh.

Xem đáp án

b) Để tăng thu nhập phù hợp với độ tuổi học sinh, các bạn học sinh có thể tiết kiệm tiền tiêu vặt hằng tháng của bố mẹ cho, tiết kiệm tiền thưởng,...


Câu 20:

b) Nếu là A, em sẽ giải thích với các bạn trong lớp như thế nào?
Xem đáp án
b) Nếu là A, em sẽ nói với các bạn trong lớp rằng việc lập kế hoạch tài chính sẽ giúp A kiểm soát được chi tiêu của bản thân, tránh việc chi tiêu phung phí.

Câu 21:

Em hãy cùng bạn liệt kê các biện pháp để có thể thực hiện lối sống “tiết kiệm nhưng vẫn có cuộc sống thoải mái, tiện lợi”.

Xem đáp án

- Mua sắm hạn chế, chỉ mua sắm những vật dụng cần thiết.

- Lập danh sách các hạng mục cần chi tiêu trong tháng rồi sắp xếp thứ tự cần và không cần. 

- Tiết kiệm điện nước, đồ ăn...


Câu 22:

Em hãy ước lượng số tiền em có thể tiết kiệm được hằng tháng và lập kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ số tiền tiết kiệm đó.

Xem đáp án

- Số tiền em có thể tiết kiệm được hằng tháng là: 800 000 nghìn.

- Kế hoạch tài chính ngắn hạn: Mua đồ dùng học tập cần thiết.

- Kế hoạch tài chính trung hạn: Tham gia một lớp học về kỹ năng sống.

- Kế hoạch tài chính dài hạn: Mua một chiếc laptop phục vụ cho việc học tập.


Câu 23:

Em hãy thiết lập 5 quy tắc để kiểm soát hợp lí thu chi của bản thân và thực hiện theo các quy tắc đó.

Xem đáp án

- Lập bảng kế hoạch tài chính chi tiết ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Quản lí các dòng tiền bằng cách chia nhỏ các khoản tiền thành các hạng mục khác nhau.

- Kiểm soát việc sử dụng tài chính của bản thân.

- Gửi tiết kiệm khi có thêm thu nhập.

- Theo dõi chi tiêu hằng tháng.


Bắt đầu thi ngay