Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật Giải SBT KTPL 10 Bài 11. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật có đáp án

Giải SBT KTPL 10 Bài 11. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật có đáp án

Giải SBT KTPL 10 Bài 11. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật có đáp án

  • 63 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Em hãy cho biết nội dung nào sau đây là quy định pháp luật. Vì sao?

a. Người lao động có các quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử,... (điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019).

b. Đoàn viên có nhiệm vụ: luôn luôn phấn đấu vì lí tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Khoản 1 Điều 2 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thông qua ngày 13 - 12 - 2017).

c. Khi giao dịch với khách hàng phải ân cần, niềm nở và lịch thiệp; thể hiện được tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong công việc để khách hàng yên tâm, hài lòng khi đến giao dịch tại công ty (Điều 3 Nội quy Công ty Y).

d. Điều kiện tham dự Đại hội Cổ đông: cá nhân, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức, cá nhân có tên trong danh sách cổ đông tại ngày chốt quyền tham dự Đại hội có quyền trực tiếp tham dự Đại hội hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho người khác dự họp theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật (Điều 3 Quy chế tổ chức Đại hội Cổ đông thường niên Công ty Cổ phần X).

Xem đáp án

- Nội dung a. Là quy định pháp luật vì Bộ luật Lao động do Nhà nước ban hành, điều chỉnh quan hệ lao động. Bất kì ai tham gia vào quan hệ lao động đều phải thực hiện. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Nội dung b. Không phải là quy định pháp luật vì quy định này chỉ áp dụng đối với đoàn viên trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Nội dung c. Không phải là quy định pháp luật vì đây là nội quy của Công ty Y và chỉ áp dụng với các thành viên trong Công ty Y.

- Nội dung d. Không phải là quy định pháp luật vì đây chỉ là quy định trích từ Quy chế tố chức Đại hội cổ đông thường niên của Công ty cổ phần X và chỉ áp dụng đối Với các cổ đông trong thời gian đại hội cổ đông.


Câu 3:

Em hãy nêu ví dụ về các đặc điểm của pháp luật.

Đặc điểm

Ví dụ

Tính quy phạm phổ biến

…………………………………………………………..

…………………………………………………………..

Tính quyền lực,

bắt luộc chung

…………………………………………………………...

…………………………………………………………...

Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

……………………………………………………………

……………………………………………………………

Xem đáp án

Đặc điểm

Ví dụ

Tính quy phạm phổ biến

- Luật giao thông đường bộ được áp dụng đối với tất cả công dân đang sinh sống trên lãnh thổ nước Việt Nam, đối với tất cả mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, tôn giáo, dân tộc,…. và được áp dụng nhiều lần.

Tính quyền lực, bắt luộc chung

- Luật an toàn giao thông đường bộ được Nhà nước ban hành và đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực nhà nước (đại diện là Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, …..). Những người vi phạm Luật giao thông đường bộ đều phải chịu phạt theo điều luật đã quy định.

Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

- Luật an toàn giao thông có văn bản chứa quy phạm pháp luật. Trong đó sẽ ghi rõ những trường hợp cũng như hình phạt cho những lỗi vi phạm, như: điều 60 quy định về độ tuổi của người điều khiển xe máy:

+ Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3

+ Người đủ 18 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên.


Câu 4:

Em hãy xác định vai trò của pháp luật trong các trường hợp dưới đây:

a. Uỷ ban nhân dân phường K ban hành quyết định cưỡng chế buộc gia đình ông T phải tháo dỡ công trình xây dựng sai so với thiết kế đã được phê duyệt trong giấy phép xây dựng.

b. Gia đình chị H và gia đình anh Y có tranh chấp về đất đai. Chị shàng xóm hiểu biết về pháp luật nên đã giải thích cặn kẽ về vấn đề này cho gia đình anh Y hiểu. Do vậy, tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị H với gia đình anh Y đã được giải quyết ổn thoả.

c. Trên cơ sở quy định chung của pháp luật về quyền tự do kinh doanh, chị D đã đăng kí mở nhà hàng phục vụ ăn uống và được chấp thuận.

d. Chị H và anh P yêu nhau và muốn kết hôn, nhưng mẹ của chị H lại phản đối (do nhà anh P nghèo) và đã làm nhiều cách để cản trở việc kết hôn của chị. Thuyết phục mẹ không được, chị H đã viện dẫn điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” thì mẹ chị đã đồng ý để hai anh chị kết hôn với nhau.

e. Công ty sản xuất nước giải khát P đang kinh doanh có hiệu quả thì bị báo D đăng tin không đúng sự thật rằng nước giải khát của Công ty P có chứa đường hoá học, gây hại cho người tiêu dùng. Trên cơ sở quy định của pháp luật, Công ty P đã đề nghị báo D đính chính thông tin sai lệch này.

Xem đáp án

- Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội: trường hợp a;

- Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân: trường hợp b; trường hợp d; trường hợp e;

- Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình: trường hợp c.


Câu 5:

Bày tỏ ý kiến:

- Trường hợp a. Nhóm của T đang thảo luận về vai trò của pháp luật. T cho rằng pháp luật làm cho con người mất tự do, bị hạn chế nhiều điều. Do vậy, Nhà nước không nên quản lí bằng pháp luật, chỉ cần quản lí bằng đạo đức là đủ.

Em đồng tình với ý kiến của T không? Vì sao?

- Trường hợp b. M cho rằng pháp luật chỉ là phương tiện để bảo vệ Nhà nước và giai cấp thống trị trong xã hội và pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Pháp luật không phải là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình vì pháp luật không phải do công dân xây dựng và ban hành.

Em đồng tình với ý kiến của M không? Vì sao?

- Trường hợp c. K và N tranh luận về việc lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức. K cho rằng đó là hành vi vi phạm pháp luật, N lại cho rằng đó vừa là hành vi vi phạm đạo đức, vừa vi phạm pháp luật.

Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

Xem đáp án

- Trường hợp a. Em không đồng ý với ý kiến của T. Vì, pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội:

+ Pháp luật điều chỉnh, định hướng các quan hệ xã hội theo khuôn mu chung thống nht, tạo nên trật t xã hội n định, đm bo sự phát triển bển vững ca xã hội.

+ Pháp luật là phương tiện đ Nhà nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động của cá nhân, tổ chức, trong phạm vi lãnh thổ ca mình.

+ Pháp luật tạo cơ s pháp lí đNhà nước phát huy quyền lực, sức mạnh trong qun lí nhà nước nhm đm bo dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.

- Trường hợp b. Em không đồng ý với ý kiến của M, vì: pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình

+ Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyn của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

+ Tạo cơ s pháp lí đcông dân thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyn, lợi ích hợp pháp ca bn thân.

+ Tạo cơ sở pháp lí đ giải quyết các tranh chấp, khiếu nại va x lí các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp ca công dân

- Trường hợp c. Em đồng ý với ý kiến của N (lấy trộm tiền của người khác vừa là hành vi vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức), vì:

+ Lấy trộm tiền là hành vi trái với các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành.

+ Hành vi lấy trộm tiền là một thói hư, tật xấu vi phạm quy tắc ứng xử chung của cộng đồng, đây cũng là hành vi đáng bị lên án và bài trừ.


Câu 6:

Em hãy xử lí tình các huống sau:

- Tình huống a. Anh H và chị Y yêu nhau đã hơn một năm. Đến nay, cả hai đã có công việc ổn định và muốn kết hôn với nhau. Tuy nhiên, khi về ra mắt họ hàng nhà anh H. thì các cô, chú trong họ đến phản đối với lí do hai anh chị có quan hệ họ hàng trong phạm vi bốn đời.

1/ Theo em, lí do phản đối của các cô, chú trong họ nhà anh H có đúng không? Vì sao?

2/ Anh H và chị Y nên làm gì để thuyết phục được các cô, chú trong họ?

3/ Em hãy nêu vai trò của pháp luật trong trường hợp này.

- Tình huống b. Vợ chồng cô G, chú K đã sống với nhau được 12 năm. Tuy nhiên, chú K là người nóng tính, hay chửi bới, đánh vợ nhưng cô G vẫn nhẫn nhịn, chịu đựng. Do không đồng ý việc cô G mua cho con gái chiếc máy tính để học tập, chú K đã đẩy cô G bị ngã chảy máu đầu. Biết chuyện, bác hàng xóm đã khuyên cô G báo công an xã để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

1/ Nếu là cô G, em có làm theo lời khuyên của bác H không? Vì sao?

2/ Em hãy nêu vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội đối với mỗi công dân.

Xem đáp án

* Tình huống a)

- Yêu cầu số 1: Lí do phản đổi của các cô, chú trong họ nhà anh H là không đúng. Vì: căn cứ theo điểm d), khoản 2, Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia Đình (năm 2014): nhà nước chỉ nghiêm cấm việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời. Trường hợp của anh H và chị Y là có quan hệ họ hàng trong phạm vi 4 đời, do đó, anh H và chị Y vẫn có thể kết hôn.

- Yêu cầu số 2: Để thuyết phục các cô, chú trong họ, anh H và chị Y nên: gsiải thích cho cô, chú hiểu về quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Theo đó, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi cản trở người khác kết hôn (điểm b, khoản 2, điều 5) và cho phép kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng từ 4 đời trở lên (điểm d), khoản 2, điều 5).

- Yêu cầu số 3: Trong trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò: là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

* Tình huống b)

- Nếu là cô G, em sẽ làm theo lời khuyên của bác H để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Vì: chú K đã có hành vi bạo lực gia đình trong nhiều năm, gây ra những tổn thương về tinh thần và thể chất cho cô G.

- Trong đời sống xã hội, đối với mỗi công dân, pháp luật là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.


Bắt đầu thi ngay