Giải SBT KTPL 10 Bài 24. Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước có đáp án
Giải SBT KTPL 10 Bài 24. Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước có đáp án
-
167 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cơ quan quyền lực nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
□ a. Chính phủ, Uỷ ban nhân dân.
□ b. Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
□ c. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
□ d. Chủ tịch nước.
Đáp án đúng là: B
Câu 2:
Cơ quan hành chính nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
□ a. Chính phủ, Uỷ ban nhân dân.
□ b. Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
□ c. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
□ d. Chủ tịch nước.
Đáp án đúng là: A
Câu 3:
............ là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
□ a. Chủ tịch nước
□ b. Thủ tướng Chính phủ
□ c. Chủ tịch Quốc hội
□ d. Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia
Đáp án đúng là: A
Câu 4:
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do ai bầu ra?
□ a. Quốc hội
□ b. Nhân dân
□ c. Chính phủ
□ d. Hội đồng nhân dân
Đáp án đúng là: A
Câu 5:
Đâu không phải là nhiệm vụ của Chính phủ?
□ a. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
□ b. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.
□ c. Trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội.
□ d. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước.
Đáp án đúng là: C
Câu 6:
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ:
□ a. Tổ chức xét xử các vụ án hành chính.
□ b. Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
□ c. Tổ chức hoạt động tố tụng.
□ d. Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.
Đáp án đúng là: D
Câu 7:
Phát biểu nào dưới đây không đúng về Uỷ ban nhân dân?
□ a. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu.
□ b. Uỷ ban nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
□ c. Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân.
□ d. Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân.
Đáp án đúng là: B
Câu 8:
Cơ quan có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội là:
□ a. Quốc hội
□ b. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
□ c. Hội đồng Bầu cử quốc gia
□ d. Chính phủ
Đáp án đúng là: C
Câu 9:
Cơ quan thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công là:
□ a. Quốc hội.
□ b. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
□ c. Kiểm toán nhà nước.
□ d. Uỷ ban nhân dân.
Đáp án đúng là: C
Câu 10:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Hội đồng Bầu cử quốc gia là cơ quan do .............. thành lập, có nhiệm vụ tổ chức .............Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác .......... Hội đồng nhân dân các cấp. Hội đồng Bầu cử quốc gia gồm ..............., các…..... .. và các Uỷ viên.
Hội đồng Bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Hội đồng Bầu cử quốc gia gồm chủ tịch các phó chủ tịch và các Ủy viên.
Câu 11:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động .........., và chỉ tuân ..............., thực hiện ............... việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. ............... là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do ............... bầu. Nhiệm kì của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định. Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước ... ...........; trong thời gian ............... không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước ......
Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lí, sử dụng tài chính, tài sản công. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, do Quốc hội bầu. Nhiệm kì của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định. Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Câu 12:
Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành Hiến pháp.
b. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chính phủ.
c. Chính phủ thực hiện chức năng tư pháp.
d. Hội đồng nhân dân do cử tri cả nước bầu ra.
e. Uỷ ban nhân dân có chức năng giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
g. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
h. Hội đồng Bầu cử quốc gia có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội.
1. Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
- Câu đúng là: a, g, h, i
- Câu sai là: b, c, d, e. Vì:
+ Câu b. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
+ Câu c. Chính phủ không thực hiện chức năng tư pháp.
+ Câu d. Hội đồng nhân dân do nhân dân địa phương bầu ra.
+ Câu e. Uỷ ban nhân dân không có chức năng giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Câu 13:
Hãy sắp xếp các ý a, b, c, d, e, g dưới đây vào ô chức năng của Quốc hội cho phù hợp.
Lập hiến, lập pháp |
Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước |
Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a. Giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
b. Ban hành Luật Du lịch
c. Quyết định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân; hàm cấp ngoại giao.
d. Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình.
e. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước.
g. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.
Lập hiến, lập pháp |
Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước |
Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước |
b. Ban hành Luật Du lịch
|
c. Quyết định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân; hàm cấp ngoại giao. |
a. Giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội. |
g. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp. |
d. Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình. |
|
|
e. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước. |
|
Câu 14:
Hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
Khi diễn ra bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và đại biểu Quốc hội để lựa chọn các vị trí cao nhất trong bộ máy nhà nước thì chị T cho rằng không cần thiết phải đi bầu vì nhân sự đã được lựa chọn rồi, bầu cử chỉ là hình thức.
Căn cứ vào kiến thức đã học, em hãy phản bác lại ý kiến của chị T.
- Ý kiến của chị T về việc nhân sự đã được lựa chọn là hoàn toàn sai.
- Theo Hiến pháp 2013, mỗi một người dân có quyền và nghĩa vụ đi bầu cử; thể hiện sự công bằng, dân chủ. Việc nhân sự đã được lựa chọn là hoàn toàn sai.
Câu 15:
Hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi. Những ngày gần đây, I phát hiện bạn H cùng lớp thường xuyên xem và chia sẻ những thông tin không chính xác về hoạt động của bộ máy nhà nước trên trang mạng xã hội.
- Nếu là T, em sẽ làm gì?
- Nếu là T em sẽ yêu cầu bạn H dừng ngay việc xem và chia sẻ những thông tin không chính xác về hoạt động của bộ máy nhà nước trên trang mạng xã hội. Em sẽ giải thích cho bạn H hiểu rằng đó là những thông tin sai lệch, chúng ta cần phải đấu tranh, lên án những hành vi đó. Ngoài ra, đối với những thông tin đó Nhà nước cần phải có hành động xử lí nghiêm trị.
Câu 16:
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) bàn về tầm quan trọng của một trong các cơ quan nhà nước mà em đã học.
Gợi ý: Căn cứ vào vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước.
(*) Tham khảo:
Ủy ban nhân dân xã có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lí hành chính nhà nước ở địa phương trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh... Ủy ban nhân dân xã là cấp cuối cùng trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước nói riêng và trong hệ thống quản lý nhà nước nói chung. Là nơi gần dân, sát dân nhất và là cầu nối giữa Nhân dân ở cơ sở với chính quyền cấp trên. Ủy ban nhân dân xã có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở. Hoạt động quản lý hành chính - tư pháp góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố.
Câu 17:
Hãy nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để góp phần bảo vệ, xây dựng bộ máy nhà nước Việt Nam.
- Học sinh nên làm:
+ Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự.
+ Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú.Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
+ Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.
+ Tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm, tổ dân cư để có môi trường sống trong lành.
- Học sinh không nên làm:
+ Chia sẻ những thông tin sai lệch về Đảng, Nhà nước Việt Nam.
+ Trốn tránh tham gia nghĩa vụ quân sự.
+ Không tham gia bầu cử, ứng cử khi đến tuổi.
+ Không đóng góp xây dựng ý kiến với địa phương để khắc phục, sửa chữa, phát triển.