IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Lịch sử Giải SBT Lịch sử 6 CTST Bài 20: Vương quốc cổ Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án

Giải SBT Lịch sử 6 CTST Bài 20: Vương quốc cổ Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án

Giải SBT Lịch sử 6 CTST Bài 20: Vương quốc cổ Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án

  • 111 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Công trình kiến trúc nào của Chăm-pa được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới?
Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.


Câu 2:

Chữ viết của người Chăm-pa bắt nguồn từ
Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ, Champa đã có chữ viết riêng vào thế kỉ IV (SGK – trang 102).


Câu 3:

Tôn giáo nào có trong đời sống tinh thần của cả người Chăm-pa và người Việt cổ?
Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Phật giáo là tôn giáo có trong đời sống tinh thần của cả người Champa và Việt cổ.


Câu 4:

Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn nằm ở tỉnh nào của Việt Nam ngày nay?
Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Khu di tích Thánh Địa Mỹ Sơn tọa lạc tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.


Câu 5:

Em hãy điền các chi tiết phù hợp với bảng thống kê các thông tin sau về vương quốc Chămpa.

Thời gian

Sự kiện lịch sử

tiêu biểu

Kinh đô

 

Những vùng địa lí

có kinh đô

Cuối thế kỉ II

Chăm -pa được thành lập

Sin-ha-pu-ra

Duy Xuyên, Quảng Nam

Đầu thế kỉ VIII

 

 

 

Cuối thế kỉ IX

 

 

 

Cuối thế kỉ X

 

 

 

Xem đáp án

Thời gian

Sự kiện lịch sử

tiêu biểu

Kinh đô

Những vùng địa lí

có kinh đô

Cuối thế kỉ II

Chăm -pa được thành lập

Sin-ha-pu-ra

Duy Xuyên, Quảng Nam

Đầu thế kỉ VIII

Dời Kinh đô về phía Nam

Virapura

Phan Rang, Ninh Thuận

Cuối thế kỉ IX

Chuyển kinh đô về lại phía Bắc

Indranpura

Thăng Bình, Quảng Nam

Cuối thế kỉ X

Vương triều III kết thúc

Indranpura

Thăng Bình, Quảng Nam


Câu 6:

Em hãy điền những từ hay cụm từ vào chỗ trống về hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa.

a. sắt                        b. trâu bò                          c lâm sản

d. biển                     e. thuyền buôn                  f. sản xuất nông nghiệp

g. lúa                        h. khoáng sản                   i. đánh cá                    

j. trầm hương

Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là ................. Họ trồng.......................... trên nhiều loại ruộng khác nhau ruộng trũng, ruộng cao, ruộng chua mặn,... Họ đã biết sử dụng công cụ lao động bằng ................... và sức kéo của...................... Chăm-pa nổi tiếng về các loại....................... như vàng, bạc, hổ phách,... và nhiều ........................... quý như ngà voi, sừng tê giác, nổi tiếng nhất là.......................................... Vì vậy, dân cư còn sinh sống bằng nghề khai thác lâm sản. ........................ giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của Chăm-pa. Một bộ phận lớn dân cư sống bằng nghề …………… và trao đổi sản vật với................đến từ nước ngoài.

 
Xem đáp án

Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là sản xuất nông nghiệp.  Họ trồng lúa trên nhiều loại ruộng khác nhau ruộng trũng, ruộng cao, ruộng chua mặn,... Họ đã biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của trâu bò. Chăm-pa nổi tiếng về các loại khoáng sản như vàng, bạc, hổ phách,... và nhiều lâm sản quý như ngà voi, sừng tê giác, nổi tiếng nhất là trầm hương. Vì vậy, dân cư còn sinh sống bằng nghề khai thác lâm sản. Biển giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của Chăm-pa. Một bộ phận lớn dân cư sống bằng nghề đánh cá và trao đổi sản vật với thuyền buôn đến từ nước ngoài.


Bắt đầu thi ngay