Giải SBT Lịch sử 6 CTST Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp có đáp án
Giải SBT Lịch sử 6 CTST Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp có đáp án
-
111 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án: A
Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người đã tình cờ phát hiện ra đồng đỏ khi khai thác đá (SGK - trang 27).
Câu 2:
Đáp án: B
Công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại ra đời sớm nhất ở Tây Á và Bắc Phi (SGK - trang 27).
Câu 3:
Đáp án: A
Cách đây hơn 4000 năm, xã hội nguyên thủy ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng, gắn với các nền văn hóa như: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun (SGK - trang 29).
Câu 4:
Đáp án: A
Các nền văn hoá gắn với thời kì chuyển biến của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam là Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun (SGK - trang 29).
Câu 5:
Đáp án: C
Việc sử dụng công cụ kim loại giúp người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú (SGK - trang 30).
Câu 6:
Người nguyên thuỷ đã có nhiều phát minh ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của loài người. Dựa vào những hình vẽ bên dưới, em hãy nêu tên và đưa ra những từ khoá về ý nghĩa của những phát minh đó.
STT |
Tên phát minh |
Ý nghĩa |
1 |
Tạo ra lửa |
Sử dụng lửa để sưởi ấm, nướng chín thức ăn và xua đuổi thú dữ. |
2 |
Chế tạo công cụ lao động |
Phương tiện giúp con người kiếm sống; thông qua quá trình cải tiến công cụ lao động, con người từng bước hoàn thiện bản thân, phát triển óc tư duy, sáng tạo. |
3 |
Rìu đá mài lưỡi |
Công cụ lao động sắc bén hơn, có hình thù rõ ràng hơn. |
4 |
Trồng trọt |
Cuộc sống của con người bớt lệ thuốc vào tự nhiên |
5 |
Chăn nuôi |
Cuộc sống của con người bớt lệ thuốc vào tự nhiên |
6 |
Đồ gốm |
Chế tạo ra nhiều đồ dùng, vật dụng… phục vụ sinh hoạt. |
7 |
Cày gỗ có lưỡi bằng kim loại |
Giúp: khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt và tăng năng suất lao động. |
8 |
Luyện kim |
Thúc đẩy sự phát triển của các nghề: khai mỏ; chế tạo công cụ lao động, vũ khí… |
9 |
Làm nhà |
Cuộc sống định cư |
Câu 7:
Em hãy điền những từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để bước đầu giải thích tại sao xã hội nguyên thuỷ ở phương Đông phân hoá không triệt để.
Nhờ có công cụ lao động bằng.................., vào cuối thời nguyên thuỷ, con người có thể làm ra một lượng....................... Những sản phẩm dư thừa này đã thuộc về một số người.
Quá trình phân hoá xã hội và tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở các nơi trên thế giới không giống nhau. Vào cuối thời nguyên thuỷ, cư dân phương Đông .................. chủ yếu bên các dòng sông, đất phù sa màu mỡ, thuận tiện để sử dụng.................. Trong điều kiện đó, họ thường sống.................. ………….., cùng...................và chống giặc ngoại xâm. Do vậy, sự liên kết giữa các cộng đồng và nhiều ..................vẫn tiếp tục được bảo lưu.
Nhờ có công cụ lao động bằng kim loại, vào cuối thời nguyên thuỷ, con người có thể làm ra một lượng sản phẩm dư thừa. Những sản phẩm dư thừa này đã thuộc về một số người.
Quá trình phân hoá xã hội và tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở các nơi trên thế giới không giống nhau. Vào cuối thời nguyên thuỷ, cư dân phương Đông sinh sống và làm nông nghiệp chủ yếu bên các dòng sông, đất phù sa màu mỡ, thuận tiện để sử dụng công cụ đá và đồng đỏ. Trong điều kiện đó, họ thường sống quần tụ, cùng đào mương, đắp đê và chống giặc ngoại xâm. Do vậy, sự liên kết giữa các cộng đồng và nhiều tập tục của xã hội nguyên thủy vẫn tiếp tục được bảo lưu.
Câu 8:
Đọc đoạn văn mô tả về khu mộ thuyền Việt Khê dưới đây, em thấy có điểm gì khác nhau giữa các ngôi mộ ở Việt Khê? Tại sao lại có sự khác nhau đó?
Khu mộ Việt Khê (Hải Phòng) có niên đại cách ngày nay khoảng 2000 -2500 năm. Trong 5 ngôi mộ còn khá nguyên vẹn được khai quật chỉ có một ngôi mộ chôn theo hiện vật. Đó là một quan tài hình thuyền, được khoét từ một thân cây khổng lồ, chiều dài của quan tài là 476 cm và chiều rộng là 77 cm. Có 107 hiện vật chôn theo, chủ yếu bằng đồng, số ít là gỗ và đá, bao gồm công cụ lao động, đồ dùng hằng ngày kể cả khuy áo, vũ khí, nhạc khí,.. Đáng chú ý là một chiếc trống đồng, vừa là nhạc khí, vừa là biểu tượng cho quyền lực của người Việt cổ. Bốn ngôi mộ nhỏ còn lại không chôn theo hiện vật gì.
- Điểm khác nhau giữa các ngôi mộ ở Việt Khê:
+ 4 ngôi mộ quy mô nhỏ, không chôn theo hiện vật.
+ 1 ngôi mộ có quy mô lớn (chiều dài quan tài là 476 cm và chiều rộng là 77 cm); chôn theo 107 hiện vật (bao gồm: công cụ lao động, đồ dùng hằng ngày, vũ khí….)
- Sự khác nhau đó có thể xuất phát từ: sự khác biệt về thân phận, địa vị của người mất (ở ngôi mộ có chôn cùng hiện vật, hiện vật đáng chú ý là một chiếc trống đồng – biểu tượng cho quyền lực của người Việt cổ).