Nói và nghe (trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 6)
-
318 lượt thi
-
2 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Để thảo luận nhóm có hiệu quả, cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Thành lập nhóm và phân công công việc
Một nhóm nhỏ nên gồm khoảng 6 thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công công việc, theo dõi tiến độ chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận.
Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận
Sau khi chia nhóm, mỗi thành viên cần chuẩn bị nội dung theo sự phân công.
Thống nhất thời gian, địa điểm và mục tiêu của buổi thảo luận
Để thống nhất mục tiêu, thời gian thảo luận, cả nhóm cần trả lời những câu hỏi sau:
Mục đích của buổi thảo luận này là gì? Thời gian thảo luận dự kiến là bao lâu? Nhóm dẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến trong khi thảo luận?
Bước 2: Thảo luận
Trình bày ý kiến
Trong bước này, nhóm trưởng cần dẫn dắt để các thành viên trình bày ý kiến. Thư kí ghi chép, tổng hợp các ý kiến.
Phản hồi các ý kiến
Để làm rõ thêm các ý kiến cũng như sàng lọc các ý kiến chưa hợp lí, ta cần dành thời gian để phản hồi bằng cách nêu câu hỏi, đưa ra lí lẽ, dẫn chứng để phản đối ý kiến chưa hợp lí.
Để phản hồi được ý kiến của các bạn khác trong nhóm, trước hết cần lắng nghe và ghi chép cẩn thận ý kiến của bạn, những điều muốn trao đổi với bạn và những điều bạn muốn trao đổi lại
Thống nhất giải pháp
Trong bước này, thư kí sẽ tóm tắt ngắn gọn những ý kiến đã được trình bày trong buổi thảo luận, các thành viên trong nhóm quyết định giải pháp nào là tối ưu.
Câu 2:
Cần làm gì đề hình thành thói quen đọc sách?
Trình bày một số giải pháp để giúp nhau tiến bộ trong học tập.
Nêu những phương pháp hiệu quả để hoàn thành việc học bài, làm bài trước khi đến lớp.
Học môn Ngữ văn thế nào cho hiệu quả?
Bạn có thể làm gì để góp phần xây đựng nếp sống văn minh, lịch sự trong trường học?
Yêu cầu thứ nhất: chuẩn bị ý kiến của mình để tham gia thảo luận.
Yêu cầu thứ hai: tham gia thảo luận (phát biểu ý kiến của em và thảo luận, phản hồi ý kiến của bạn khác trong nhóm để đưa ra kết luận về giải pháp thống nhất cho vấn đề).
Đối với yêu cầu thứ nhất, em cần:
- Chọn một trong số các đề tài mà SGK đã cho hoặc chọn đề tài khác mà em quan tâm.
- Chuẩn bị ý kiến của mình để phát biểu, trao đổi trong nhóm.
- Tập trình bày ý kiến của mình.
Gợi ý:
Trong số những thói quen của con người, đọc sách là một thói quen tốt, đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời, trong đó có việc phát triển văn hóa đọc. Vì vậy, rèn luyện thói quen đọc sách của mỗi người là một trong những cách thức hiệu quả thúc đẩy phát triển văn hóa đọc.
Theo tổng kết của các nhà nghiên cứu, việc đọc sách mang lại 9 lợi ích sau đây: 1) Đọc sách giúp bạn nâng cao kiến thức bởi sách là nguồn tri thức vô tận về mọi lĩnh vực trong cuộc sống của những người đi trước viết ra kể lại và truyền đạt cho chúng ta; 2) Đọc sách giúp bạn cải thiện sự tập trung và tăng cường kỹ năng tư duy, phân tích bởi. 3) Đọc sách giúp bạn mở rộng vốn từ bởi đọc sách bạn học được cách diễn đạt, kể chuyện logic thu hút người nghe nhờ khả năng tư duy với vốn từ ngữ phong phú ấn tượng; 4) Đọc sách giúp bạn cải thiện trí nhớ 5) Đọc sách là một hình thức giải trí nên giúp bạn giảm căng thẳng. 6) Đọc sách giúp bạn hoàn thiện kỹ năng viết bởi khi đọc sách bạn học được phong cách viết, sử dụng vốn từ của tác giả; 8) Đọc sách giúp bạn điều chỉnh được cảm xúc bản thân. 9) Đọc sách giúp bạn tạo dựng một thói quen lành mạnh, bổ ích và hạn chế những thói quen xấu như lười biếng, tư duy thụ động, thờ ơ vô cảm,…
Vậy làm thế nào để người lớn rèn luyện thói quen đọc sách, nuôi dưỡng ham muốn đọc sách một cách lành mạnh? Muốn vậy, bạn đừng nóng vội đọc những cuốn sách có nội dung quá khó mà hãy bắt đầu từ những gì mình thích trước, có thể thu lượm được những điều mới mẻ, có ý nghĩa sau mỗi cuốn sách mình đã đọc. Bạn sẽ không thể rèn luyện được một thói quen lành mạnh khi đọc không có chủ đích. Nếu bạn đọc sách mà không ghi chép, không nghiền ngẫm thì bạn không thể rút ra được một ý chủ đạo nào, hoặc bạn đọc sách cho nó có thì cùng lắm bạn chỉ thu được một mớ thông tin rối bời, hoặc khi tâm trí đang muốn làm một việc khác mà vẫn phải đọc cho xong cuốn sách… Tất cả những trạng thái đó đều sẽ khiến việc đọc của bạn trở nên vô bổ và làm giảm bớt hứng thú đối việc đọc.
Việc hình thành và phát triển văn hóa đọc lành mạnh trong mỗi người có ý nghĩa vô cùng to lớn để tập hợp thành một bộ phận sức mạnh "mềm" của một quốc gia. Ngay từ ngày hôm nay, mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng khát khao đối với việc đọc sách, hình thành thói quen đọc sách và rồi nó sẽ trở thành nhu cầu thiết yếu, một nhu cầu lành mạnh, nó sẽ cho chúng ta hạnh phúc. Vì vậy, rèn luyện thói quen đọc sách của mỗi người là một trong những cách thức thúc đẩy phát triển văn hóa đọc, góp phần hiện thực hóa Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng