Giải SBT Sinh 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống có đáp án
Giải SBT Sinh 10 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống có đáp án
-
105 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cấp độ tổ chức của thế giới sống là
A. các cấp tổ chức dưới cơ thể.
B. các cấp tổ chức trên cơ thể.
C. các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống.
D. các đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống.
Đáp án đúng là: C
Cấp độ tổ chức của thế giới sống là các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện được các đặc trưng sống cơ bản như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,…
Câu 2:
Hãy hoàn thành sơ đồ sau về thứ tự từ thấp đến cao của các cấp độ tổ chức sống.
Hoàn thành sơ đồ về thứ tự từ thấp đến cao của các cấp độ tổ chức sống:
(1) Tế bào → Cơ thể → (2) Quần thể → (3) Quần xã – Hệ sinh thái → (4) Sinh quyển.
Câu 3:
Các cấp độ tổ chức sống có bao nhiêu đặc điểm?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: C
Các cấp độ tổ chức sống có 3 đặc điểm:
- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
- Hệ thống mở và tự điều chỉnh.
- Thế giới sống liên tục tiến hóa.
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các cấp độ tổ chức sống?
A. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.
B. Tất cả các cấp độ tổ chức sống đều được hình thành từ các nguyên tử.
C. Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật.
D. Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp từ thấp đến cao dựa trên số lượng và kích thước của chúng.
Đáp án đúng là: A
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc có nghĩa là tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên. Nhờ đó, tổ chức sống cao hơn vừa có những đặc điểm của tổ chức sống thấp hơn vừa mang những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có được.
Câu 5:
Trong các đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở các vật sống mà không có ở các vật không sống?
(1) Có khả năng tự điều chỉnh.
(2) Liên tục tiến hóa.
(3) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(4) Diễn ra quá trình trao đổi chất với môi trường.
(5) Đều được cấu tạo từ tế bào.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Đáp án đúng là: B
- Các đặc điểm chỉ có ở các vật sống mà không có ở các vật không sống: (1), (2), (4), (5).
- (3) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc là đặc điểm có thể có ở các vật không sống ví dụ như cấp độ tổ chức trong nhà trường: Giáo viên → Tổ bộ môn → Tổ KHTN, KHXH → Hiệu trưởng, Công Đoàn, Đoàn thanh niên → Hội đồng trường → Chi bộ.
Câu 6:
Trong một khu rừng nhiệt đới có các cấp độ tổ chức sống nào sau đây?
A. Cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.
C. Tế bào, cơ thể, quần thể, sinh quyển.
D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
Đáp án đúng là: D
- Trong một khu rừng nhiệt đới có các cấp độ tổ chức sống là: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
- Toàn bộ các hệ sinh thái trên Trái Đất tạo nên một sinh quyển nên trong một khu rừng nhiệt đới (chỉ chứa một hệ sinh thái) thì không có cấp độ tổ chức sống là sinh quyển.
Câu 7:
Kể tên các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống. Trong đó, cấp tổ chức nào là cơ bản nhất? Tại sao?
- Các cấp độ tổ chức cơ bản gồm tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
- Trong đó, cấp độ tổ chức cơ bản nhất là tế bào vì tế bào là đơn vị cấu tạo nên mọi cơ thể sống và tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ những dấu hiệu đặc trưng của sự sống. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều dựa trên cơ sở hoạt động sống của tế bào, sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể dựa trên sự phân chia và lớn lên của tế bào. Do đó, tế bào chính là đơn vị tổ chức cơ bản nhất của sự sống. Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của sự sống.
Câu 8:
Hãy hoàn thành bảng sau đây về các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
Hoàn thành bảng về các cấp độ tổ chức của thế giới sống:
Cấp độ |
Khái niệm |
Ví dụ |
Nguyên tử |
Là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên phân tử. |
Nguyên tử oxygen, carbon, hydrogen,… |
Phân tử |
Là đơn vị được hình thành từ hai hoặc nhiều nguyên tử kết hợp lại. |
Protein, ATP, H2O,… |
Bào quan |
Là cấu trúc được xác định tại từng vùng riêng biệt trong tế bào chất, mỗi bào quan thực hiện một chức năng nhất định. |
Lục lạp, ti thể, lưới nội chất,… |
Tế bào |
Là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống. |
Tế bào gan, tế bào cơ, tế bào vi khuẩn,… |
Mô |
Là một nhóm các tế bào có cấu trúc giống nhau, cùng thực hiện một chức năng nhất định. |
Mô phân sinh, mô biểu bì, mô xương,… |
Cơ quan |
Là tổ chức được cấu tạo từ các loại mô khác nhau tập hợp lại. |
Thân cây, gan, mắt, dạ dày,… |
Hệ cơ quan |
Là tổ chức gồm hai hay nhiều cơ quan phối hợp với nhau để hình thành. |
Hệ tiêu hóa, hệ hô hấp,… |
Cơ thể |
Là tổ chức được cấu tạo từ một đến hàng trăm nghìn tỉ tế bào. |
Trùng roi, ếch đồng, cây trúc,… |
Quần thể |
Là một tập hợp các cá thể sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. |
Quần thể trâu rừng, quần thể cây thông, quần thể chim cánh cụt,… |
Quần xã |
Là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. |
Quần xã rừng mưa nhiệt đới,… |
Hệ sinh thái |
Là tập hợp gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh. |
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới,… |
Câu 14:
Có ý kiến cho rằng: “Khả năng tự điều chỉnh quyết định khả năng sống sót của cơ thể sinh vật”. Theo em, ý kiến đó là đúng hay sai? Giải thích.
Ý kiến đó là đúng. Vì khả năng tự điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì và điều hòa các hoạt động sống trong hệ thống để tồn tại và phát triển, nếu khả năng tự điều chỉnh bị trục trặc thì có thể gây bệnh cho cơ thể, thậm chí khiến cơ thể bị tử vong nhanh chóng.
Câu 15:
Ví dụ sau đây đang đề cập đến đặc điểm nào của các cấp độ tổ chức sống?
Khi nồng độ NaCl trong máu tăng cao do ăn nhiều muối, thận sẽ tăng cường bài xuất NaCl qua nước tiểu.
Ví dụ trên đang đề cập đến đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống là:
Khả năng tự điều chỉnh.
Câu 16:
Ví dụ sau đây đang đề cập đến đặc điểm nào của các cấp độ tổ chức sống?
Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, nhưng tập hợp của 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người giúp con người có trí thông minh, tư duy và sáng tạo.
Ví dụ trên đang đề cập đến đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống là:
Cấu tạo theo nguyên tắc thứ bậc.
Câu 17:
Ví dụ sau đây đang đề cập đến đặc điểm nào của các cấp độ tổ chức sống?
Thực vật sử dụng CO2 cho quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ và tham gia hô hấp trả lại CO2 trong môi trường.
Ví dụ trên đang đề cập đến đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống là:
Hệ thống mở
Câu 18:
Ví dụ sau đây đang đề cập đến đặc điểm nào của các cấp độ tổ chức sống?
Qua nghiên cứu cho thấy người và vượn người có quan hệ họ hàng với nhau.
Ví dụ trên đang đề cập đến đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống là:
Liên tục tiến hóa.
Câu 19:
Quan sát Hình 3.2, hãy:
Đặt tên cho Hình 3.2 và cho biết hình đó đang mô tả quá trình gì.
Tên hình: Sơ đồ sự tiến hóa của động vật có xương sống. Hình 3.2 mô tả quá trình tiến hóa của động vật.
Câu 20:
Quan sát Hình 3.2, hãy:
Cho biết quá trình đó diễn ra nhờ những cơ chế nào.
Quá trình tiến hóa của sinh vật nhờ các cơ chế phát sinh biến dị (đột biến gene, đột biến nhiễm sắc thể) luôn diễn ra, tạo sự đa dạng về mặt di truyền đồng thời môi trường sống luôn có những biến đổi buộc sinh vật phải có sự thích nghi để tồn tại (chọn lọc tự nhiên).