Giải SBT Sinh 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước có đáp án
-
110 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hiện nay, có khoảng bao nhiêu nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự sống?
A. 92.
B. 25.
C. 30.
D. 110.
Đáp án đúng là: B
Trong số 92 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên, chỉ có khoảng 20% - 25% nguyên tố hóa học cần thiết cho sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của các sinh vật → Hiện nay, có khoảng 25 nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự sống.
Câu 2:
Trong tế bào, các nguyên tố C, H, O, N chiếm tỉ lệ
A. 92,6%.
B. 96,3%.
C. 93,6%.
D. 96,2%.
Đáp án đúng là: B
Trong tế bào, các nguyên tố C, H, O, N chiếm tỉ lệ 96,3% khối lượng vật chất sống ở hầu hết các cơ thể sinh vật. Đây là những nguyên tố đa lượng có vai trò chủ chốt cấu tạo nên mọi phân tử sinh học cũng như mọi thành phần hóa học của tế bào.
Câu 3:
Nguyên tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng với sự sống?
A. H.
B. S.
C. C.
D. O.
Đáp án đúng là: C
Trong số các nguyên tố cấu tạo nên tế bào, carbon có vai trò đặc biệt quan trọng vì:
- Carbon có 4 electron hóa trị ở vòng ngoài nên có thể đồng thời tạo bốn liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử carbon khác, hình thành nên bộ khung carbon đa dạng với kích thước lớn và cấu hình không gian đa dạng.
- Bộ khung carbon liên kết với các nguyên tử hydrogen tạo khung hydrocarbon có dạng mạch thẳng hoặc mạch vòng, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Từ bộ khung hydrocarbon liên kết với các nhóm chức khác nhau tạo nên các hợp chất hữu cơ chủ yếu của tế bào như carbohydrate, lipid, protein và nucleic acid.
- Nguyên tử carbon linh hoạt có thể tạo nên các phân tử có cấu trúc và tính chất hóa học khác nhau từ cùng một số lượng nguyên tử (cùng công thức hóa học).
Câu 4:
Khi tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, trước tiên các nhà khoa học sẽ tìm kiếm yếu tố nào sau đây?
A. Hydrogen.
B. Oxygen.
C. Carbon.
D. Nước.
Đáp án đúng là: D
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống, có thể nói không có nước sẽ không có sự sống → Khi tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, trước tiên các nhà khoa học sẽ tìm kiếm yếu tố nước.
Câu 5:
Khi nói về vai trò sinh học của nước đối với tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Môi trường khuếch tán và hòa tan các chất.
(2) Cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể.
(3) Nguyên liệu tham gia phản ứng hóa sinh.
(4) Thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào.
(5) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: D
- Khi nói về vai trò sinh học của nước đối với tế bào, các phát biểu đúng là: (1), (2), (3), (4).
- (5) sai. Nước không có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
Câu 6:
Khi nói về vai trò của các nguyên tố hóa học, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
(1) Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử như protein, lipid,…
(2) Mg là nguyên tố tham gia cấu tạo nên diệp lục tố.
(3) Các nguyên tố vi lượng có vai trò chủ yếu là hoạt hóa các enzyme.
(4) Sinh vật chỉ có thể lấy các nguyên tố khoáng từ các nguồn dinh dưỡng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: A
(1) Sai. Các nguyên tố đại lượng là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử như protein, lipid,… Còn các nguyên tố vi lượng thường tham gia cấu tạo nên các enzyme cũng như nhiều hợp chất quan trọng khác tham gia vào các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
(2) Đúng. Mg là nguyên tố tham gia cấu tạo nên diệp lục tố.
(3) Đúng. Các nguyên tố vi lượng có vai trò chủ yếu là hoạt hóa các enzyme.
(4) Đúng. Sinh vật chỉ có thể lấy các nguyên tố khoáng từ các nguồn dinh dưỡng.
Vậy chỉ có 1 phát biểu là không đúng.
Câu 7:
Một nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên rằng: “Nên thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa nên ăn nhiều món.” Theo em, lời khuyên này nhằm mục đích gì?
Nên thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa nên ăn nhiều món vì:
- Khi thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa ăn nhiều món sẽ cung cấp cho cơ thể đầy đủ (đủ lượng và đủ loại) các nguyên tố khoáng và các chất dinh dưỡng thiết yếu.
- Đồng thời, việc thường xuyên thay đổi các món ăn và ăn nhiều món trong một bữa cũng sẽ giúp cải thiện khẩu vị khiến việc ăn và tiêu hóa thức ăn được hiệu quả hơn.Câu 8:
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa khác nhau giúp tăng chiều cao cho trẻ em hoặc giảm nguy cơ loãng xương cho người trung niên. Các loại sữa này có chứa các thành phần khác nhau tùy theo nhà sản xuất nhưng chúng đều có chứa calcium. Hãy giải thích tại sao các loại sữa này đều chứa calcium.
Các loại sữa khác nhau giúp tăng chiều cao cho trẻ em hoặc giảm nguy cơ loãng xương cho người trung niên đều có chứa calcium vì:
- Calcium là thành phần cấu tạo chủ yếu của xương. Ở trẻ em, việc uống sữa để cung cấp thêm lượng calcium cho sự phát triển của xương giúp trẻ tăng chiều cao.
- Ở người trung niên, do calcium trong xương bị suy giảm nên cơ thể bị thiếu hụt một lượng calcium lớn gây loãng xương, vì vậy, uống sữa để tăng lượng calcium giúp người trung niên tránh được bệnh loãng xương.
Câu 9:
Để phòng chống bệnh bướu cổ, người ta thường trộn iodine vào muối ăn với hàm lượng thích hợp. Tại sao người ta lại trộn iodine vào muối ăn mà không trộn vào gạo?
Người ta thường trộn iodine vào muối mà không trộn vào gạo vì:
- Iodine là nguyên tố vi lượng, cơ thể chỉ cần với một lượng rất ít nên trộn vào muối sẽ hợp lí hơn trộn vào gạo do mỗi ngày chúng ta sẽ ăn nhiều cơm hơn.
- Khi trộn iodine vào gạo:
+ Nếu trộn iodine dưới dạng I2 thì I2 sẽ thăng hoa ở nhiệt độ thường tạo mùi khó chịu và gây độc. Mặt khác, I2 sẽ tác dụng với hơi nước trong không khí tạo thành acid gây hư hỏng gạo.
+ Nếu trộn iodine dưới dạng KI thì khi nấu cơm, dưới tác dụng của nhiệt độ, iodine tác dụng với tinh bột tạo chất có màu xanh gây hư hỏng cơm, không ăn được.
+ Khi vo gạo, iodine sẽ bị rửa trôi nên không được cung cấp cho cơ thể.
Câu 10:
Ở một số vùng, để các cây ăn trái sinh trưởng và phát triển tốt, người ta thường đóng một số cây đinh (sắt, kẽm) vào thân cây. Tại sao?