IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Sinh học Giải SBT Sinh 10 Bài 7: Thực hành: xác định một số thành phần hóa học của tế bào có đáp án

Giải SBT Sinh 10 Bài 7: Thực hành: xác định một số thành phần hóa học của tế bào có đáp án

Giải SBT Sinh 10 Bài 7: Thực hành: xác định một số thành phần hóa học của tế bào có đáp án

  • 58 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi cho iodine vào các ống nghiệm sau đây, ống nào sẽ xuất hiện màu xanh tím?

A. Ống chứa dịch nghiền của củ khoai tây.

B. Ống chứa hồ tinh bột đang đun sôi.

C. Ống chứa nước thịt.

D. Ống chứa mỡ động vật.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A. Đúng. Iodine khi gặp tinh bột sẽ xuất hiện màu xanh tím đặc trưng → Khi cho iodine vào các ống nghiệm chứa dịch nghiền của củ khoai tây sẽ xuất hiện màu xanh tím.

B. Sai. Ống chứa hồ tinh bột đang đun sôi sẽ không xuất hiện màu xanh tím do khi đun nóng iodine bị thăng hoa.

C. Sai. Ống chứa nước thịt không chứa tinh bột nên không xuất hiện màu xanh tím.

D. Sai. Ống chứa mỡ động vật không chứa tinh bột nên không xuất hiện màu xanh tím.


Câu 2:

Thuốc thử để nhận biết sự có mặt của protein trong dung dịch là

A. NaOH.

B. HCl.

C. Sudan III.

D. CuSO4.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Thuốc thử để nhận biết sự có mặt của protein trong dung dịch là CuSO4. Trong môi trường kiềm, các hợp chất chứa từ hai liên kết peptide trở lên phản ứng với CuSO4 tạo thành phức chất màu xanh tím, tím hoặc tím đỏ, tùy thuộc vào số lượng liên kết peptide nhiều hay ít.


Câu 3:

Magnesium ammonium là loại thuốc thử được dùng để nhận biết nguyên tố nào sau đây?

A. K.

B. Ca.

C. P.

D. S.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Magnesium ammonium là loại thuốc thử được dùng để nhận biết nguyên tố P. Khi có mặt nguyên tố P, magnesium ammonium sẽ tạo kết tủa NH4MgPO4.


Câu 4:

Các cách nào sau đây có thể được dùng để xác định sự có mặt của nước trong tế bào?

Các cách nào sau đây có thể được dùng để xác định sự có mặt của nước (ảnh 1)

Xem đáp án

Cách có thể được dùng để xác định sự có mặt của nước trong tế bào:

- Sấy lá tươi ở nhiệt độ cao, so sánh khối lượng trước và sau khi sấy.

- Cắt ngang thân cây mọng nước.

- Đun lá tươi đã cắt nhỏ trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.


Câu 5:

Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau: “Giã nhuyễn 30 g củ khoai lang trong cối sứ, hòa thêm 10 mL nước cất rồi lọc để bỏ phần bã và giữ lại dịch lọc. Chuẩn bị hai ống nghiệm được đánh số thứ tự 1 và 2. Cho 5 mL dịch lọc khoai lang vào ống nghiệm 1 và 5 mL dung dịch hồ tinh bột 1 % cho vào ống nghiệm 2. Nhỏ vài giọt thuốc thử Lugol vào cả hai ống nghiệm”. Khi nói về thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết luận sau đây sai?

(1) Thí nghiệm trên nhằm mục đích xác định hàm lượng tinh bột có trong củ khoai lang.

(2) Màu xanh tím ở ống nghiệm 2 đậm hơn ở ống nghiệm 1.

(3) Kết quả cho thấy cả hai ống nghiệm đều xuất hiện màu xanh tím.

(4) Giấy lọc được sử dụng để lọc các chất cặn và chất hữu cơ, dịch lọc thu được hoàn toàn chỉ chứa tinh bột.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

(1) Sai. Thí nghiệm trên nhằm mục đích xác định sự có mặt của tinh bột có trong củ khoai lang, không xác định được hàm lượng tinh bột.

(2) Sai. Màu xanh tím ở ống nghiệm 1 đậm hơn ở ống nghiệm 2.

(3) Đúng. Kết quả cho thấy cả hai ống nghiệm đều xuất hiện màu xanh tím.

(4) Sai. Dịch lọc thu được không hoàn toàn chỉ chứa tinh bột mà còn các loại đường đơn, chất đạm, vitamin, chất khoáng,…

Câu 12:

Hãy tìm hiểu và cho biết thành phần của dung dịch Fehling. Từ đó, hãy cho biết Fehling được dùng để nhận biết thành phần nào trong tế bào.

Xem đáp án

Thuốc thử Fehling là hỗn hợp gồm hai dung dịch Fehling A (CuSO4) và Fehling B (muối seignet + NaOH), dung dịch có màu xanh đậm. Trong môi trường kiềm, các monosaccharide và một số disaccharide khử Cu2+ thành Cu+ tạo kết tủa đỏ gạch. Do đó, cũng như dung dịch Benedict, Fehling được dùng để nhận biết các loại đường có tính khử.


Câu 13:

Tại sao có thể dùng nước cất để nhận biết sự có mặt của lipid trong tế bào? Hãy nêu thí nghiệm chứng minh.

Xem đáp án

- Có thể dùng nước cất để nhận biết sự có mặt của lipid trong tế bào vì lipid không tan trong môi trường nước nên trong môi trường nước các phân tử lipid sẽ tạo thành các hạt nhũ tương.

- Thí nghiệm chứng minh:

+ Nghiền nhỏ các hạt lạc cùng một ít rượu rồi lọc lấy phần dịch.

+ Cho 2 mL dịch lọc thu được vào ống nghiệm đã có sẵn 4 mL nước cất. Sau đó, lắc nhẹ ống nghiệm. Quan sát hiện tượng thấy xuất hiện các hạt nhũ tương trong ống nghiệm.


Câu 14:

Một bạn học sinh đã quên dán nhãn tên cho năm lọ dung dịch nên gặp khó khăn trong việc cất chúng đúng vị trí. Sau đó, bạn đó đã tiến hành thí nghiệm để xác định tên của mỗi loại dung dịch đó với năm loại thuốc thử khác nhau. Kết quả được bạn ghi nhận ở bảng bên dưới. Biết (+) là kết quả dương tính; (-) là kết quả âm tính.

Một bạn học sinh đã quên dán nhãn tên cho năm lọ dung dịch nên gặp (ảnh 1)

Dựa vào kết quả ở bảng trên, em hãy giúp bạn học sinh trên xác định đúng tên của các lọ dung dịch.

Xem đáp án

- Lọ dung dịch 1 dương tính với thuốc thử đồng sulfate → Lọ dung dịch 1 là protein.

- Lọ dung dịch 2 dương tính với thuốc thử Benedict → Lọ dung dịch 2 là đường khử.

- Lọ dung dịch 3 dương tính với thuốc thử Lugol → Lọ dung dịch 3 là tinh bột.

- Lọ dung dịch 4 dương tính với thuốc thử ninhydrin → Lọ dung dịch 4 là amino acid.

- Lọ dung dịch 5 dương tính với thuốc thử sudan III → Lọ dung dịch 5 là lipid.


Câu 15:

Một mẫu thực phẩm đã bị mất nhãn được cho là có chứa saccharose và protein. Thông qua một số thử nghiệm, người ta đã thu được các kết quả khác nhau. Mẫu thực phẩm nói trên tương ứng với mẫu thí nghiệm nào trong bảng dưới đây? Giải thích?

Một mẫu thực phẩm đã bị mất nhãn được cho là có chứa saccharose và protein (ảnh 1)

Xem đáp án

- Mẫu thực phẩm là mẫu số 2.

- Giải thích:

+ Trong mẫu thực phẩm không có tinh bột → Thử bằng iodine vẫn cho màu nâu

+ Saccharose không có tính khử nên không thể khử được Cu2+ trong dung dịch Benedict → Dùng dung dịch Benedict để thử vẫn cho màu xanh da trời.

+ Protein cho phản ứng Biuret với CuSO4 làm xuất hiện màu tím.


Câu 16:

Chuẩn bị sáu ống nghiệm và đánh số thứ tự từ 1 đến 6. Tiến hành thí nghiệm theo các bước như sau:

Bước 1: Lấy 1 mL dịch chiết khoai tây cho vào ống nghiệm số 1 và 2.

Bước 2: Lấy 1 mL hồ tinh bột cho vào ống nghiệm số 3 và 4.

Bước 3: Nhỏ 1 - 2 giọt thuốc thử Lugol vào ống nghiệm số 1 và 3; nhỏ 1 mL thuốc thử Benedict vào ống nghiệm số 2 và 4.

Bước 4: Đun sôi 5 mL tinh bột với 1 mL HCl trong vài phút; để nguội rồi trung hòa bằng NaOH (thử bằng giấy quỳ).

Bước 5: Lấy lần lượt 1 mL dung dịch ở Bước 4 cho vào ống nghiệm số 5 và số 6; rồi nhỏ 1 - 2 giọt thuốc thử Lugol vào ống số 5; nhỏ 1 mL thuốc thử Benedict vào ống số 6.

Em hãy dự đoán sự thay đổi màu của sáu ống nghiệm trên và giải thích.

Xem đáp án

- Ống 1 có màu xanh tím nhạt, ống 3 màu xanh tím đậm. Vì cả hai ống nghiệm đều có chứa tinh bột nên bắt màu với thuốc thử Lugol tạo màu xanh tím, nhưng lượng tinh bột trong ống 3 nhiều hơn nên màu xanh tím đậm hơn.

- Ống 2 và ống 4 không có sự đổi màu do tinh bột không có tính khử nên không cho phản ứng với Benedict.

- Ống 5 có màu của thuốc thử Lugol do khi đun sôi tinh bột bị thủy phân thành glucose nên không bắt màu với Lugol.

- Ống 6 có kết tủa màu đỏ gạch do tinh bột bị thủy phân thành glucose và khử Cu2+ trong thuốc thử Benedict thành Cu2O kết tủa đỏ gạch.


Bắt đầu thi ngay