IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Sinh học Giải SBT Sinh 10 CTST Bài 12: Thực hành: sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất có đáp án

Giải SBT Sinh 10 CTST Bài 12: Thực hành: sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất có đáp án

Giải SBT Sinh 10 CTST Bài 12: Thực hành: sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất có đáp án

  • 62 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Nguyên lí của hiện tượng co và phản co nguyên sinh là

A. chất tan đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp.

B. chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.

C. nước đi từ nơi có thế nước thấp sang nơi có thế nước cao.

D. nước đi từ nơi có thế nước cao sang nơi có thế nước thấp.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nguyên lí của hiện tượng co và phản co nguyên sinh là nước đi từ nơi có thế nước cao (nồng độ chất tan thấp) sang nơi có thế nước thấp (nồng độ chất tan cao):

- Khi cho tế bào vào môi trường ưu trương (môi trường có thế nước thấp hơn), nước đi từ tế bào ra môi trường gây hiện tượng co nguyên sinh.

- Khi cho tế bào đang bị co nguyên sinh vào môi trường nhược (môi trường có thế nước cao hơn), nước đi từ môi trường đi vào trong tế bào gây hiện tượng phản co nguyên sinh.


Câu 3:

Trong thí nghiệm chứng minh tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất, tại sao lại cắt miếng khoai tây 1 cm mà không cắt miếng to hơn?

A. Miếng khoai tây có kích thước to sẽ lâu sôi hơn khi đun.

B. Miếng khoai tây có kích thước to sẽ dễ thấm xanh methylene hơn nên khó quan sát.

C. Miếng khoai tây có kích thước nhỏ sẽ mau sôi hơn khi đun.

D. Miếng khoai tây có kích thước nhỏ sẽ dễ thấm hơn với xanh methylene.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong thí nghiệm chứng minh tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất, cắt miếng khoai tây 1 cm mà không cắt miếng to hơn vì miếng khoai tây nhỏ sẽ có tỉ lệ S/V lớn hơn, nhờ đó, miếng khoai tây có kích thước nhỏ sẽ dễ thấm hơn với xanh methylene, rút ngắn được thời gian thí nghiệm.


Câu 5:

Trong thí nghiệm gây hiện tượng tan bào ở tế bào hồng cầu ếch, cách đơn giản nhất có thể nhận biết sự thay đổi số lượng tế bào máu là cách nào sau đây?

A. Quan sát và đếm số lượng tế bào bằng kính hiển vi.

B. Quan sát sự thay đổi màu của dung dịch máu.

C. So sánh kích thước tế bào hồng cầu ếch với hồng cầu người.

D. Bổ sung thêm dung dịch ưu trương vào dung dịch màu.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong thí nghiệm gây hiện tượng tan bào ở tế bào hồng cầu ếch, cách đơn giản nhất có thể nhận biết sự thay đổi số lượng tế bào máu là quan sát sự thay đổi màu của dung dịch máu: Việc giải phóng hemoglobin làm cho huyết thanh hoặc huyết tương xuất hiện màu đỏ nhạt đến màu đỏ anh đào.


Câu 6:

Một bạn học sinh làm thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì hành tím. Khi cho tế bào vào dung dịch ưu trương thì tế bào xảy ra hiện tượng co nguyên sinh. Sau đó, cho tế bào đã co nguyên sinh vào dung dịch nhược trương thì lại không quan sát được hiện tượng phản co nguyên sinh. Bạn học sinh này không hiểu tại sao lại như vậy. Theo em, nguyên nhân có thể là do đâu?

Xem đáp án

Nguyên nhân có thể là do tế bào này đã chết (không còn các hoạt động sống). Hiện tượng co và phản co nguyên sinh chỉ xảy ra ở những tế bào sống. Nếu như tế bào đã chết, tế bào ở trạng thái co nguyên sinh kéo dài hoặc mất nước quá nhiều thì sẽ không quan sát được hiện tượng phản co nguyên sinh.


Câu 9:

Cho các dụng cụ, mẫu vật sau: một cốc hạt ngô (hạt bắp) đã ủ một ngày, thuốc nhuộm indigo carmine 0,2 %; nước cất; đèn cồn và diêm; kính hiển vi; kim mũi mác; lam kính và lamen; đĩa petri; lưỡi dao cạo.

a) Em hãy thiết kế thí nghiệm chứng tỏ tính thấm của tế bào.

Xem đáp án

a) Thiết kế thí nghiệm chứng tỏ tính thấm của màng tế bào:

- Dùng kim mũi mác tách 10 phôi từ hạt ngô. Lấy 5 phôi cho vào ống nghiệm, đun sôi cách thủy trong 5 phút. Đem cả phôi chưa đun và phôi đã đun cách thủy ngâm vào phẩm nhuộm indigo carmine 0,2 % khoảng 2 giờ.

- Rửa sạch phôi, dùng dao cạo cắt phôi thành các lát mỏng, đặt lát cắt lên phiến kính trong một giọt nước cất, đậy lamen rồi quan sát dưới kính hiển vi.


Câu 10:

b) Nhận xét kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.

Xem đáp án

b) Nhận xét kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận:

- Nhận xét: Các lát phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết ngấm màu đậm.

- Kết luận: Phôi sống do màng sinh chất có khả năng thấm chọn lọc nên không bị nhuộm màu. Phôi chết màng sinh chất mất khả năng thấm chọn lọc nên phẩm màu thấm vào, chất nguyên sinh bắt màu.


Câu 11:

Em hãy tiến hành thí nghiệm sau:

- Gọt vỏ hai củ khoai tây có kích thước tương tự nhau rồi cắt đôi mỗi củ.

- Lấy ba miếng khoai tây đã cắt đôi, khoét bỏ phần ruột ở mỗi miếng để tạo thành cốc và đánh số thứ tự từ 1 đến 3.

- Đặt cốc 1 và 2 vào trong hai đĩa petri khác nhau, đem cốc 3 đun sôi trong nước khoảng 5 – 10 phút rồi đặt vào đĩa petri thứ ba.

- Cho nước cất vào các đĩa petri.

- Rót dung dịch đường đậm đặc vào cốc 2 và 3.

- Để yên ba cốc trong 24 giờ.

Sau 24 giờ, em hãy cho biết hiện tượng trong mỗi cốc và giải thích.

Xem đáp án

- Mực dung dịch đường trong cốc 2 tăng vì: Tế bào sống có tính chọn lọc. Thế nước trong đĩa petri cao hơn trong dung dịch đường trong cốc 2 → nước chui qua củ khoai vào cốc 2 bằng cách thẩm thấu → mực dung dịch đường trong cốc 2 tăng lên.

- Mực dung dịch đường trong cốc 3 hạ xuống vì: Tế bào trong cốc 3 đã chết do đun sôi → thấm tự do → đường khuếch tán ra ngoài → dung dịch đường trong cốc 3 hạ xuống.

- Trong cốc 1 không thấy thay đổi vì: Sự thẩm thấu không xảy ra do không có sự chênh lệch nồng độ giữa hai môi trường.


Bắt đầu thi ngay