Giải SBT Sinh 10 CTST Bài 18: Chu kì tế bào có đáp án
-
93 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tên gọi khoảng thời gian giữa hai lần phân bào liên tiếp của tế bào nhân thực là gì?
A. Quá trình phân bào.
B. Chu kì tế bào.
C. Phát triển tế bào.
D. Phân chia tế bào.
Đáp án đúng là: B
Chu kì tế bào hay chu kì phân bào là hoạt động sống có tính chất chu kì diễn ra trong một tế bào từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp theo, trong đó các sự kiện được diễn ra tuần tự dẫn tới hình thành hai tế bào con từ một tế bào mẹ ban đầu.
Câu 2:
Trong một chu kì tế bào, thời gian dài nhất là của giai đoạn nào?
A. Kì cuối.
B. Kì giữa.
C. Kì đầu.
D. Kì trung gian.
Đáp án đúng là: D
Chu kì tế bào được chia thành 2 giai đoạn: kì trung gian (gồm 3 pha G1, S, G2) và giai đoạn phân bào (gồm phân chia nhân và phân chia tế bào chất). Trong đó, kì trung gian chiếm thời gian dài nhất (khoảng 90% của một chu kì tế bào).
Câu 3:
Trong một chu kì tế bào, kì trung gian được chia làm mấy pha?
A. 1 pha.
B. 2 pha.
C. 3 pha.
D. 4 pha.
Đáp án đúng là: C
Kì trung gian được chia làm 3 pha G1, S, G2:
- Pha G1: Tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
- Pha S: Nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể.
- Pha G2: Tổng hợp các chất cần thiết còn lại cho quá trình phân chia tế bào.
Câu 4:
Hoạt động nào xảy ra trong pha G1 của kì trung gian?
A. Sự tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan, chuẩn bị các nguyên liệu để nhân đôi DNA, nhiễm sắc thể.
B. Trung thể tự nhân đôi.
C. DNA tự nhân đôi.
D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi.
Đáp án đúng là: A
- Trong pha G1, tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng: tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan, chuẩn bị các nguyên liệu để nhân đôi DNA, nhiễm sắc thể.
- Trung thể tự nhân đôi diễn ra ở kì đầu của pha M.
- DNA và nhiễm sắc thể tự nhân đôi diễn ra ở pha S.
Câu 5:
Trình tự lần lượt 3 pha của kì trung gian trong chu kì tế bào là trình tự nào?
A. G1, G2, S.
B. S, G1, G2.
C. S, G2, G1.
D. G1, S, G2.
Đáp án đúng là: D
Kì trung gian diễn ra theo 3 pha lần lượt là G1, S, G2:
- Pha G1: Tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
- Pha S: Nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể.
- Pha G2: Tổng hợp các chất cần thiết còn lại cho quá trình phân chia tế bào.
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về chu kì tế bào.
A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.
B. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình phân bào.
C. Trong chu kì tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng nhiễm sắc thể.
D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau.
Đáp án đúng là: D
D. Sai. Chu kì tế bào của các tế bào trong một cơ thể có thể khác nhau. Ví dụ: tế bào da người phân chia trong suốt cuộc đời, tế bào gan thường không phân chia cho đến khi xuất hiện nhu cầu.
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần giảm bào.
B. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình phân bào.
C. Trong chu kì tế bào không có sự biến đổi hình thái và số lượng nhiễm sắc thể.
D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau.
Đáp án đúng là: B
A. Sai. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.
B. Đúng. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình phân bào.
C. Sai. Trong chu kì tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng nhiễm sắc thể.
D. Sai. Chu kì tế bào của các tế bào trong một cơ thể có thể khác nhau.
Câu 8:
Tế bào nào ở người có chu kì tế bào ngắn nhất?
A. Tế bào ruột.
B. Tế bào gan.
C. Tế bào phôi.
D. Tế bào cơ.
Đáp án đúng là: C
Trong các tế bào trên, tế bào phôi có chu kì tế bào ngắn nhất (khoảng 30 phút đến 1 giờ). Thời gian chu kì tế bào biểu mô ruột là 2 – 4 ngày, tế bào gan là 0,5 – 1 năm,…
Câu 9:
Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi
A. sinh tổng hợp đầy đủ các chất.
B. nhiễm sắc thể hoàn thành nhân đôi.
C. có tín hiệu phân bào.
D. kích thước tế bào đủ lớn.
Đáp án đúng là: C
Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi có tín hiệu phân bào, đảm bảo cho quá trình phân bào được diễn ra bình thường. Nếu các tín hiệu kích thích phân bào được sản sinh quá nhiều, trong khi tín hiệu kìm hãm phân bào lại sản sinh quá ít sẽ làm cho tế bào phân chia quá mức dẫn đến hình thành khối u.
Câu 10:
Ở người, loại tế bào nào chỉ tồn tại ở pha G1, mà không bao giờ phân chia?
A. Tế bào niêm mạc.
B. Tế bào gan.
C. Bạch cầu.
D. Tế bào thần kinh.
Đáp án đúng là: D
Ở người, tế bào thần kinh là loại tế bào dài nhất và được biệt hóa cao nên chỉ tồn tại ở pha G1, mà không bao giờ phân chia.
Câu 11:
Sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể sẽ dẫn tới
A. bệnh đãng trí.
B. các bệnh, tật di truyền.
C. bệnh ung thư.
D. Cả A, B và C.
Đáp án đúng là: C
Sự tăng cường phân chia mất kiểm soát của một nhóm tế bào trong cơ thể sẽ dẫn tới hình thành các khối u. Khối u có hai loại: lành tính và ác tính (hay còn gọi là ung thư).
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bệnh ung thư?
A. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hệ thống điều hòa rất tinh vi.
B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể.
C. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể.
D. Chu kì tế bào diễn ra ổn định.
Đáp án đúng là: B
Trong cơ chế hình thành bệnh ung thư, sự phân chia tế bào bị mất kiểm soát dẫn đến tế bào phân chia liên tục hình thành nên khối u.
Câu 13:
Vì sao người lớn tuổi hay bị đãng trí?
Người lớn tuổi hay bị đãng trí do tế bào thần kinh ở người lớn tuổi không phân bào mà chỉ chết đi.
Câu 14:
Tế bào nào ở người không có chu kì tế bào?
Tế bào ở người không có chu kì tế bào là tế bào thần kinh. Tế bào thần kinh là loại tế bào dài nhất và được biệt hóa cao nên chỉ tồn tại ở pha G1, mà không bao giờ phân chia.
Câu 15:
Trình bày mối liên hệ giữa các điểm kiểm soát chu kì tế bào và cơ chế hình thành ung thư.
Mối liên hệ giữa các điểm kiểm soát chu kì tế bào và cơ chế hình thành ung thư: Các gen proto-oncogene mã hóa các protein bình thường kiểm soát chu kì tế bào. Khi chúng bị thay đổi sẽ tạo ra sản phẩm là các protein bất thường và biểu hiện hoạt động góp phần vào sự phát triển của khối u. Do đó, thay vì dừng lại trong giai đoạn G như bình thường, một tế bào khối u tiếp tục tiến triển qua các giai đoạn tiếp theo của chu kì tế bào, dẫn đến sự phân chia tế bào không kiểm soát được. Ngoài ra, ung thư cũng có thể làm cho tế bào tránh khỏi quá trình chết tế bào theo chương trình.
Câu 16:
“Gene p53 là một yếu tố phiên mã kích hoạt sự biểu hiện của các protein ức chế tăng sinh và thúc đẩy quá trình apoptosis để phản ứng với tổn thương DNA. Các thay đổi di truyền làm bất hoạt p53 sẽ ức chế phản ứng tổn thương DNA ngăn cản sự tiến triển của chu kì tế bào. Khi điều này xảy ra, một tế bào tiếp tục phân chia ngay cả khi DNA bị tổn thương. Vì việc ngừng hoạt động của các chất ức chế khối u dẫn đến mất chức năng cả bản gốc và các bản sao của gene mã hóa chất ức chế khối u thường phải được thay đổi để quá trình hình thành khối u xảy ra”. Em hãy cho biết gene p53 ảnh hưởng lên điểm kiểm soát nào của chu kì tế bào.
Gen p53 đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì điểm kiểm soát chu kì tế bào từ G1 đến S.
Câu 17:
Từ các kiến thức về phân bào, hãy cho biết ung thư có phải là bệnh dễ lây không? Có phải là bệnh gây chết không?
- Ung thư không phải bệnh truyền nhiễm dễ lây từ người sang người. Tình huống duy nhất mà ung thư có thể lây lan từ người này sang người khác là trong trường hợp ghép tạng hoặc mô. Tuy nhiên, nguy cơ này rất thấp.
- Một bệnh nhân ung thư sẽ sống bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: tình trạng sức khỏe, sự phát triển của khối u, bệnh đã lây rộng trong cơ thể hay chưa, phương pháp điều trị có hiệu quả hay không,… Nếu phát hiện sớm, điều trị bằng phương pháp phù hợp, chế độ dinh dưỡng, tinh thần tốt, người bệnh vẫn có cuộc sống tốt.
Câu 18:
Điện thoại di động có gây ung thư không? Sử dụng thuốc nhuộm tóc có làm tăng nguy cơ bị ung thư không?
- Ung thư là do đột biến gene, điện thoại di động phát ra một loại năng lượng tần số thấp không làm hỏng gene.
- Không có bằng chứng khoa học cho thấy sử dụng thuốc nhuộm tóc làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, một số nghiên cứu kết luận rằng, thợ làm tóc và thợ cắt tóc thường xuyên tiếp xúc với một lượng lớn thuốc nhuộm tóc, sản phẩm hóa học khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
Câu 19:
Ở ruồi giấm, một tế bào sinh dưỡng trải qua liên tiếp 4 chu kì tế bào. Tính số tế bào được hình thành.
Qua 1 chu kì tế bào, 1 tế bào phân chia tạo 2 tế bào con → Một tế bào sinh dưỡng trải qua liên tiếp 4 chu kì tế bào thì số tế bào được hình thành là:
Câu 20:
Ở một loài cá, tổng số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng là 64 tế bào. Cho rằng mỗi loại tế bào này được sinh ra từ một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái. Tính số tế bào sinh tinh, số tế bào sinh trứng.
- Gọi số tế bào sinh tinh là x và số tế bào sinh trứng là y → x + y = 64.
- Mà mỗi loại tế bào này được sinh ra từ một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái → x và y đều là lũy thừa của 2.
Vậy x = 32 và y = 32.