Giải SBT Sinh 10 CTST Bài 23: Thực hành: một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật có đáp án
Giải SBT Sinh 10 CTST Bài 23: Thực hành: một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật có đáp án
-
52 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nối nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp.
1 – d: Que cấy thẳng được làm bằng kim loại, đầu thẳng (nhọn), dùng để cấy trích sâu trong môi trường đặc.
2 – a: Que cấy móc được làm bằng kim loại, đầu uốn hơi cong giống như cái móc, dùng để cấy nấm hoặc xạ khuẩn.
3 – b: Que cấy vòng (que khuyên cấy) được làm bằng kim loại, đầu có vòng tròn, thường dùng để cấy chủng vi khuẩn từ môi trường rắn hoặc lỏng sang môi trường rắn, lỏng.
4 – c: Que cấy gạt (que cấy trang) thường được làm bằng thủy tinh, đầu có hình tam giác hoặc hình chữ L, dùng để phân bố dịch chứa vi sinh vật trên mặt môi trường đặc.
Câu 2:
Mục tiêu của bài thực hành Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật là gì?
A. Nhận diện được các loại que cấy trong nghiên cứu vi sinh vật.
B. Nhận biết được các môi trường trong nghiên cứu vi sinh vật.
C. Phân biệt được các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.
D. Tất cả các mục tiêu trên.
Đáp án đúng là: D
Mục tiêu của bài thực hành Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật là:
- Nhận diện được các loại que cấy trong nghiên cứu vi sinh vật.
- Nhận biết được các môi trường trong nghiên cứu vi sinh vật.
- Phân biệt được các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.
Câu 3:
Vai trò của tăm bông vô trùng trong nuôi cấy vi sinh vật là gì?
A. Dùng để cấy vi sinh vật có tạo khuẩn ti.
B. Dùng để dàn trải vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn.
C. Dùng để cấy giống từ môi trường lỏng lên bề mặt của môi trường rắn.
D. Dùng để chuyển một lượng vi khuẩn xác định lên bề mặt môi trường rắn hoặc lỏng.
Đáp án đúng là: C
Trong nuôi cấy vi sinh vật, tăm bông vô trùng dùng để cấy giống từ môi trường lỏng lên bề mặt của môi trường rắn.
Câu 4:
Vai trò của pipette (ống hút thủy tinh) trong nuôi cấy vi sinh vật là gì?
A. Dùng để chuyển một lượng vi khuẩn xác định lên bề mặt môi trường rắn hoặc lỏng.
B. Dùng cấy vi khuẩn từ môi trường rắn hoặc lỏng lên môi trường rắn, lỏng.
C. Dùng để dàn trải vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn.
D. Dùng để cấy vi sinh vật có tạo khuẩn ti.
Đáp án đúng là: A
Trong nuôi cấy vi sinh vật, pipette (ống hút thủy tinh) có vai trò dùng để chuyển một lượng vi khuẩn xác định lên bề mặt môi trường rắn hoặc lỏng.
Câu 5:
Hình 23.1 mô tả kĩ thuật nào trong nghiên cứu vi sinh vật?
A. Cấy ria.
B. Cấy mô.
C. Cấy trang.
D. Chuyển giống.
Đáp án đúng là: C
Hình trên mô tả hình ảnh sử dụng đầu thanh gạt trải đều dịch vi khuẩn lên trên bề mặt thạch → Kĩ thuật trên là kĩ thuật cấy trang.
Câu 6:
Hình 23.2 mô tả kĩ thuật nào trong nghiên cứu vi sinh vật?
A. Cấy ria.
B. Lấy giống.
C. Dàn trải vi sinh vật.
D. Vô trùng que cấy.
Đáp án đúng là: D
Hình trên mô tả hình ảnh que cấy đang được hơ trên ngọn lửa đèn cồn → Đây là thao tác vô trùng que cấy.
Câu 7:
“Nhúng đầu thanh gạt vào cồn, hơ qua ngọn lửa để khử trùng. Để đầu thanh gạt nguội trong không gian vô trùng của ngọn lửa. Mở đĩa petri, đặt nhẹ nhàng thanh gạt lên bề mặt thạch của đĩa petri. Dùng đầu thanh gạt trải đều dịch vi khuẩn lên bề mặt thạch. Trong khi thực hiện, xoay đĩa một vài lần, mỗi lần khoảng nửa chu vi đĩa để tạo điều kiện cho thanh gạt trải dịch vi khuẩn đều khắp bề mặt môi trường.” Đây là kĩ thuật nào trong các lựa chọn sau?
A. Lấy giống.
B. Cấy trang.
C. Cấy ria.
D. Khử trùng.
Đáp án đúng là: B
Kĩ thuật trên là kĩ thuật cấy trang – đây là kĩ thuật chuyển 0,1 mL dịch canh khuẩn lên trên bề mặt môi trường thạch trong đĩa petri bằng micropipette.
Câu 8:
Vì sao khi nghiên cứu vi sinh vật, người ta cần phải phân lập vi sinh vật?
Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu vi sinh vật. Mục đích của phân lập là tách riêng các vi khuẩn từ quần thể ban đầu tạo thành các clon thuần khiết để khảo sát và định loại.
Câu 9:
Khuẩn lạc là gì?
Khi vi khuẩn tăng trưởng và phát triển trên bề mặt môi trường rắn đã tạo ra những tập hợp vi sinh vật có hình dạng đặc trưng, đó là các khuẩn lạc.
Câu 10:
Để nhận biết loại vi sinh vật, người ta thường dựa vào các đặc điểm nào của khuẩn lạc?
- Hình thái của các khuẩn lạc mang tính đặc trưng của từng loài vi khuẩn.
- Việc mô tả chính xác các khuẩn lạc đã tách rời về hình dạng, độ cao bờ và rìa,… góp phần rất quan trọng trong việc định danh vi khuẩn.
Câu 11:
Quan sát hình sau và cho biết các bước thực hiện khi cấy vi sinh vật.
Các bước thực hiện khi cấy vi sinh vật:
- Bước 1: Vô trùng que cấy trên ngọn lửa đèn cồn.
- Bước 2: Mở nút ống nghiệm, xoay miệng ống nghiệm qua ngọn lửa đèn cồn.
- Bước 3: Nhúng que cấy vào ống chứa giống vi khuẩn, rút thẳng que cấy ra (không để dính vào thành và miệng ống nghiệm) để thu sinh khối.
- Bước 4: Cấy giống vi khuẩn vào môi trường mới. Trong quá trình cấy, cần giữ các ống nghiệm và que cấy ở vùng không khí vô trùng gần ngọn lửa đèn cồn. Khử trùng que cấy ngay sau khi cấy xong.
Câu 12:
Quan sát hình sau và cho biết điểm khác biệt trong hai phương pháp cấy vi sinh vật.
Điểm khác biệt trong hai phương pháp cấy vi sinh vật trong hình:
- Phương pháp 1: Phương pháp này chuyển 0,1 mL dịch canh khuẩn lên trên bề mặt môi trường thạch trong đĩa petri sau đó dàn đều dịch canh khuẩn lên trên bề mặt thạch → Khuẩn lạc chỉ phát triển trên bề mặt thạch.
- Phương pháp 2: Phương pháp này chuyển 1 mL dịch canh khuẩn trộn với môi trường nuôi cấy, sau đó đổ phần dịch đã trộn vào đĩa petri → Khuẩn lạc phát triển cả trên và dưới bề mặt thạch.