Giải SBT Sinh 10 CTST Bài 29: Virus có đáp án
-
89 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Virus nào sau đây được phát hiện đầu tiên?
A. Virus gây bệnh viêm gan B.
B. Virus gây bệnh dại.
C. Virus gây bệnh khảm thuốc lá.
D. Virus gây bệnh sởi.
Đáp án đúng là: C
Virus gây bệnh khảm thuốc lá là virus được phát hiện đầu tiên: Vào cuối năm 1800, Martinus Beijerinck (Hà Lan) đã tiến hành thí nghiệm tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh khảm ở cây thuốc lá và phát hiện được chất gây nhiễm. Chất gâyCâu 2:
Ghép tên loại virus (Cột A) sao cho phù hợp với dạng cấu trúc (Cột B).
1 – b: HIV có cấu trúc dạng khối.
2 – c: SARS – CoV – 2 có cấu trúc dạng hỗn hợp.
3 – a: Virus gây bệnh viêm gan B có cấu trúc dạng xoắn.
Câu 3:
Ghép tên loại virus (Cột A) sao cho phù hợp với các phân tử tiếp xúc bề mặt vật chủ (Cột B).
1 – c: Phage có các phân tử tiếp xúc bề mặt vật chủ là đầu mút của các sợi lông đuôi.
2 – a: Virus trần có các phân tử tiếp xúc bề mặt vật chủ là phân tử protein nhô ra ở đỉnh khối đa diện.
3 – b: Virus có vỏ ngoài có các phân tử tiếp xúc bề mặt vật chủ là gai glycoprotein nhô ra khỏi vỏ.
Câu 4:
Vì sao mỗi loại virus chỉ xâm nhập vào một số tế bào vật chủ nhất định?
A. Vì bề mặt của tế bào vật chủ được bảo vệ bởi một lớp protein chống lại sự xâm nhập của virus.
B. Vì bề mặt của virus có lớp vỏ ngoài hoặc vỏ capsid trơ với các thụ thể của tế bào vật chủ.
C. Vì virus chỉ xâm nhập được vào tế bào vật chủ khi có sự khớp đặc hiệu giữa phân tử bề mặt của virus và thụ thể bề mặt tế bào.
D. Vì virus chỉ xâm nhập được vào tế bào vật chủ khi có sự khớp đặc hiệu giữa thụ thể của virus và phân tử bề mặt tế bào.
Đáp án đúng là: C
Virus chỉ xâm nhập được vào tế bào vật chủ khi có sự khớp đặc hiệu giữa phân tử bề mặt của virus và thụ thể bề mặt tế bào theo nguyên tắc “chìa và khóa”. Bởi vậy, mỗi loại virus chỉ có thể lây nhiễm một số tế bào vật chủ nhất định.
Câu 5:
Vì sao virus có vỏ ngoài có thể xâm nhập vào tế bào vật chủ bằng cách dung hợp màng?
A. Vì vỏ ngoài của virus có cấu tạo tương tự như màng tế bào (gồm lớp kép phospholipid và protein).
B. Vì vỏ ngoài của virus và màng tế bào có cấu tạo hoàn toàn giống nhau.
C. Vì vỏ ngoài của virus có chứa các protein đặc hiệu có khả năng xúc tác phản ứng dung hợp màng.
D. Vì vỏ ngoài của virus có khả năng tiết enzyme làm tan màng tế bào vật chủ.
Đáp án đúng là: A
Vì vỏ ngoài của virus có cấu tạo tương tự như màng tế bào (gồm lớp kép phospholipid và protein) nên virus có vỏ ngoài có thể xâm nhập vào tế bào vật chủ bằng cách dung hợp màng.
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về sự phóng thích của virus có vỏ ngoài ra khỏi tế bào vật chủ?
A. Tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất.
B. Tổ hợp vỏ capsid, hệ gene đi ra ngoài theo kiểu xuất bào.
C. Tiết enzyme làm tan màng tế bào và chui ra ngoài.
D. Kéo theo màng sinh chất của tế bào chủ và tạo thành vỏ ngoài của virus.
Đáp án đúng là: C
- Đối với virus có vỏ ngoài, sự phóng thích được tổng hợp bằng cách: tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất; tổ hợp vỏ capsid, hệ gene đi ra ngoài theo kiểu xuất bào; kéo theo màng sinh chất của tế bào chủ và tạo thành vỏ ngoài của virus.
- “Tiết enzyme lysozyme phá hủy màng tế bào và giải phóng virus ồ ạt ra ngoài để tiếp tục chu trình nhân lên mới” là phương thức phóng thích ở phage.
Câu 7:
Sau khi nhân lên trong tế bào limpho T, HIV được phóng thích ra ngoài bằng cách nào?
A. Tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất.
B. Tổ hợp vỏ capsid, hệ gene đi ra ngoài theo kiểu xuất bào.
C. Tiết enzyme làm tan màng tế bào và chui ra ngoài.
D. Kéo theo màng sinh chất của tế bào chủ và tạo thành vỏ ngoài của virus.
Đáp án đúng là: A
Virus HIV là virus có vỏ ngoài, có phương thức phóng thích là tổng hợp các đoạn màng có gắn glycoprotein và hợp với màng sinh chất.
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về sự khác nhau giữa chu trình tan và chu trình tiềm tan?
A. Chu trình tan có sự nhân lên tạo ra vô số virus mới còn chu trình tiềm tan không tạo ra các virus mới.
B. Chu trình tan cho phép hệ gene của virus tồn tại và nhân lên trong tế bào vật chủ, còn chu trình tiềm tan thì hệ gene không có khả năng nhân lên trong tế bào vật chủ.
C. Chu trình tan kết thúc bằng việc virus gây chết tế bào vật chủ, còn chu trình tiềm tan hệ gene của virus sống chung và không phá vỡ tế bào vật chủ.
D. Chu trình tiềm tan có thể tạo ra quần thể tế bào bị nhiễm virus, còn chu trình tan làm chết tế bào vật chủ.
Đáp án đúng là: B
- Chu trình tan là chu trình nhân lên của virus kết thúc bằng sự làm tan và giết chết tế bào vật chủ, virus nhân lên theo chu trình này gọi là virus độc.
- Chu trình tiềm tan là chu trình nhân lên cho phép hệ gene của virus có thể cài xen vào hệ gene của tế bào vật chủ để tái bản, chúng không tạo thành virus mới và không phá vỡ tế bào chủ.
Câu 9:
Virus gây bệnh cho động vật và người bằng cách nào?
A. Virus nhân lên và phá vỡ tất cả các tế bào trong cơ thể và làm cho các mô và cơ quan trong cơ thể dần bị bệnh và cuối cùng có thể dẫn đến tử vong.
B. Virus nhân lên, phá vỡ tế bào, lây truyền làm cho quần thể tế bào, mô bị tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng cục bộ, tạo cơ hội cho các vi sinh vật khác gây bệnh.
C. Virus xâm nhập vào cơ thể, nhân lên tạo ra vô số virus mới, chúng tiết ra chất độc hại cho cơ thể.
D. Virus xâm nhập vào cơ thể, nhân lên tạo ra vô số virus mới, chúng ức chế các quá trình sinh lí trong cơ thể.
Đáp án đúng là: B
Virus gây bệnh cho động vật và người bằng cách: Virus nhân lên, phá vỡ tế bào, lây truyền làm cho quần thể tế bào, mô bị tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng cục bộ, tạo cơ hội cho các vi sinh vật khác gây bệnh.
Câu 10:
SARS-CoV-2 xâm nhập và gây bệnh cho các tế bào của cơ quan nào sau đây?
A. Tuần hoàn.
B. Thần kinh.
C. Hô hấp.
D. Tiêu hóa.
Đáp án đúng là: C
SARS-CoV-2 là virus lây lan qua đường hô hấp: xâm nhập và gây bệnh cho các tế bào của cơ quan trong hệ hô hấp.
Câu 11:
Vì sao sự nhân lên của virus không được gọi là quá trình sinh sản?
Sự nhân lên của virus không được gọi là quá trình sinh sản vì: Sự nhân lên của virus hoàn toàn phụ thuộc vào tế bào chủ, từ một virus ban đầu tạo ra vô số virus mới do sự lắp ráp các thành phần một cách ngẫu nhiên.
Câu 12:
Virus có khả năng xâm nhập vào tế bào vi khuẩn và làm chết vi khuẩn. Vậy, vì sao virus không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn?
Virus không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn vì:
- Trong quá trình sống của vi khuẩn, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, các đột biến chứa các thụ thể mà các phage không thể nhận biết, do đó, các loại vi khuẩn này tiếp tục thích nghi và tiến hóa để tránh sự xâm nhập của virus.
- Mặt khác, khi DNA virus xâm nhập vào vi khuẩn, nó có thể bị cắt vụn bởi enzyme giới hạn, do đó hạn chế khả năng nhân lên và lây nhiễm của phage trong quần thể vi khuẩn.
- Ngoài ra, một số phage tồn tại trong tế bào vi khuẩn ở trạng thái tiềm tan mà chúng không phá vỡ tế bào vi khuẩn.
Câu 13:
Virus xâm nhập vào tế bào thực vật bằng cách nào?
Tế bào thực vật có vách cellulose dày, vững chắc nên virus không thể tự xâm nhập vào bên trong cơ thể thực vật giống như ở động vật và vi khuẩn. Virus chỉ xâm nhập qua các vết thương trên cây (rễ, thân, lá, hoa, quả,…) do dụng cụ lao động, vết cắn của côn trùng.
Câu 14:
Hãy trình bày tóm tắt chu trình nhân lên của virus gây bệnh khảm thuốc lá.
Chu trình nhân lên của virus gây bệnh khảm thuốc lá: Virus xâm nhập vào lá cây thuốc lá qua các vết thương. Phân tử RNA sử dụng nguyên liệu của tế bào vật chủ để tổng hợp các protein tạo vỏ capsid và phiên mã tạo các bản sao phân tử RNA. Sự lắp ráp giữa hệ gene RNA và vỏ capsid tạo thành virus mới. Chúng tiếp tục lây sang các tế bào bên cạnh qua cầu sinh chất.
Câu 15:
Virus gây bệnh cho nấm (mycovirus) có đặc điểm gì?
Virus gây bệnh cho nấm thường có hệ gene là RNA (sợi đơn hoặc kép). Hầu hết các mycovirus đều không có khả năng lây nhiễm bằng con đường ngoại bào, chúng lây truyền qua tế bào thông qua sự phân chia tế bào, bào tử.