Giải SBT Sinh 10 Ôn tập chương 1 có đáp án
-
45 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vào ngày sinh nhật, mẹ của bạn A đã nấu cho bạn ấy món xôi mà bạn thích ăn nhất. Sau khi ăn, bạn A rất thích thú và bảo rằng: “Khi ăn xôi, con luôn có cảm giác mềm dẻo và no lâu hơn so với ăn cơm”. Hãy tìm hiểu và giải thích tại sao bạn A lại nói như vậy.
Xôi được nấu bằng gạo nếp còn cơm được nấu bằng gạo tẻ. Hai loại gạo này đều chứa chủ yếu là tinh bột. Tinh bột được cấu tạo gồm amylose và amylopectin, tỉ lệ của hai thành phần này quyết định độ dẻo của tinh bột khi bị đun nóng.
- Amylose có cấu trúc dạng chuỗi không phân nhánh, xoắn theo kiểu lò xo nhờ các liên kết hydrogen. Khi đun nóng, liên kết hydrogen bị phá vỡ, chuỗi amylose duỗi thẳng nên ít làm thay đổi độ dính của dung dịch.
- Amylopectin có cấu trúc phân nhánh nhiều, dung dịch có độ nhớt cao. Khi bị đun nóng, cấu trúc của amylopectin bị biến đổi mạnh và không thuận nghịch gây ra trạng thái hồ hóa tinh bột.
- Gạo tẻ có hàm lượng amylopectin thấp hơn so với gạo nếp, vì vậy, độ dẻo kém hơn gạo nếp nên khi chín ít bị kết dính, các hạt rời rạc, tơi xốp cũng như độ nở sẽ cao hơn. Trong khi đó, gạo nếp có hàm lượng amylopectin cao nên khi chín các hạt thường kết dính với nhau chứ không tơi xốp; đồng thời, có độ nở kém nên cùng một chén số lượng hạt gạo nếp sẽ nhiều hơn gạo tẻ nên gạo nếp sẽ cho cảm giác no lâu hơn khi ăn.
Câu 2:
Hãy tiến hành làm một thí nghiệm tại nhà như sau: Lấy một ít nước cơm khi đang nấu cho vào cốc thủy tinh nhỏ, sau đó, cho vài giọt iodine vào trong nước cơm. Tiếp đến, để cốc nước cơm có chứa iodine một thời gian cho đến khi nguội. Em hãy quan sát và trả lời câu hỏi sau:
Hiện tượng gì đã xảy ra khi nhỏ iodine vào cốc nước cơm? Giải thích?
Không có hiện tượng xảy ra vì lúc này nước cơm còn nóng nên iodine không liên kết được với tinh bột. Do đó, không xuất hiện phản ứng màu đặc trưng.
Câu 3:
Hãy tiến hành làm một thí nghiệm tại nhà như sau: Lấy một ít nước cơm khi đang nấu cho vào cốc thủy tinh nhỏ, sau đó, cho vài giọt iodine vào trong nước cơm. Tiếp đến, để cốc nước cơm có chứa iodine một thời gian cho đến khi nguội. Em hãy quan sát và trả lời câu hỏi sau:
Hiện tượng gì đã xảy ra khi cốc nước cơm có chứa iodine đã nguội? Giải thích?
Khi để nguội, iodine liên kết với tinh bột làm xuất hiện màu xanh tím đặc trưng.
Câu 4:
Một bệnh nhân bị suy nhược cơ thể được đưa đến gặp bác sĩ. Sau khi xem xét tình hình, bác sĩ đã chỉ định tiêm cho anh ta một mũi chất X vào trong tĩnh mạch. Sau một thời gian ngắn, thể trạng của bệnh nhân này dần hồi phục trở lại.
Chất X mà bác sĩ đã tiêm cho bệnh nhân là gì? Tại sao khi tiêm chất X thì thể trạng của bệnh nhân dần hồi phục trở lại?
Chất X được tiêm cho bệnh nhân là glucose. Sau khi tiêm, glucose được phân giải để cung cấp năng lượng cho tế bào, vì vậy, thể trạng của bệnh nhân này dần hồi phục trở lại.
Câu 5:
Một bệnh nhân bị suy nhược cơ thể được đưa đến gặp bác sĩ. Sau khi xem xét tình hình, bác sĩ đã chỉ định tiêm cho anh ta một mũi chất X vào trong tĩnh mạch. Sau một thời gian ngắn, thể trạng của bệnh nhân này dần hồi phục trở lại.
Có thể thay chất X bằng các chất như maltose, saccharose được không? Giải thích.
Không thể thay thế của glucose bằng maltose, saccharose vì các loại đường này khi đưa vào cơ thể phải trải qua quá trình biến đổi để tạo sản phẩm cuối cùng là glucose để hấp thụ vào máu. Với các bệnh nhân suy nhược cơ thể có thể trạng yếu, khó hấp thụ các loại đường khác. Vì vậy, nên chuyển trực tiếp của glucose để cơ thể dễ dàng hấp thụ.
Câu 6:
Tại sao chúng ta có thể dễ dàng giặt sạch vết máu vừa mới dính trên quần, áo nhưng lại không thể giặt sạch những vết máu đã cũ?
Những vết mổ cũ lâu ngày dính trên quần, áo khi tiếp xúc với môi trường không khí, protein trong máu bị biến tính làm chúng bị kết dính với nhau và bám chặt lên quần, áo. Vì vậy, khó có thể giặt sạch được. Còn những vết máu mới, ta có thể giặt sạch dễ dàng vì lúc này protein trong máu chưa bị biến tính.