Bài 23: Đa dạng động vật có xương sống - Bộ Cánh diều
-
5853 lượt thi
-
21 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát hình 23.1, hãy cho biết mỗi động vật đó thuộc nhóm động vật không xương sống hay có xương sống.
- Con bọ cạp và con gián là động vật không xương sống
- Con bò và con thỏ là động vật có xương sống
Câu 2:
1. Nêu điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống.
2. Lấy ví dụ về động vật có xương sống mà em biết.
1. Điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống là:
- Động vật không xương sống không có xương sống
- Động vật có xương sống thì có xương sống
2. Ví dụ về các động vật có xương sống:
- Chim bồ câu
- Cá chép
- Sư tử
- Ếch
- Kì nhông
Câu 3:
Nêu các đặc điểm giúp em nhận biết cá và kể tên một số loài cá mà em biết.
- Đặc điểm nhận biết cá:
+ Sống ở nước
+ Di chuyển nhờ vây
+ Hô hấp bằng mang
+ Đẻ trứng
+ Thụ tinh ngoài
- Ví dụ về cá: cá thu, cá nhám, cá đuối, cá chuồn, cá hồi,…
Câu 5:
Nêu vai trò của cá và lấy ví dụ các loài cá có ở địa phương tương ứng với từng vai trò (bảng 23.1)
- Vai trò của cá:
+ Là nguồn thực phẩm cho con người
+ Da cá dùng để đóng giày, làm túi
+ Tiêu diệt bọ gậy, ăn sâu bọ hại lúa
+ Nuôi làm cảnh
+ Tuy nhiên một số loài cá có chứa độc tố và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của con người
- Ví dụ về cá và vai trò tương ứng:
Vai trò của cá |
Tên loài cá |
Làm thực phẩm |
Cá song |
Dọn vệ sinh bể nuôi cá |
Cá tỳ bà |
Làm cảnh, diệt bọ gậy |
Cá vàng |
Câu 7:
1. Giải thích thuật ngữ “lưỡng cư”.
2. Quan sát hình 23.5 nêu đặc điểm giống và khác nhau của các động vật trong hình.
1. Thuật ngữ “lưỡng cư” sử dụng để đặt tên cho một nhóm động vật có xương sống có thể sống cả ở cạn và cả ở dưới nước.
2.
- Điểm giống nhau: cả ba hình đều là các đại diện của lớp Lưỡng cư
- Điểm khác nhau:
+ Cá cóc bụng hoa là đại diện của lưỡng cư có đuôi
+ Cóc nhà là đại diện của lưỡng cư không đuôi
+ Ếch giun là đại diện của lưỡng cư không chân
Câu 8:
Lấy ví dụ về các lưỡng cư được dùng làm thực phẩm và lưỡng cư gây ngộ độc.
- Lưỡng cư làm thực phẩm:
+ Ếch đồng
+ Ếch trâu
- Lưỡng cư gây ngộ độc:
+ Cóc
+ Ếch phi tiêu
+ Ếch đốm
Câu 9:
Quan sát mẫu vật (ếch, nhái) hoặc lọ ngâm mẫu vật đại diện lưỡng cư, ghi chép các đặc điểm và nêu vai trò, tác hại của đại diện quan sát được.
Đại diện |
Vai trò |
Ếch đồng |
- Tiêu diệt côn trùng có hại - Cung cấp thực phẩm - Làm vật thí nghiệm |
Cá cóc Tam Đảo |
- Là loài đặc hữu của Việt Nam - Tiêu diệt côn trùng gây hại |
Nhái bén |
- Tiêu diệt côn trùng gây hại |
Câu 10:
Hãy tìm hiểu vì sao cần phải bảo vệ lưỡng cư và gây nuôi những loài lưỡng cư có giá trị kinh tế?
Cần phải bảo vệ lưỡng cư và gây nuôi những loài lưỡng cư có giá trị kinh tế vì:
- Lưỡng cư góp phần tiêu diệt côn trùng gây hại, giúp ảo vệ mùa màng
- Lưỡng cư cung cấp thực phẩm cho con người
- Lưỡng cư cung cấp nguyên liệu cho ngành dược phẩm
Câu 11:
1. Nêu những đặc điểm nhận biết động vật thuộc lớp Bò sát.
2. Kể tên một số loài bò sát mà em biết và nêu vai trò của chúng.
1. Đặc điểm của động vật thuộc lớp Bò sát:
- Có da khô, phủ vảy sừng
- Hô hấp bằng phổi
- Đẻ trứng
- Thụ tinh trong
2. Kể tên một số loài bò sát: rùa tai đỏ, thằn thằn bóng, trăn, rắn ráo, cá sấu,…
Câu 12:
Nêu tên và một số đặc điểm nhận biết của các bò sát trong hình 23.7.
Hình |
Tên động vật |
Đặc điểm nhận biết |
a |
Thằn lằn bóng đuôi dài |
Da khô, có vảy sừng, đuôi dài, chân có móng vuốt |
b |
Trăn |
Da khô, có vảy sừng, không có chân |
c |
Rùa cạn |
Da khô, có vảy sừng, có mai, chân có móng vuốt |
d |
Cá sấu |
Da khô, có vảy sừng, mõm dài, nhiều răng sắc nhọn, đuôi dài, khỏe |
Câu 14:
1. Nêu những đặc điểm nhận biết động vật thuộc lớp Chim.
2. Kể tên một số loài chim mà em biết.
1. Đặc điểm nhận biết động vật thuộc lớp Chim là:
- Có lông vũ bao khắp cơ thể
- Đi bằng hai chân
- Chi trước biến đổi thành cánh
- Thụ tinh trong, đẻ trứng
- Đa số các loài chim có khả năng bay lượn
2. Kể tên một số loài chim: chim bồ câu, chim công, chim cánh cụt, đà điểu,…
Câu 15:
Hãy tìm hiểu trong thực tiễn hoặc qua mạng internet,… xem các loài chim như gà, vịt, bồ câu ấp trứng và chăm sóc, bảo vệ con non như thế nào.
Tên động vật |
Tập tính ấp trứng |
Tập tính chăm sóc con non |
Gà |
Chủ yếu là gà mái ấp trứng |
Gà con mới nở được gà mẹ bảo vệ và giữ ấm cho khi cần |
Vịt |
Chủ yếu là vịt mái ấp trứng |
Vịt không chăm con chu đáo như gà hoặc chim |
Chim bồ câu |
Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng |
Chim non được mớm sữa diều, đến một thời gian sau sẽ được chim bố mẹ mớm sâu và côn trùng |
Câu 16:
Sưu tầm tranh ảnh về các loài chim và viết lời giới thiệu về bộ sưu tập đó.
-Giới thiệu:
Chim (danh pháp khoa học: Aves ) là tập hợp các loài động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng bằng hai chân và đẻ trứng. Trong lớp Chim, có khoảng 10.000 loài còn tồn tại, giúp chúng trở thành lớp đa dạng nhất trong các loài động vật bốn chi. Lớp chim cư trú ở các hệ sinh thái khắp toàn cầu, từ vùng Bắc Cực cho tới châu Nam Cực. Sau đây mời các bạn xem qua Bộ sưu tập hình ảnh những loài chim mà mình đã sưu tập được.
- Bộ sưu tập:
Câu 17:
Mèo là động vật thuộc lớp Động vật có vú, em hãy quan sát hình 23.9 và nêu một số đặc điểm của mèo.
Đặc điểm của mèo:
- Có vú
- Có lông mao bao phủ khắp cơ thể
- Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ
- Có răng và móng vuốt sắc nhọn
Câu 18:
Dựa vào đặc điểm nhận biết động vật thuộc lớp Động vật có vú, hãy lấy ví dụ về một số động vật có vú ở nơi em sống.
Một số động vật ở nơi em sống là: mèo, chó, chuột lang, con bò, con dê,…
Câu 19:
Quan sát hình 23.11 và mô tả hình thái và cho biết môi trường sống của các động vật trong hình.
Tên động vật |
Hình thái |
Môi trường sống |
Cá heo |
- Là động vật có vú - Chi trước biến đổi thành vây - Chi sau biến đổi thành đuôi cá |
Dưới biển |
Trâu |
- Là động vật có vú - Có móng guốc và sừng |
Trên đồng cỏ |
Dơi |
- Là động vật có vú - Có lông mao ao phủ cả cơ thể - Chi trước biến đổi thành cánh da - Có khả năng bay |
Trên cây hoặc trong các hang động |
Khỉ |
- Là động vật có vú - Có lông mao bao phủ cả cơ thể - Có đuôi dài - Các chi linh hoạt |
Trên cây |
Câu 21:
1. Lập bảng về những đặc điểm nhận biết các lớp thuộc động vật có xương sống.
2. Lập bảng về các vai trò và tác hại của động vật có xương sống và lấy các ví dụ minh họa.
1. Đặc điểm nhận biết các lớp thuộc động vật có xương sống:
Lớp động vật |
Đặc điểm nhận biết |
Lớp Cá |
- Sống ở nước - Di chuyển nhờ vây - Hô hấp bằng mang - Thụ tinh ngoài, đẻ trứng |
Lớp Lưỡng cư |
- Sống cả trên cạn lẫn dưới nước - Da trần, luôn ẩm ướt - Thụ tinh ngoài, đẻ trứng |
Lớp Bò sát |
- Ở cạn, sống nơi khô ráo - Da khô, phủ vảy sừng - Hô hấp bằng phổi - Thụ tinh trong, đẻ trứng |
Lớp Chim |
- Có lông vũ bao phủ khắp cơ thể - Đi bằng hai chân - Chi trước biến đổi thành cánh - Thụ tinh trong, đẻ trứng |
Lớp Thú |
- Có lông mao bao phủ khắp cơ thể - Có răng - Thụ tinh trong - Đẻ con và nuôi con bằng sữa |
2. Vai trò và tác hại của động vật có xương sống
Vai trò |
Ví dụ |
Làm thực phẩm |
Bò, dê, lợn,… |
Cung cấp sức kéo |
Trâu, bò, ngựa… |
Cung cấp da, lông |
Cừu, dê, bò… |
Tiêu diệt gặm nhấm có hại |
Mèo, rắn, cú mèo,… |
Gây hại mùa màng |
Chuột đồng, chuột chũi, dơi,… |
Gây hại cho đồ dùng trong nhà |
Chuột chù, chuột chũi |